Câu9 Quy luật quan hệ sản xuất

Câu9 Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?

Tính phổ biến của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong mọi phương thức sản xuất của xã hội loài người, nói lên một qui luật phổ biến nhất của sản xuất vật chất và lịch sử xã hội, đó là qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.

- Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ, của kỹ thuật kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo lao động của con người, là mức độ tập tung và chuyên môn hóa lao động, là qui mô sản xuất và trình độ phân công lao động.

- Sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là qui luật phổ biến của sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX

Quy luật này gồm các nội dung sau:

-QHSX hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX.

Trong sự vận động và phát triển của mọi nền sản xuất vật chất (PTSX), LLSX là nội dung, có xu hướng tất yếu làm hình thành những hình thức sản xuất thích ứng với trình độ phát triển của nó, tạo ra khuôn khổ thích hợp trong đó nó phát triển (QHSX). Sự “phù hợp” của QQHSX với trình độ phát triển của LLSX có biểu hiện:

Tương ứng với những tính chất và trình độ nhất định của LLSX thì có một kiểu QHSX như là hình thức thích hợp của sự biến đổi và phát triển của nó.

Trong sự phát triển của PTSX, LLSX biến đổi nhanh hơn, còn QHSX có tính ổn định hơn. Trong khuôn khổ của một kiểu QHSX, sự phát triển của LLSX diễn ra liên tục.

-Sự phù hợp của QHSX với LLSX còn biểu hiện ở sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX trong sự phát triển của PTSX.

Trong PTSX, QHSX không phải là yếu tố thụ động, hoàn toàn chịu sự lệ thuộc vào LLSX. Nó là hình thức tổ chức nội dung của mọi quá trình sản xuất, mà không có một quá trình sản xuất nào, một lực lượng sản xuất nào lại phát triển ngoài khuôn khổ của QHSX tương ứng. Vì vậy, QHSX có thể tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX, trên những mặt chủ yếu sau:

QHSX là yếu tố định hướng, nói lên mục đích của mỗi nền sản xuất, nói lên xu hướng căn bản của sự phát tiển các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong xã hội.

QHSX qui định tính chất của các hệ thống tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội.

QHSX quy định sự hình thành hệ thống các nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của sản xuất và của xã hội.

Với những tác động đó, khi tác động trở lại LLSX, thì QHSX có thể thúc đẩy, mở đường cho LLSX phát triển nhanh hơn nếu đó là quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu của LLSX. Còn nếu QHSX đã lỗi thời, không còn phù hợp với trình độ của LLSX thì nó có xu hướng kìm hãm sự phát triển của LLSX. Nhưng khả năng kìm hãm của QHSX cũng chỉ có tính tạm thời, bởi vì xét đến cùng sự phát triển của PTSX là do LLSX quyết định.

Tóm lại: sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX làm cho các PTSX vận động, phát triển và thay thế nhau theo qui luật: QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Đó là qui luật vận động và phát triển chung nhất của xã hội loài người. Sự tác động của nó làm cho xã hội loài người phát triển trải qua những giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn lịch sử kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội tồn tại dưới một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở của mỗi hình thái xã hội ấy là mỗi PTSX. Chính sự tác động giữa LLSX và QHSX theo qui luật trên là cơ sở cho sự vận động của mọi HTKT-XH.

VD: Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta:

Nước ta chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nước công nghiệp lạc hậu với lực lượng sản xuất đậm chất nông nghiệp với quan hệ làm chung, chia đều nên đã gặp phải những khó khăn lớn trong những năm trước năm 1986; sau năm 1986 lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, quan hệ sản xuất cũng đa dạng hơn nên sau hơn 15 năm, nước ta đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển dần lên thành một nước công hoá.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: