cau5-7:lskt

Câu 5:Điều chỉnh kinh tế Mỹ(1983-nay)

A: Để thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài từ năm 70 trở đi đặc biệt là khủng hoảng kinh tế 1973-1975,1979-1982 nước Mỹ đã thực hiện một số chính sách và biện pháp điều chỉnh kinh tế Mỹ bao gồm 5 biện pháp điều chỉnh

1.Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cuộc mạng KHKT và CN.

-Mỹ tăng khoản chi tiêu của ngân sách cho nghiên cứu và triển khai công nghệ mới trong những năm 80 gấp 3 lần năm 1970 (từ 60 lên 195 tỷ $)

-Tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao

-Chú trọng vào các ngành công nghệ kĩ thuật cao:ô tô, sản xuất máy tính,công nghệ vũ trũ..

→ Mỹ nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội,khắc phục được khủng hoảng góp phần cạnh tranh trên thị trường thế giới

2.Đổi mới tổ chức và quản lí trong công nghiệp

-Đào tạo cho các nhà quản lí Mỹ về tư duy quản lí mới và trình độ tổ chức cao để phù hợp với trang thiết bị công nghệ tự động hóa.

-Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lí sản xuất,tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng thành tựu vào sản xuất,quản lí

-Đội ngũ quản lí phải có năng lực và trung thành với công ty.

3.Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Mỹ vừa là nước đầu tư ra nước ngoài vừa là nước thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trên thế giới

-Năm 1950: đầu tư vào các nước phát triến chiếm 48,3% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài.Năm 1980 con số này là 73,5%,năm 1990 là 74,1%

-Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Năm 1989 tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài là 1380 tỷ và thu hút được là 2288 tỷ USD.

-Năm 1990 trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ thì 90% là vốn đầu tư của các nước phát triển phần nhiều là của Tây Âu và Nhật Bản.

4.Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia.

- Công ty xuyên quốc gia phát triển từ những công ty lớn trong nước trở thành lực lượng thao túng chủ yếu của sản xuất,lưu thông hàng hóa, tài chính tiền tệ,nghiên cứu và chuyển giao kĩ thuật công nghệ sang các nước phát triển và các nước đang phát triển góp phần điều chỉnh hoạt động kinh tế của Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

- Năm 1988 tổng kim ngạch tiêu thụ của 500 công ty công nghiệp lớn nhất của Mỹ(chủ yếu là công ty xuyên quốc gia) ngoài nước Mỹ là 4952.3 tỷ đôla lớn hơn GDP của Mỹ trong năm đấy.

5. Điều chỉnh vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước.

-Điều chỉnh kinh tế thông qua kế hoạch như ở Tây Âu hay Nhật Bản còn Mỹ thông qua quan hệ kinh tế:đơn đặt hàng của nhà nước

-Thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế xã hội thông qua những chương trình xã hội:Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp,trợ cấp hưu trí....

-Chi ngân sách cho giáo dục tăng nhanh:1989-1990 là 153 tỷ USD nhiều hơn 23 tỷ so với năm học trước.học sinh được hướng nghiệp và được đào tạo kĩ năng lao động

-Nhà nước trợ cấp đào tạo lại nghề cho công nhân nếu công ty làm ăn thua lỗ phải chuyển hướng sang ngành mới

-Nhà nước khuyến khích doanh nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ ,nhà nước ưu đãi tài chính tín dụng..

B:Kết quả điều chỉnh kinh tế:

Chính sách và các biện pháp điều chỉnh của nhà nước đã có những tác dụng tích cực

-Nền kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng và phát triển tương đối ổn định bình quân tăng trưởng là: 3,2%/năm

-Nhờ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm,nước Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm

-Thâm hụt ngân sách: năm 1990 là 220 tỷ ,năm 1993 là 293 tỷ đôla ,năm 1994 là 203 tỷ , đến năm 1997 chỉ là 22 tỷ đôla , năm 1998 đã đạt mức thặng dư 70 tỷ và tiếp tục tăng ở các năm sau. Lạm phát duy trì ở mức ổn định

-Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm : Năm 1991 là 930 tỷ, đến năm 1998 đã là 2030 tỷ

Nước Mỹ vẫn chiếm vị trí kinh tế hàng đầu trên thế giới với tiềm lực kinh tế- kỹ thuật hùng mạnh chiếm 1/5 tống sản phẩm quốc dân toàn thế giới

Tuy nhiên nước Mỹ cũng gặp không ít khó khăn,thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ rất lớn. Năm 1989 là 170 tỷ đô la.1995 là 196 tỷ đô la...

Nợ của chính phủ liên bang so với GDP tăng:năm 1993 là: 67,2 % ,năm 1999 là 62,2%.

Nhịp độ tăng trưởng kinh tế dần dần giảm xuống.

C-Bài học kinh nghiệm

-Mỹ luôn biêt tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế

-Trong từng thời kỳ phát triển , Mỹ luôn nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học và công nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế , nhờ đó Mỹ đã giành được lợi thế cạnh tranh , vượt lên trên các nước tư bản ở châu Âu và giữ vững vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới suốt một thế kỷ qua

-Nhà nước can thiệp rất hạn chế vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô

-Hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng thúc đẩt sự tăng trưởng , mở rộng quy mô kinh doanh của Mỹ. Viện trợ phát triển là công cụ được nhà nước sử dụng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị mà cả mục tieu kinh tế, Mỹ còn dùng cả áp lực quân sự để thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng trong quan hệ đối ngoại

Câu 6:Cách mạng công nghiệp Nhật Bản

Sau cải cách Minh Trị, ở Nhật Bản đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyển từ kĩ thuật thủ công lên giai đoạn sử dụng máy móc cơ khí. Nhật Bản đã tìm mọi cách để kế thừa và vận dụng những kinh nghiệm của các nước Âu-Mỹ về cả kỹ thuật lẫn cách thức tổ chức nền kinh tế nên sau khoảng 60 năm cuộc CMCN của Nhật Bản đã hoàn thành.

Tiền đề:

-Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ yếu khoảng 75-80% dân cư sống bằng nghề nông.Phần lớn thu nhập quốc dân bắt đầu từ khu vực nông nghiệp,mức thu nhập thấp khoảng 50-60 USD/năm.

Thuế nông nghiệp chiếm 50% nguồn thu ngân sách nhà nước.

-Công nghiệp: Công trường thủ công ở trình độ thấp, phần lớn công trường thủ công phân tán,thủ công nghiệp gia đình là phổ biến.

-Thương nghiệp:Người nông dân với kĩ thuật thủ công đã cung cấp phần lớn hàng cho xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu tơ. Tơ luôn là mặt hàng quan trọng trong suốt thời kì CMCN, trong 10 năm đầu xuất khẩu tơ chiếm 40% giá trị xuất khẩu.

Đặc điểm(5 ý):

-Khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ nhưng các ngành công nghiệp nặng:GTVT,công nghiệp quốc phòng đã xuất hiện sớm và phát triển nhanh.

+CMCN có bước đi tuần tự từ thủ công sang sử dụng máy móc có sự kết hợp giữa nhân tố truyền thống với việc kế thừa kĩ thuật tiên tiến những kinh nghiệm tổ chức của Âu-Mỹ.

+Năm 1870 NB đã xây dựng tuyến đường sắt nối liền 2 thành phố Tokyo-Yokohama.Trong CN máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

-Nguồn vốn cho CMCN chủ yếu lấy từ trong nước, thời kì đầu 80% vốn lấy từ nông nghiệp. Ngoài ra còn được lấy từ các cuộc chiển tranh:Trung Quốc, Triều Tiên. Trung Quốc đã phải bồi thường cho NB 300 triệu Yên. Chính phủ NB đã phát hành công trái thu hút vốn từ thương nhân và các tầng lớp nhân dân khác

-Sự tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp.Nông nghiệp ngày càng lạc hậu so với sự phát triển của công nghiệp.Hình thành 2 khu kinh tế trái ngược nhau,1 kv CN hiện đại và 1 kv nông nghiệp lạc hậu

-CMCN của NB gắn liền với quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.Tư bản độc quyền NB tăng cường bóc lột sức lao động của quần chúng nhân dân kể cả phụ nữ và trẻ em.

- Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành CMCN(khác so với các nước Âu-Mỹ)

Vai trò của nhà nước NB trong CMCN:

-Trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở CN dựa trên nền tảng kĩ thuật hiện đại của phương Tây khi đó, sau đó bán lại cho tư nhân với giá thấp hơn giá vốn đầu tư ban đầu

-Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

-Có các chính sách khuyến khích tư nhân phát triển công nghiệp

+ Tạo đk thuận lợi cho nhập khẩu nguyên vật liệu, kĩ thuật nước ngoài

+ Hỗ trợ tư nhân tích lũy vốn, trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm quan trọng

+ Khuyến khích các DN nhỏ liên kết thành các công ty cổ phần để khắc phục hạn chế về quy mô.

Tác động đến kinh tế - xã hội:

Từ năm 1880 đến năm 1913 sản lượng khai thác than tăng lên 8,2 lần từ 5,3 lên 21,3 triệu tấn,sản lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn.

Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình 6%.

Câu 7:Kinh tế Nhật Bản 1952-1973

7.1 Thực trạng phát triển kinh tế

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân 9,8%/năm

-Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1950-1960 là 15,9% giai đoạn 1950-1960 là 13,5%.Một số ngành công nghiệp phát triển nhanh và nhanh chóng vươn lên hàng đầu thế giới :các sản phẩm điện .điện tử,bán dẫn, hóa chất.. đứng thứ hai

-Cơ cấu kinh tế biến đổi nhanh chóng :Năm 1952 nông nghiệp 22,6%,công nghiệp,xây dựng:31,3%..Năm 1968 nông nghiệp :9,9%,công nghiệp,xây dựng:38,6%.

-Ngoại thương phát triển nhanh:Năm 1950 là 1,7 tỷ nawm1971 là 43,6 tỷ USD NB suất siêu từ năm 1965.

7.2 Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của nền kinh tế NB giai đoạn 1952-1973.(7 nguyên nhân).

1.Phát huy vai trò của nhân tố con người

-Lực lượng lao động đông đảo,có trình độ văn hóa khá cao,có kĩ năng nghề nghiệp,có tinh thần trách nhiệm với công việc.Giáo dục văn hóa truyền thống,đào tạo nghề:lao động,kĩ thuật

-Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.Chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với người lao động suốt đời.Môi trường lao động: quan hệ lao động mang tính gia đình

-Công thức thành công:Công nghệ phương Tây tính cách NB

2.Về tích lũy và sử dụng vốn

-Tích lũy vốn

+Giai đoạn này tỉ lệ tích lũy vốn chiếm từ 30-35% thu nhập quốc dân

+Biện pháp tích lũy vốn nội địa:Tận dụng triệt để nguồn vốn lao động trong nước,áp dụng chế độ tiền lương thấp.Huy động tiết kiệm cá nhân khá cao 18.6% trong 1961-1967.Giảm chi phí quân sự,chi tiêu cho phúc lợi xã hội,y tế nhà ở.

+Huy động vốn đầu tư nước ngoài: ODA,thương mại

-Sử dụng vốn: táo bạo có hiệu quả cao

+Đầu tư có lựa chọn,tập trung vào những ngành mũi nhọn(đóng tàu,chế tạo máy..)

+Tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật

3.Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học kĩ thuật

-Tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển: năm 1955 chiếm 0,84% thu nhập quốc dân,năm 1970 chiếm 1,96% thu nhập quốc dân

-Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật:số phòng thí nghiệm năm 1955 là 1445 năm 1970 là 12594

-Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học công nghệ.năm 1970 có tới 419000 nhà khoa học và chuyên gia kĩ thuật

-Chú trọng nghiên cứu ứng dụng

-Tăng cường nhập khẩu phát minh sáng chế,nhập khẩu công nghệ công nghệ hiện đại để tiếp cận những thành tựu mới nhất và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển

4.Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước

-Xác định chiến lược phát triển

-Đề ra các kế hoạch phát triển: các kế hoạch 5 năm

-Tạo môi trường kinh tế thuận lợi thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật.

