cau6 abc
1. Chẩn đoán trạng thái sinh lý mệt mỏi của cơ thể?
Để đánh giá mệt mỏi người ta dựa vào các nhóm chỉ tiêu sau:
a. Những chỉ tiêu về sự thay đổi khả năng lao động:
Trong thực tế để đánh giá chỉ tiêu này có nhiều khó khăn nên thường được đánh giá gián tiếp thông qua các test, các thí nghiệm về sức co cơ động, co cơ tĩnh.
- Những chỉ tiêu về sự giảm chất lượng khả năng lao động, được đánh giá qua số lượng sai sót trong lao động, số lượng các sản phẩm không đủ chất lượng, hoặc những sai sót trong quá trình hoàn thành các bài tập mẫu.
- Những chỉ tiêu về sự rối loạn điều hoà các quá trình có liên quan đến khả năng lao động: như thay đổi (rối loạn) các định hình lao động, giảm chất lượng các quá trình điều hoà sinh lý trong lao động.
b)Những chỉ tiêu về biến đổi chức năng sinh lý:
+ Những biến đổi chức năng sinh lý của cơ thể thường đi song song với mức độ mệt mỏi.
- Các chỉ tiêu thuộc chức năng thần kinh trung ương: như điện não, thời gian phản xạ cảm giác - vận động, các thử nghiệm đánh giá các quá trình tâm lý. Khi mệt mỏi, tốc độ xử lý thông tin giảm, thời gian phản xạ- vận động đơn giản và phức tạp kéo dài. Các thử nghiệm tâm lý như trí nhớ, chú ý, tư duy, tri giác đều giảm sút.
- Các chỉ tiêu về chức năng thực vật: tuần hoàn (tần số mạch, huyết áp, điện tim...), hô hấp (tần số hô hấp, độ sâu hô hấp)...
- Các chỉ tiêu thuộc chức năng các cơ quan vận động và giác quan (thính giác và thị giác) : lực bóp tay, lực kéo thân, độ run, tần số nhấp nháy, trương lực cơ thả lỏng và căng tối đa...Các chỉ tiêu này được đo trước và sau lao động, thông qua sự biến đổi của chúng có thể đánh giá được mức độ mệt mỏi .
+ Trong y học thể thao, thường dùng các thử nghiệm có độ nhạy khác nhau và theo dõi xem các thử nghiệm này biến đổi thế nào ở trước, trong và sau quá trình lao động. Tác giả phân làm 3 nhóm các thử nghiệm khác nhau:
- Các thí nghiệm có độ nhạy cao như độ run tay, phân biệt tần số nhấp nháy của thị giác, trương lực cơ thả lỏng và căng tối đa...
- Các thử nghiệm có độ nhạy vừa như tốc độ phản xạ cảm giác - vận động, sức bền cơ...
- Các thử nghiệm có độ nhạy thấp như lực co cơ,...
c) Cảm giác chủ quan và khách quan:
Mức độ mệt mỏi còn được đánh giá thông qua các biểu hiện bên ngoài của mệt mỏi (biểu hiện khách quan) và phỏng vấn về cảm giác mệt mỏi của VĐV (cảm giác chủ quan). Quan sát VĐV trực tiếp trong thời gian thực hiện bài tập cho phép đánh giá mức độ mệt mỏi thông qua các dấu hiệu bên ngoài như sắc mặt, lượng mồ hôi, đặc điểm hô hấp, khả năng phối hợp động tác, sự tập trung chú ý; một số cảm giác mệt mỏi của VĐV như: sự tập trung chú ý, cảm giác đau trong cơ khớp...; sự biến đổi một số chỉ số vệ sinh như: giấc ngủ, tinh thần tập luyện, cảm giác ăn ngon miệng... Hình thức đánh giá này có giá trị chẩn đoán mệt mỏi cao trong các loại hình hoạt động thể thao với lượng vận động lớn như bóng đá, đua xe đạp, đua thuyền, chạy cự ly trên 10 km... Một số tác giả đã xây dựng một số bảng, biểu đánh giá mệt mỏi thông qua một số dấu hiệu trên bằng phương pháp cho điểm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top