Câu3. Chủ trương nhiệm vụ của Đảng về xây dựng phát triển văn hóa
Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng dần đi tới những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá. Việc coi trọng các chính sách đối với văn hoá, đối với con người thực chất là trở về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở cho những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá của Đảng.
Chủ chương của Đảng về xây dưng phát triển nền văn hóa:
1. Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung, tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
+ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắp qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường tinh thần đoàn kết, đó là lòng nhân ái khoan dung, trọng đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất...
Bản sắc dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học, nghệ thuật...nhưng được thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc. Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ ta.
Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật... sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang bản sắc Việt Nam.
2. Duy trì, bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc VN, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại:
Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trương phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hoá với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của nền văn hoá Việt Nam đương đại. Đồng thời phải chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ. Tuy tiếp thu nhưng phải có chọn lọc và gìn giữ những giá trị truyền thống cơ bản của đất nước.
Cụ thể Đảng ta đã có một số những chính sách cụ thể như: Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; Đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. Tinh thần tự nguyện, tính tự quản của nhân dân trong xây dựng văn hóa; Đa dạng hóa các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa. Đa dạng hóa các hình thức trao đổi và hợp tác văn hóa, văn học, nghệ thuật với nước ngoài. Khuyến khích cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn và quảng bá văn hóa Việt Nam, tham gia tích cực vào xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước. Nâng cao chất lượng toàn diện của các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh và truyền hình, xuất bản và phát hành sách, tuyên truyền miệng ở tất cả các vùng, các miền. Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng Internet. Đẩy mạnh công tác thông tin và văn hóa đối ngoại.
3. Phát triển văn hóa phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH vì mục tiêu: dân giàu nước manh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh
- Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh chính là mục tiêu của văn hoá
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 xác định: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đồng thời nêu rõ yêu cầu "tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường".
- Thực tế nhiều nước cho thấy mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển là vấn đề bức xúc. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, các nước độc lập đang tìm tới con đường dẫn tới ấm no hạnh phúc, thì việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế xã hội càng có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu văn hóa và thường được đặt vào vị trí ưu tiên trong các kế hoạch, chính sách phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo đang phát triển theo con đường công nghiệp hoá.
- Để làm cho văn hoá trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển chúng ta chủ trương phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là:
Khi xác định mục tiêu giải pháp phát triển văn hoá phải căn cứ và hướng tới mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hoá trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Nhiệm vụ của Đảng.
-Trong xây dựng chính sách, Đảng cần phải phát huy tính năng động, chủ động của các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân, các hội văn học nghệ thuật, khoa học, trí thức, báo chí, của các cá nhân;
-Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nếp sống văn hóa hiện đại trong nhân dân;
-Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật;
-Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa;
-Xây dựng cơ chế chính sách, chế tài ổn định;
-Tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa;
-Chống sự xâm nhập văn hóa độc hại, lai căng, phản động;
- Xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa;
-Tạo điều kiện cho các lĩnh vực xuất bản, thông tin đại chúng phát triển;
-Nâng cao chất lượng tư tưởng văn hóa, hiện đại về mô hình, cơ cấu, cơ sở vật chất kỹ thuật;
-Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, phù hợp;
-Đi đôi với phát huy trách nhiệm công dân của văn nghệ sỹ;
-Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức của các hội văn học- nghệ thuật từ trung ương đến địa phương.
4. Ý nghĩa
Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn quan tâm đến văn hóa và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng các kỳ VIII, IX, X; các kết luận, chỉ thị của Hội nghị Trung ương các khóa trên đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hóa, gắn chặt với chiến lược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo hướng đó, văn hóa phải thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, đồng thời đòi hỏi một cơ chế chính sách đảm bảo cho văn hóa và kinh tế cùng phát triển.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top