cau9

Câu 9: Đạo đức trong tham vấn là gì? Phân tích một số nguyên tắc đạo đức căn bản?

Trả lời:

*Khái niệm:

- Đạo đức là hình thái ý thức xã hội cơ bản, là những tiêu chuẩn và quy tắc được xã hội quy định cho nhận thức và hành vi của mỗi con người.

- Đạo đức trong tham vấn là những quy chuẩn đạo đức hành nghề (không làm hại đến thân chủ, tất cả vì thân chủ) của nhà tham vấn.

*Quan điểm xây dựng quy điều đạo đức nghề nghiệp

-Căn cứ vào những chân lý mang tính chất toàn cầu (môi trường, sức khỏe, đạo đức, chính trị, văn hóa…)

-Cần thể chế hóa dựa trên nền tảng pháp lý cụ thể của mỗi quốc gia.

-Lấy pháp luật làm nền tảng.

* Phân tích một số nguyên tắc đạo đức căn bản:

-Mục đích  của các nguyên tắc đạo đức

+Phải bảo vệ thân chủ.

+ Cung cấp sự hướng dẫn và đạo đức cho các thành viên trong việc xây dựng 1 tiến trình hoạt động chuyên nghiệp.

+ Chuyên nghiệp hóa nghề tham vấn.

+ Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ tham vấn.

+ Xác định hành vi đạo đức.

+ Tạo môi trường pháp lý để quy định các tình thế đạo đức và chuyên môn ……, nhạy cảm.

+ Cung cấp phương tiện pháp lý để bảo vệ chuyên gia tư vấn bị khiếu kiện vì sơ xuất trong khi hành nghề, là cơ sở để chống lại những hội viên có hành vi vi phạm đạo đức.

-Các nguyên tắc đạo đức căn bản.

1) Giữ bí mật: Không để lộ những thông tin cá nhân mà cần phải giữ kín cho thân đặc biệt là những thông tin liên quan đến đời tư. Việc giữ bí mật cho thân chủ sẽ khuyến khích thân chủ tin tưởng vào mối quan hệ tham vấn, do đó họ sẽ chia sẻ nhiều hơn nan đề của mình.

+ Các bước để giữ bí mật

-         Bố trí cuộc tham vấn ở nơi kín đáo ít người nghe thấy, quấy rầy.

-         Lưu giữ hồ sơ thân chủ an toàn

-         Giải thích cho thân chủ ngay từ đầu cuộc tham vấn,những thủ tục, quá trình tham vấn những vấn đề giữ bí mật và ngoại lệ.

+ Nhà tham vấn chỉ tiết lộ bí mật khi:

-         Thân chủ cho phép nói ra vấn đề của mình.

-         Khi vấn đề của thân chủ bị đe dọa đến tính mạng của thân chủ và người khác.

-         Khi  nhà tham vấn bị gọi ra tòa chất vấn về chính vấn đề này.

2) Thân chủ trọng tâm: Nhà tham vấn ko đưa ra lời khuyên 1 cách áp đặt, những điều trao đổi,nc phải  nghiêng về thân chủ, phải cảm thông trọn vẹn, chấp nhận họ một cách vô điều kiện, luôn tôn trọng họ, không được đưa những kinh nghiệm có tính chất chủ quan của mình vào quá trình tham vấn=> Đưa ra sự lựa chọn cho thân chủ để họ tự lựa chọn.

3)Chấp nhận thân chủ: Chấp nhận những giá trị tự tại, khác biệt hay đổi ngược với nhà tham vấn, những điểm tốt, điểm mạnh, điểm xấu, điểm yếu. Chấp nhận  không có nghĩa là đồng tình, ủng hộ mà là nhìn nhận thân chủ dưới góc độ tổng thể, chấp nhận sự tồn tại vốn có những gì thuộc về thân chủ.

4) Tôn trọng thân chủ

- Tôn trọng là nhiệt tình tin tưởng thân chủ như 1 con người có giá trị, bất kể địa vị đạo đức, hành vi, tình vảm tích cực hay tiêu cực nơi thân chủ.

- Tôn trọng là cho thân chủ là cho thân chủ là chính bản họ, họ có các quan điểm, ý nghĩa và những cảm giác riêng và tiếp cận các dịch vụ tham vấn ko bị định kiến về con người , tính cách, tôn giáo , lễ hội.

VD: Thân chủ có tật nói lắp hay nói bậy nhưng ta vẫn phải lắng nghe họ trình bày về vấn đề của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: