cau3: vi tri, vai tro ,chuc nang cua van hoa trong tthcm
a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội
- Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
Hồ Chí Minh đặt văn hoá ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chính của đời sống và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Trong đó, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Ngược lại, chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Người nói: "Xã hội thế nào thì văn hoá thế ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được" .
Phải tiến hành cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển.
+ Trong quan hệ với kinh tế thì, kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá. Cho nên, phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Kinh tế phải đi trước một bước.
- Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hoá có tính tích cực, chủ động, nó đóng vai trò như một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển. Người khẳng định: "Trình độ văn hoá của nhân dân lên cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh"2.
+ "Văn hoá ở trong chính trị" tức là văn hoá phải tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng CNXH.
+ "Văn hoá ở trong kinh tế" tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.
+ "Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị" cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hoá.
Trong kháng chiến chống Pháp, quan điểm "Văn hoá cũng là một mặt trận"; "Kháng chiến hoá văn hoá, văn hoá hoá kháng chiến" mà Người đưa ra đã tao nên một phong trào văn hoá, văn nghệ sôi động, đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ.
c. Quan điểm về chức năng của văn hoá
- Một là, bồi dưỡng những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người. Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp. Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm hoặc thấp hèn có thể có trong tư tưởng và tình cảm của mỗi người.
Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hoá toàn quốc (24 - 11 - 1946), Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng.
+ Lý tưởng mà Hồ Chí Minh xác định cho Đảng và nhân dân ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Tình cảm lớn, theo Người là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, sự sa đọa, căm thù mọi thứ "giặc nội xâm"...
- Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
+ Nói đến văn hoá phải nói đến dân trí. Đó là trình độ hiểu biết, vốn tri thức của người dân. Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết đến chỗ hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống. Người nói: "mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".
+ Nâng cao dân trí nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, góp phần cùng Đảng "biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc" . Đó cũng là mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mà Đảng ta vạch ra trong công cuộc đổi mới.
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, từ thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Tuỳ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mọi người tự tu dưỡng.
Người chỉ rõ: phải làm thế nào cho văn hoá thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top