Câu7,8 HP
Câu7: Nguồn gốc bản chât của nn CHXHCNVN và quyền lực nhà nc
Nhà nước ta hiện nay ra đời sau cách mạng tháng Tám năm 1945, là kết quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc cách mạng của gia cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã xoá bỏ ách thống trị thực dân và phong kiến.
Ngay từ khi thành lập, Nhà nước ta đã thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, đó là Nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nguyên tắc này được kế thừa qua các bản Hiến pháp và được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 1992. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước do nhân dân lao động lập ra, tồn tại và hoạt động vì lợi ích của nhân dân lao động. Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Ngoài bản chất giai cấp, nhà nước ta còn thể hiện bản chất xã hội, bản chất dân tộc. Bản chất xã hội của Nhà nước ta, cũng giống như các nhà nước khác nói chung, đều thể hiện ở chỗ nó thực hiện công việc quản lý xã hội, thiết lập trật tự, ổn định cho xã hội, điều hoà các mâu thuẫn trong xã hội, bảo vệ các lợi ích chung của toàn xã hội.
Nguồn gốc của quyền lực nhà nước ta bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, do nhân dân tạo ra và nó là một phần của quyền lực nhân dân, một phương thức cơ bản để thực hiện quyền lực nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách kết hợp giữa phương thức thực hiện quyền lực trực tiếp (hình thức dân chủ trực tiếp) và phương thức thực hiện quyền lực gián tiếp (hình thức dân chủ đại diện).
Phương thức thực hiện quyền lực trực tiếp của nhân dân được hiểu là phương thức mà nhân dân tự mình trực tiếp thực hiện quyền lực, không thông qua cơ quan đại diện hay người đại diện nào. Phương thức thực hiện quyền lực trực tiếp cơ bản gồm có: (1) Nhân dân thông qua bầu cử quyết định nhân sự của các cơ quan đại biểu - đây là các cơ quan quyền lực của cả nước và của các địa phương, trên cơ sở các cơ quan đại biểu này, các cơ quan phái sinh khác, không phải do dân trực tiếp bầu ra, cũng được thiết lập. Hay nói cách khác, bộ máy nhà nước là do dân lập ra; (2) Nhân dân được quyền thể hiện chính kiến của mình khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Nhà nước sẽ thực hiện quyết định theo quyết định đa số của nhân dân; (3) Nhân dân tự mình quyết định những công việc ở địa bàn cơ sở, khi không cần có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước; (4) Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước; (5) Nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi thấy có hành vi vi phạm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước.Trong Hiến pháp năm 1946, nhân dân còn thực hiện quyền lực trực tiếp thông qua việc có quyền bãi miễn các đại biểu do nhân dân bầu ra. Đây là phương thức thể hiện rất rõ nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước. Tuy nhiên các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 không có quy định này.
Trong đó, phương thức thực hiện quyền lực gián tiếp được hiểu là nhân dân không tự mình thực hiện mà giao việc cho các cá nhân, tổ chức khác để thực hiện. Phương thức gián tiếp này được thực hiện bằng cách nhân dân bầu ra Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trao cho những cơ quan đại diện của mình một số quyền lực nhất định. Các cơ quan này lập ra các cơ quan phái sinh khác để giúp mình thực hiện những việc nhân dân giao phó. Như vậy, các cơ quan nhà nước do dân trực tiếp và gián tiếp lập ra, được nhân dân nuôi bằng nguồn ngân sách nhà nước có được từ thuế của dân đóng góp và có trách nhiệm thực hiện những việc nhân dân giao phó. Bên cạnh phương thức trên, nhân dân còn lập ra các tổ chức xã hội khác nhau, các tổ chức này có trách nhiệm bảo vệ và thực hiện những công việc mà các thành viên của tổ chức đó đề ra. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện quyền lực nhân dân.
Câu 8. Hệ thống chính trị và việc sử dụng quyền lực nhà nước.
hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị, pháp luật…
theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ hệ thống tổ chức, các cơ quan thực hiện chức năng chính trị trong xã hội, như các đảng phái chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với quyền lực chính trị.
theo hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung, hệ thống chính trị của nhà nước ta gồm có cơ cấu: đảng cộng sản việt nam, nhà nước chxhcn việt nam, công đoàn, mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác hoạt động trên cơ sở lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
hệ thống chính trị của nước ta có những đặc điểm cơ bản sau đây:
thứ nhất, là một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức. tính tổ chức cao của hệ thống chính trị nước ta được bảo đảm bởi các nguyên tắc chỉ đạo thống nhất, như nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa.
thứ hai, có sự thống nhất cao về lợi ích lâu dài cũng như mục tiêu hoạt động. sự thống nhất đó được quy định bởi sự thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội ta dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất. các thiết chế của hệ thống chính trị của nước ta tuy có mục tiêu hoạt động cụ thể riêng, có vị trí, chức năng khác nhau nhưng đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động.
Phân tích mối quan hệ giữa các thiết chế cấu thành Hệ thống chính trị.
a) vị trí, vai trò của đảng cộng sản việt nam trong hệ thống chính trị
hệ thống chính trị của mỗi nước đều có các đảng chính trị và các tổ chức xã hội hoạt động nhưng thường có một chính đảng cầm quyền, giữ vai trò lãnh đạo. hệ thống chính trị nước ta chỉ tồn tại một chính đảng, đó là đảng cộng sản việt nam - lực lượng lãnh đạo duy nhất đối với nhà nước và xã hội.
điều 4 của hiến pháp việt nam (1992, sửa đổi) quy định: “đảng cộng sản việt nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa mác - lênin và tư tưởng hồ chí minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
đây là điều khác biệt với hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới, nơi tồn tại chế độ đa đảng. sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của hệ thống chính trị, là hạt nhân bảo đảm sự thống nhất của hệ thống đó.
b) vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
trong hệ thống chính trị, nhà nước đóng vai trò trung tâm, bởi nó là thiết chế cơ bản nhất để thực hiện quyền lực nhân dân. chính các đặc trưng của nhà nước đã tạo cho nó có một vị trí, vai trò đặc biệt như vậy.
c) vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị – xã hội – nghề nghiệp trong hệ thống chính trị
hiến pháp 1992 xác định công dân có quyền lập hội, vì vậy trong xã hội tồn tại rất nhiều tổ chức, hội khác nhau. tuy vậy, không phải bất kỳ tổ chức nào, hội nào cũng được coi là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp.
theo hiến pháp 1992, các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: mặt trận tổ quốc, hội nông dân việt nam, tổng liên đoàn lao động việt nam, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thành niên cộng sản hồ chí minh, hội cựu chiến binh việt nam. tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp: hội luật gia việt nam, hội nhà báo việt nam. mỗi tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp này đều có một vị trí, vai trò nhất định và tham gia vào thực hiện quyền lực nhà nước ở mức độ nhất định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top