-Điều tiết thông qua các chính sách tài chính tiền tệ qua ngân hàng trung ương BJO.

-Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở,các ngành công nghiệp mới và đầu tư nghiên cứu và phát triển.

5.Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

-Với thị trường trong nước

+Mở rộng thị trường nông thôn thông qua các chương trình cải cách ruộng đất,phát triển mô hình nông trại nhỏ..

+Các doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước,chất lượng tốt như hàng xuất khẩu

+Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đồng thời tiến hành tự do hóa thương mại và hội nhập một cách thận trọng.

-Với thị trường nước ngoài

+Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước bằng cách giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Thực hiên chính sách đối ngoại linh hoạt:lôi kéo về chính trị kết hợp với viện trợ ,tăng cường quan hệ thương mại,đầu tư với các nước đang phát triển,khai thác những lợi thế trong quan hệ với Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tê:OECD,GAAT..

6.Về mô hình kết cấu doanh nghiệp

- NB có mô hình kết cấu hai tầng

+Khu vực 1:Các doanh nghiệp lớn trình độ kĩ thuật công nghệ cao hiện đại năng lực cạnh tranh lớn,có điều kiện làm việc tốt.

+Khu vực 2:Các doanh nghiệp nhỏ kĩ thuật công nghệ thấp kém,chủ yếu thực hiện gia công các bộ phận hoặc nhận thầu khoán cho các doanh nghiệp lớn,sử dụng lao động thời vụ điều kiện lao động thấp kém

- Tác dụng:

+ Tận dụng triệt để nguồn lao động giá rẻ trong nước

+Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ

+Tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho cả hai khu vực

+Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thì khu vực kinh tế truyền thống làm đệm giảm xóc cho khu vực kinh tế hiện đại.

7.Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác.

-Nhật Bản và Mỹ đã là bạn hàng của nhau sau khi hiệp ước hòa bình San Francisco được kí kết năm 1951.

-Xu thế hội nhập quốc tế,hợp tác và nhất thể hóa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,xu thế hòa bình hợp tác cũng là một nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế

Hạn chế

-Mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế,giữa nhu cầu phát triển sản xuất với cơ sở hạ tầng lạc hậu. 3 trung tâm công nghiệp là Tokyo-Osaka-Nagoya chỉ chiếm 1,25% diện tích nhưng chiếm tới 50% sản lượng công nghiệp

-Nông nghiệp quá lạc hậu so với công nghiệp, không đảm bảo được nhu cầu trong nước. Cơ sở hạ tầng lạc hậu so với các nước tư bản phát triển khác.

-Là một nền kinh tế bấp bênh ,không ổn định về thị trường và nguồn nguyên liệu. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài

-Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, chi phí cho phúc lợi xã hội thấp và ô nhiễm môi trường tăng

7.3 Bài học kinh nghiệm

-Biết tiếp thu, kế thừa có chọn lọc, sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước về ký thuật công nghệ, phương pháp quản lý. Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, nắm lấy những cơ hội quốc tế thuận lợi đẻ rút ngăn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển trước

-Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế , kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong phát triển và sử dụng nguồn lực

-Khai thác và sử dụng hiệu quả ngồn vốn trong phát triển kinh tế cần tập trung vốn đầu tư vào các ngành các lĩnh vực mang lại hiệu quả nhanh nhất, cao nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

-Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế trong mỗi thời ký phát triển . Nhà nước đều có chiến lược để định hướng cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để điều hành sự phát triển theo các hướng trên

-Cấu trúc hai tàng là một đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ, với cấu trúc này Nhật Bản đã tận dụng và phát huy mọi nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ở các cấp độ khác nhau cho phát triển kinh tế

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: