Cauc truc phan cap hinh non
Câu 1: Cấu trúc phân cấp của HTĐK TĐH QTCN
- Quá trình công nghệ: là đối tượng điều khiển, có thể là một máy sản xuất hay một tập hợp máy sản xuất nhằm hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất định trước.
- Cấp 0: là cấp tiếp xúc giữa hệ điều khiển và QTCN. Ở đây có các cảm biến, các thiết bị đo dùng để thu nhận các tin tức từ QTCN. Ở cấp này còn có các cơ cấu chấp hành, rơ le, động cơ, van, kích .v.v dùng để nhận thông tin điều khiển và chấp hành các lệnh điều khiển.
- Cấp 1 là cấp điều khiển cục bộ (local control). Ở đây thực hiện việc điều khiển từng máy, từng bộ phận của QTCN. Các hệ thống điều khiển tự động (ĐKTĐ) nhận thông tin của QTCN ở cấp 0 và thực hiện các thao tác (operation, monitoring) tự động theo chương trình của con người đã cài đặt sẵn. Một số thông tin về QTCN và kết qủa của việc điều khiển sẽ được chuyển lên cấp 2.
- Cấp 2 là cấp điều khiển TĐH QTCN . Ở đây có các máy tính (MT) hoặc mạng máy tính. MT thu nhận các thông tin về QTCN (từ cấp 1 đưa lên) xử lý các thông tin đó và trao đổi thông tin với người điều khiển (NĐK). Thông qua MT, NĐK có thể can thiệp vào QTCN, như vậy hệ điều khiển ở đây thuộc hệ người - máy.
- Cấp 3 là cấp điều khiển TĐH QTSX . Ở đây có các trung tâm máy tính (TTMT) không những xử lý các thông tin về QTSX như tình hình cung ứng vật tư, nguyên liệu, tài chính, lực lượng lao động, tình hình cung cầu trên thị trường .v.v. Trung tâm máy tính xử lý một khối lượng thông tin lớn và đưa ra những giải pháp tối ưu để NĐK lựa chọn. NĐK có thể ra các lệnh để can thiệp sâu vào quá trình sản xuất thậm chí thay đổi mục tiêu của sản xuất. Cũng như hệ ĐK TĐH QTCN (ở cấp 2) hệ thống ĐK TĐH QTSX là một hệ người -máy nhưng ở cấp cao hơn, phạm vi điều khiển rộng hơn.
==================================
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top