Câu22.Vì sao xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp

Câu22.Vì sao xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp được xác định tại Đại hội VI (12/1986) của Đảng là cần thiết và cấp bách? Hiện nay, cơ chế đó đã được xoá bỏ triệt để hay chưa? Vì sao?

- Sau hơn 10 năm tiến hành CNH trong điều kiện đất nước thống nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong trạng thái trì trệ: sản xuất nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được nhu cầu trong nước; công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; nhiều mặt hành tiêu dùng thiếu trầm trọng, dấu hiệu của suy thoái và khủng hoảng kinh tế- xã hội đã dần dần xuất hiện và bộc lộ rõ nét vào cuối những năm 1970 và suốt những năm tiếp theo.

- Xuất phát từ những hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp:

+Thủ tiêu cạnh tranh nên kìm hãm sự phát triển của các đơn vị sản xuất kinh doanh, kìm hãm sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Mô hình kinh tế này không phản ánh đúng yêu cầu khách quan của các quy luật của KTTT, giá cả gần như không có quan hệ gì với giá trị hàng hóa cũng như tương quan cung cầu, nên mọi sự tính toán đều mang tính chủ quan, duy ý chí làm mất đi động lực của sự phát triển kinh tế, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, tạo nên một cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chế độ công hữu được thiết lập một cách nóng vội không những không tạo được động lực mà còn kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Sở hữu tư nhân không được thừa nhận đã làm cho mặt tích cực của các thành phần kinh tế gắn với sở hữu tư nhân không được phát huy trong quá trình xây dựng CNXH. Điều này đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp duy trì quá lâu đã tạo ra nhiều lực cản đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước can thiệp sâu vào phạm vi vi mô đã đẩy các đơn vị kinh tế vào tình trạng thụ động, mất quyền tự chủ. Cơ chế đó không ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, vật tư, lao động. Điều đó gây nên tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước, tạo tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, lười biếng, triệt tiêu động lực sáng tạo của người lao động.

+ Chế độ phân phối bình quân và bao cấp đã không gắn được kết quả sản xuất với năng suất và hiệu quả lao động, triệt tiêu động lực của người lao động. Mục tiêu của việc phân phối bình quân qua bao cấp là đảm bảo công bằng trong khâu phân phối kết quả sản xuất, nhưng việc tạo nên một hệ thống thương nghiệp nhà nước độc quyền mua và bán, đã tạo nên những đặc quyền đặc lợi gắn liền với những người nắm giữ hệ thống “thị trường có tổ chức” gây bất bình đẳng ngay trong khâu phân phối. Phân phối hiện vật và bao cấp cũng tạo nên những nghịch lý trong xã hội: Người có nhu cầu chưa hẳn được phân phối, còn người được phân phối lại chưa hẳn có nhu cầu.

+ Không coi trọng quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng hiện vật hóa, không khai thác được vai trò, sức mạnh của quan hệ hàng hóa – tiền tệ để phát triển đất nước. Những chức năng của tiền tệ (thước đo giá trị, phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện tích trữ, tiền tệ thế giới) vốn được khai thác để phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay thì khi đó nó gần như không được thể hiện trong cả điều hành vĩ mô và thực tiễn cuộc sống.

Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top