cau5-tthcm
Câu 5. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ? Phân tích nội dung vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
1. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Vấn đề dân tộc thuộc địa theo Hồ Chí Minh: thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
2. Phân tích nội dung vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
2.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
- Hồ Chí Minh đã khái quát lên chân lý về quyền cơ bản của tất cả các dân tộc, thể hiện ở đó là tất cả các dân tộc đều bình đẳng, sống hoà bình, độc lập.
- Độc lập dân tộc phải thực sự và độc lập hoàn toàn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...
9
- Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
- Độc lập tự do phải gắn với ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
- Độc lập tự do phải gắn với quyền dân tộc tự quyết.
2.2. chủ nghĩa dân tiocj là một động lực lớn của các nước đấu tranh giành độc lập
- chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân việt nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử là động lực tinh thần của công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ dân tộc.
- Hồ Chí Minh phân tích: do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, vì thế "cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây", điều này rất có ý nghĩa đối với các dân tộc phương Đông. Bởi vì ở họ có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng đều là nô lệ mất nước. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính là động lực to lớn để phát triển đất nước.
Như vậy xuất phát từ vị trí người dân thuộc địa mất nước và từ truyền thống dân tộc vn, hcm đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc chân chính, coi đó là những động lực lớn mà những người cs cần phải nắm lấy và phát huy để phát triển đất nước
2.3. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
- Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn và thực hiện triệt để vấn đề dân tộc.
- Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lựa chọn cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong
10
thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác: đọc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, hcm không chỉ đấu tranh cho dân tộc mình mà còn cho các dân tộc bị áp bức khác trên toàn thế giới
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top