cau7: xay dung va phat trien nen van hoa trong thoi ky doi moi...

 Câu 7: Trình bày và phân tích các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền

văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Theo anh (chị), làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa

dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

1. Trình bày và phân tích các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn

hóa trong thời kỳ đổi mới.

  Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

-Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội :

Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn

ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó cấu thành

nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng

định bản sắc riêng của mình. 

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong

mỗi con người và trong cả cộng đồng dân tộc. Nó được truyền lại, tiếp nối và phát huy

qua các thế hệ người Việt Nam. 

Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội để các giá trị văn hoá trở  thành nền tảng tinh thần vững bền của xã hội, trở  thành

động lực phát triển kinh tế xã hội. 

VD: những nền văn hóa ăn sâu và máu mỗi con người Việt Nam như “Tôn sư trọng đạo”,

“Uống nước nhớ nguồn”…

-Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển 

Nguồn  lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hoá. Sự phát

triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới nhưng lại không thể  tách khỏi cội nguồn,

phát triển phải dựa trên cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hoá 

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hoá dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái

đẹp, để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến

kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hoá với số lượng và chất lượng cao đáp ứng

yêu cầu xã hội. Mặt khác, văn hoá sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống để hạn

chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất dẫn tới suy thoái xã hội. 

Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hoá giúp hạn chế lối sống

chạy theo ham muốn quá mức của "xã hội tiêu thụ" dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên,

ô nhiễm môi trường sinh thái.

VD: một doanh nghiệp thường xuyên tham gia hay tổ chức các vấn đề văn hóa, đưa văn

hóa vào trong doanh nghiệp  doanh nghiệp này có đạo đức văn hóa trong SX. -Văn hoá là một mục tiêu của phát triển 

Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,

văn minh chính là mục tiêu của văn hoá

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 xác định: Mục tiêu và động lực chính

của sự phát triển là vì con người, do con người. Đồng thời nêu rõ yêu cầu "tăng trưởng

kinh tế phải gắn liền với tiến bộ  và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi

trường" 

VD: Cuộc thi hoa hậu Trái đất 2010 vừa diễn ra ở Việt Nam  Kênh Movie Star đã mua

bản quyền phát sóng lên 73 quốc gia  Quảng bá hình ảnh Việt Nam

-Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người

và xây dựng xã hội mới. 

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn

v...v.. Những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con

người mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh không bao giờ cạn kiệt 

Chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) đưa ra những tiêu chí mới để đánh

giá mức độ phát triển của các quốc gia. Đó là chỉ số phát triển con người(HDI), một trong

ba chỉ tiêu của cách tính toán mới này là thành tựu giáo dục (hai chỉ tiêu khác là tuổi thọ

bình quân và mức thu nhập). Chỉ  tiêu giáo dục lại được tổng hợp từ hai tiêu chí: Tình

trạng học vấn của nhân dân và số năm được giáo dục tính bình quân cho mỗi người.

VD: Đất nước khi đã chú trọng nâng cao dân trí, phát huy nhân tố con người thì sẽ  làm

cho quốc gia ngày càng phát triển mạnh

  Hai là, Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc. 

Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả

vì con người. 

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các

dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước 

-Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường tinh thần đoàn kết, đó là lòng nhân ái khoan

dung, trọng đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất...

-Có thể  nói bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân  tộc

thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh,

hợp tác để tồn tại và phát triển 

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong

cộng đồng các dân tộc Việt Nam.  54 dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng. Các giá

trị và bản sắc văn hoá đó bổ  sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và

củng cố sự thống nhất dân tộc 

  Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân do

Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. 

Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học

và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Thực hiện quốc sách này chúng ta chủ

trương: 

-Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 

-Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học

tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học 

-Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông 

-Phát triển mạnh hệ  thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng

nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm và cho việc

xuất khẩu lao động 

-Bảo đảm đủ số  lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở  tất cả các cấp học, bậc

học 

Để xây dựng đội ngũ trí thức, Đảng ta khẳng định: giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học

và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Thực hiện quốc sách này chúng ta chủ

trương: 

-Đổi mới hệ  thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp

phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao 

-Thực hiện xã hội hoá giáo dục. 

-Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo 

-Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những vấn đề  lý luận về con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 

-Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ. 

-Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ 

  Năm là: Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự

nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý thức cách mạng và sự  kiên trì, thận

trọng.

Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị

văn hóa mới, làm cho những giá  trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con

người, trở  thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy

khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. 2. Theo anh (chị), làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh

toàn cầu hóa hiện nay.

Để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa

việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa

là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể

đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật,

phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc

trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc.

Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện

chứng “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở,

những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được

bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc

phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con

người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn

hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh

văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối

cảnh mới.

Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước

và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các

thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát

triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán

triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và

phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn

thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá

trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí

tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”

Vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình

hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có

trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ

gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh

của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính

dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: