cau23 lsd
Câu 23: Đường lối chung của cách mạng VN sau năm 1954?
Đại hội lần thứ III của Đ đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng VN và vạch rõ hai chiến lược cách mạng ở hai miền:
1. Nội dung đường lối chung:
Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc đồng thời đẩy mạnh cách mạng DTDC ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước VN hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hoà bình ở ĐNA và thế giới.
• Cách mạng VN tiếp tục ở thế chiến lược tiến công cùng lúc tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng là cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDC ở miền Nam. Nhưng luôn thấu suốt mục tiêu chung là mục tiêu của thời đại là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
• Cơ sở khoa học của đường lối:
- Cơ sở lí luận : đường lối này đúng với cương lĩnh đầu tiên của Đ . Miền Bắc hoàn thành cách mạng DTDC và tiến lên chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đúng, còn miền Nam vẫn còn CNĐQ và PK nên phải tiến hành xong cách mạng DTDC trước khi tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Mặt khác đường lối này cũng đúng với điều kiện bỏ qua và tư tưởng cách mạng không ngừng của Lênin:
Miền Bắc hoàn thành cách mạng là tiến thẳng lên CHXH bỏ qua TBCN vì: hình thái kinh tế bỏ qua đã trở lên lỗi thời; CNXH đã trở thành hiện thực trên thế giới; giai cấp vô sản đã giữ vững vai trò lãnh đạo của mình trong quá trình cách mạng.
Do cách mạng có tính liên tục lên khi giành được thắng lợi miền Bắc phải tiến thẳng lên CHXN.
- Cơ sở thực tiễn: đường lối này đúng với nguyện vọng của dân tộc là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
• ý nghĩa của đường lối:
- Khẳng định lại đường lối của Đ năm 1930.
- Thể hiện sự vận động sáng tạo chủ nghĩa M- L vào thực tế VN.
- Phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của nhân dân ta chống lại những quan điểm sai lầm về viẹc lựa chọn con đường cách mạng VN.
2. Đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc:
Với mục tiêu cơ bản là xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, góp phần tăng cường sức mạnh hệ thống XHCN và bảo vệ hoà bình ĐNA và thế giơí. Với điều kiện quyết định đầu tiên để đưa miền Bắc lên XHCN là dựa vào chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản Đ ta đã đưa ra đường lối sau:
- Với đặc điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua phát triển TBCN, đại hội III khẳng định cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt trong đó lấy nông nghiệp là khâu cải tạo chính.
- Thực hiện công nghiệp hoá được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Đẩy mạnh cách mạng tư tưởng văn hoá và kĩ thuật.
- Tăng cường lực lượng quốc phòng xây dựng quân đội tiến lên chính quy hiện đại.
- Tăng cường đoàn kết quốc tế XHCN tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XNCH anh em.
3. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam:
Được nêu rõ trong nghị quyết trung ương lần thứ 15:
- Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của ĐQ và PK, hoàn thành cách mạng DTDC ở miền Nam.
- Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con lấy sức mạnh quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu.
- Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đánh đổ Ngô Đình Diệm, tay sai của ĐQ thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam.
- Tăng cường công tác Mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố xây dựng Đ bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.
- Khẳng định ĐQ Mĩ là một đế quốc hiếu chiến nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài và thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top