câu5 tb mô hình nền ưu khuyết điểm và điều kiện ứng dụng của từng loại mô hình
TRình bày các loại mô hình nền ưu khuyết điểm và điều kiện ứng dụng của từng loại mô hình
Trả lời :
- Mô hình nền biến dạng cục bộ (mô hình wincle)
- Mô hình ko gian biến dạng tuyến tính
- Mô hình lớp ko gian biến dạng
1) Mô hình nền biến dạng cục bộ (mô hình wincle)
+ Phương trình quan hệ
p(x) = c. S(x)
Trong đó: p(x): phản lực nền,
S(x) độ lún của nền ,
c: hệ số tỉ lệ
Đối với dầm có chiều rộng b thì
p(x) = bcS(x)
+ Dựa vào mô hình vẽ mô tả:
Mô hình này cho ta hình ảnh của nền đất như 1 dãy các lò xo có độ cứng c, các lo xo này độc lập nhau.
- Khi nền đồng chất, tải trọng phân bố đều liên tục trên dầm (mềm) thì theo mô hình wincle dầm sẽ lún đều và ko bị lún. Nhưng thực tế dầm vẫn bị võng ở giữa vì vùng đất ở giữa phải làm việc nhiều hơn do ảnh hưởng của vùng đất xung quanh nền lún nhiều hơn 2 đầu.
- Khi móng tuyệt đối cứng tải trọng đặt đối xứng móng sẽ lún đều theo mô hình wincle ứng suất tiếp xúc sẽ phân bố đều nhưng thực tế nó vẫn ko đều mà phân bố theo 1 đường cong lõm hay lồi tùy theo khoảng tác dụng của tải trọng
- Khi dầm tách ra khỏi nền, nếu theo mô hình nền wincle ứng suất tiếp xúc phải có trị số âm (ứng suất kéo) nhưng thực tế giữa dầm và nền không thể có ứng suất kéo Hình vẽ.
+ Ưu nhược điểm:
-Ưu: Đơn giản trong tính toán, thích hợp với nền đất yếu
Dưới tác dụng của tải trọng chỉ có lò xo nằm trong phạm vi tác dụng lực mới biến dạng còn những lò xo nằm ngoài thì vẫn giữ nguyên. Trong thực tế phạm vi biến dạng nhiều nhất là phạm vi tác dụng lực và kéo theo 1 vùng biến dạng bên ngoài.
-Nhược: Mô hình này chưa xét đến sự phân phối của đất phụ thuộc vào j và c
Coi hằng số c là hằng số của tất cả các lò xo ko đúng trong thực tế do đất ko đồng chất.
+ Điều kiện áp dụng: các loại đất có c nhỏ, j nhỏ (nền đất yếu)
2) Mô hình ko gian biến dạng tuyến tính (mô hình tổng quát)
Nền đất được xem như 1 nửa ko gian biến dạng tuyến tính với những đặc trưng là modul biến dạng E0 và hệ số nở hông mo
- Theo Butxinet: Mối quan hệ giữa biến dạng S và tải trọng P
S=P(1-mo2)/3.14E0d Trong đó: S: độ lún của nền
E0, mo...
d, P tải trọng tập trung
Dạng lún của mặt nền trong trường hợp này là 1 đường cong hybebol
P: tải trọng tác dụng theo đường thẳng kN/m
- Theo Flamant: Độ lún của điểm A so với điểm B là
S=(P.2.(1-m02 )lnD/d)/3.14E0d
Dạng lún của mặt nền là 1 đường cong hàm logarit
- Ưu: Mô hình này đã xét đến tính phân phối của đất (biến dạng của nền đất xảy ra cả ngoài điểm đặt tải), chiều sâu tính lún lớn.
- Nhược: Mô hình này đã quá đề cao tính phân phối của đất (thực tế biến dạng mặt nền có giới hạn, chiều sâu tính lún giới hạn, kích thước lớn độ sai lệch nhiều)
- Điều kiện áp dụng: đối với nền có biến dạng ít, chiều sâu tính lún lớn cho kết quả thực tế.
3) Mô hình lớp ko gian biến dạng:
Phát triển mô hình nửa ko gian biến dạng tuyến tính vẫn giữ nguyên tính chất của mô hình trên nhưng đã xét đến chiều dày lớp đất chịu nén Ha. Nếu H > Ha thì lấy Ha để tính toán, H < Ha thì lấy H để tính toán. Kết quả sát thực tế hơn (ưu điểm)
Nhược điểm: coi Ha là hằng số nhưng thực ra Ha thay đổi tùy theo điểm tính lún
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top