cau7,8vt,ct
Câu 7: Vị trí của bài lên lớp Hóa học trong các hình thức tổ chức dạy học. Những thành tố cơ bản của bài lên lớp Hóa học và mối liên hệ giữa chúng.
Trả lời:
* Vị trí của bài lên lớp Hóa học trong các hình thức tổ chức dạy học:
- Trong tất cả các hình thức dạy học, bài lên lớp có ý nghĩa quan trọng nhất, giữ vai trò chủ yếu và quyết định đến chất lượng đào tạo trong nhà trường.
- Là hình thức dạy học phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong nhà trường của nhiều nước trên thế giới.
* Những thành tố cơ bản của bài lên lớp hóa học:
- Mục đích của bài lên lớp.
+ Là yếu tố xuất phát của bài học.
+ Chứa đựng 3 mục đích thành phần: trí dục, phát triển và giáo dục. Các mục đích này quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Khi xác định mục đích bài học, giáo viên cần phải xuất phát từ yêu cầu chung của sự dạy học, nội dung của bài học, đặc điểm của lớp học, mức độ kiến thức và sự phát triển của học sinh trong lớp.
+ Mục đích là mô hình tư duy của kết quả dự kiến, nó chi phối nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
- Nội dung của bài lên lớp.
+ Chính là nội dung tài liệu giáo khoa quy định trong bài học, bao gồm các kiến thức lí thuyết về hóa học nằm trong hệ thống kiếm thức về thế giới tự nhiên, cá kĩ năng, kĩ xảo hóa học cần rèn luyện, các kinh nghieemj hoạt động sáng tạo trong hóa học cần truyền lại, những quy phạm về đạo đức để hình thành nhân cách, thế giới quan.
+ Giáo viên phải biết khai thác triệt để nội dung cơ bản tài liệu giáo khoa.
- Phương pháp dạy học của bài lên lớp.
+ Được xác định dựa vào mục đích, nội dung của bài học, trong đó có chú ý đến đặc điểm của học sinh trong lớp học.
+ Tùy theo mục đích, nội dung học tập mà giáo viên xác định các hình thức hoạt động nhận thức trong giờ học.
- Kết quả của bài học.
Là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức của học sinh chính là kết quả của bài lên lớp được đánh giá thông qua sự kiểm tra của giáo viên. Đó cũng chính là sự xác định mức độ đạt được của mục đích học tập.
* Mối liên hệ giữa chúng:
Trong bài lên lớp, các thành tố này liên hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích của bài học là chi phối nội dung tài liệu giáo khoa cần đưa vào bài học. Và ngược lại, nội dung có ảnh hưởng làm điều chỉnh mục đích của tiết học. Mục đích và nội dung của bài lên lớp quyết định phương pháp dạy học và hình thức tổ chức sự hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học đó. Có thể biểu thị bằng sơ đồ sau:
Mối liên hệ có quy luật giữa các thành tố của bài học làm cho cấu trúc của bài học được chặt chẽ, trọn vẹn mà đa dạng.
Câu 8: Cấu trúc của một bài lên lớp Hóa học. Các bước trong cấu trúc của các dạng bài lên lớp. Các bước này có cố định trong các dạng bài lên lớp không? Vì sao? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
* Cấu trúc của bài lên lớp
- Là sự phân chia tiết học về mặt lí luận dạy học thành các đoạn, các bước nối tiếp nhau, gắn bó với nhau thành một chỉnh thể.
- Muốn cho bài lên lớp đạt hiệu quả cao, người ta cần xác định cấu trúc bài học hợp lí, hoàn chỉnh, các bước hợp thành gắn bó chặt chẽ với nhau, bước trước đặt ra vấn đề cho bước sau giải quyết, bước sau là hệ quả tất yếu của bước trước.
- Các dạng bài lên lớp có sự khác nhau về cấu trúc. Sự khác nhau này được đặc trưng bằng dấu hiệu bên ngoài của bài học như bằng các giai đoạn của bài lên lớp, tính liên tục và mối liên hệ giữa các giai đoạn.
- Các phần cấu trúc có liên quan chặt chẽ và thống nhất với nhau, thể hiện mối liên hệ mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học.
* Các bước trong cấu trúc của các dạng bài lên lớp:
(1) Tổ chức lớp học.
(2) Kiểm tra bài làm ở nhà.
(3) Nêu vấn đề nghiên cứu và chuẩn bị tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới.
(4) Lĩnh hội kiến thức, kĩ năng.
(5) Kiểm tra sơ bộ sự nắm vững kiến thức kĩ năng mới.
(6) Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
(7) Vận dụng kiến thức mới, có sự kiểm tra, tự kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức.
(8) Tổng kết bài học.
(9) Hướng dẫn học ở nhà.
* Các bước này không cố định trong các dạng bài lên lớp. Có bước có mặt ở các dạng bài học và có bước chỉ có ở một số dạng bài học nhất định.
- Các loại bài lên lớp đều có cấu trúc bắt buộc như bước mở đầu (ổn định tổ chức – đặt nhiệm vụ nhận thức) và bước kết thúc (củng cố, kết luận, hướng dẫn học ở nhà)
- Có các cấu phần có thể thay đổi trong các dạng bài học, có thể có trong dạng bài này nhưng không có trong dạng bài khác: kiểm tra, học bài mới, hoàn thiện kiến thức.
Nguyên nhân: Các bước trong cấu trúc phải thực hiện nhiệm vụ dạy học nhất định hướng tới mục đích giờ học. Dựa vào mục đích giờ học mà giáo viên lựa chọn cấu trúc phù hợp.
* Ví dụ: Bài học nghiên cứu tài liệu mới có cấu trúc:
- Phần mở đầu: chuẩn bị cho học sinh tiếp thu kiến thức mới.
- Sự nghiên cứu, nắm vững kiến thức mới, kĩ năng mới chiếm phần cơ bản của giờ học.
- Cuối giờ học, giáo viên khái quát nội dung mới truyền đạt. Cho học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng mới thu được. Giáo viên hướng dẫn học ở nhà và bài tập.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top