Cau35-36

35 - Nhóm chiến lược và ý nghĩa của việc phân tích nhóm chiến lược

Nhóm chiến lược là nhóm các công ty với thái độ chiến lược giống nhau về đặc điểm cạnh tranh và thực hiện những kiểu giống nhau về chiến lược trong cùng 1 ngành Công nghiệp. Việc quản lý và đưa ra các quyết định chiến lược sẽ thuận tiện hơn nếu phân loại các công ty trong 1 ngành công nghiệp thành các nhóm chiến lược. Phân tích nhóm chiến lược là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý hiểu và so sánh việc thực hiện chiến lược của công ty mình với các đối thủ cạnh tranh khác .

Hầu hết các ngành công nghiệp có thể phân ra thành nhiều nhóm chiến lược khác nhau, các công ty trong mỗi nhóm chiến lược có thể giống nhau về: Bề rộng của dòng sản phẩm; Loại công nghệ sử dụng; Loại nhóm dịch vụ mua; Sự phân tích tương đối về chất lượng sản phẩm; Loại kênh phân phối được sử dụng; Số lượng các thị trường. Có nhiều tiêu chí khác nhau được sử dụng để phân loại các công ty thành các nhóm chiến lược. Các nhà quản lý phải chọn ra những tiêu chí nổi bật và phù hợp với ngành công nghiệp của riêng họ để xác định được nhóm chiến lược. Ví dụ: Các loại kênh phân phối được sử dụng và Độ rộng của sản phẩm có thể rất nổi bật đối với một số ngành công nghiệp như đóng gói thực phẩm, đồ uống nhẹ, bia, các sản phẩm chăm sóc con người. Trong khi những chiến lược khác như Chất lượng và Loại công nghệ sử dụng có thể phù hợp hơn cho ngành công nghiệp khác như là chất bán dẫn, dụng cụ y tế, sản phẩm thể thao. Do vậy xây dựng nhóm chiến lược phù hợp cần phải có sự lựa chọn cẩn thận các tiêu chí mô tả tốt nhất môi trường công nghiệp đó, lựa chọn tiêu chí đúng phụ thuộc vào cả kiến thức về ngành lẫn kiến thức quản lý trong mối quan hệ với khách hàng và các nhà cạnh tranh khác. Do vậy các nhà quản lý có thể thử nghiệm các tiêu chí khác nhau để có thể chọn lựa được nhóm chiến lược phù hợp trong môi trường cạnh tranh.

Nhóm chiến lược rất hữu ích và có ý nghĩa quan trọng trong việc mô tả hình thức cạnh tranh, trong 1 nhóm chiến lược thường "nóng" hơn so với nhóm chiến lược khác, cùng loại công ty và cùng nhóm chiến lược thường cạnh tranh lẫn nhau mãnh liệt hơn công ty của nhóm chiến lược khác. Hiện tượng này là vì các công ty trong cùng nhóm chiến lược trình làng các sản phẩm giống nhau và đường hướng chiến lược giống nhau. Do vậy, sẽ khó khăn cho đối thủ cạnh tranh để làm nổi bật bản thân mình. Các công ty trong cùng nhóm chiến lược cạnh tranh nhau gay gắt hơn là vì sự giống nhau của họ và việc thiếu cơ hội để tạo sự riêng biệt. Thành viên của 1 nhóm chiến lược thường có cách thức kinh doanh và chiến lược cạnh tranh giống nhau, khách hàng giống nhau. Các nhóm chiến lược có thể thay đổi theo thời gian, nên các nhà quản lý cần không ngừng nhận thức được công ty sẽ phải thay đổi chiến lược cạnh tranh như thế nào trong tương lai. Do đó việc phân tích nhóm chiến lược giúp các nhà quản lý phát triển chiến lược cạnh tranh cho công ty của họ trong ngành công nghiệp.

Tóm lại: các công ty với nhóm chiến lược của mình phải đối mặt với các điều kiện kinh tế giống nhau do đó đặt ra yêu cầu phải tìm lối đi cho công ty mình khác với các công ty khác về nhóm chiến lược. Nghiên cứu nhóm chiến lược là nghiên cứu hoạt động của ngành và hoạt động của các công ty cá thể thiết lập nên ngành đó. Phân tích nhóm CL giúp các nhà quản lý có khả năng tập hợp được các công ty thành nhóm để đưa ra những đặc điểm chung. Phân tích nhóm CL vì lẽ đó là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý hiểu và so sánh việc thực hiện CL của công ty mình với các đối thủ khác.

36- Tại sao một hãng ôtô như FORD với gần 100 năm lịch sử lại gặp khó khăn vào những năm đầu thế kỷ 21(Bị một số hãng ôtô khác vượt qua về lợi nhuận cũng như thị phần )?

Có rất nhiều lý do giải thích vì sao , trong đó có các lý do chính như sau :

- Tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Cty chưa phù hợp với sự phát triển thực tế của thị trường ôtô thế giới . (VD : FORD không đánh giá cao hướng phát triển các loại xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu và đánh mất thị trường này vào tay các hãng xe Nhật ngay cả trên thị trường truyền thống của mình là Mỹ) .

- Chậm trễ trong chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành một hãng có tổ chức toàn cầu để phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh, chậm trong việc tiêu chuẩn hoá các linh phụ kiện dẫn đến chi phí sản xuất cao. (VD: Các tổ chức sản xuất và dịch vụ của FORD tại châu Á còn nhỏ lẻ làm giảm giá trị thương hiệu ).

- Phán đoán sai thị trường tiềm năng. (VD : Thương hiệu FORD không được ưa chuộng tại Trung quốc, Việt nam hay các nước châu Á khác) .

- Phong cách quảng cáo truyền bá sản phẩm dịch vụ vẫn chưa phù hợp với từng vùng địa lý, dân tộc ... (VD : Xe FORD tại châu Á nhưng lại do các ngôi sao châu Âu, Mỹ quảng cáo) .

- Mất tín nhiệm của khách hàng do thiết kế khi đưa ra thị trường mà chưa nghiên cứu kỹ môi trường sử dụng. (VD : Xe FORD - Mondeo tại Việt nam là dòng xe Sedan hạng sang với giá khoảng 50.000 USD tương đương với dòng xe Camry của TOYOTA nhưng sau một thời gian sử dụng thì các yếu điểm xuất hiện nhiều và bị đánh giá là kém xa Camry của TOYOTA , Ví dụ : Ống hút gió thấp dễ chết máy và hỏng máy khi lội qua vùng ngập nước, độ ồn trong xe cao khi đi trên đường chất lượng kém , máy lạnh không đủ mát trong điều kiện mùa hạ Việt nam ......) .

Trên đây có thể là một số trong nhiều nguyên nhân mà Cty Ôtô FORD bị mất vị thế cạnh tranh trên thị trường ôtô toàn thế giới .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: