cau21VSATTP
Câu 21: Phân tích ô nhiễm thực phẩm do hóa chất, tác hại và hậu quả?
Các hóa chất bảo vệ thực vật:
• Clo hữu cơ: có thể tích lớn trong mô mỡ gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính và để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là gây ung thư. Hiện nay nhiều chất đã cấm sử dụng như DDT, lindane.
• Lân hữu cơ: các chất này có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa, da, hô hấp. Người bị nhiễm độc lân hữu cơ thì các triệu chứng ngộ độc xuất hiện nhanh chóng như buôn nôn và nôn, khó thở, đau bụng, đi ngoài, rung giật cơ, rối loạn ý thức, nặng thì hôn mê và tử vong sau vài giờ.
Các thuốc thú y: là những thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng cho động vật, các chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn của động vật. Sử dụng thuốc thú y không đúng mục đích yêu cầu an toàn thực phẩm dễ dẫn tới ô nhiễm thực phần về sữa, thịt....
Các kim loại nặng:
• Người bị nhiễm catmi phần lớn thông qua thực phẩm. Rễ cây hút catmi trong môi trương nước đất, người và động vật ăn các loại thực vật sẽ tích tụ catmi trong mô mỡ, trong sữa.
• Hg: nhiễm Hg chủ yếu là do ăn phải cá, hoặc gạo nhiễm Hg. Có 2 dạng nhiễm độc Hg là cấp tính và mạn tính, người bệnh có thể viêm phổi nặng và chết trong các trường hợp chất Hg.
• Pb: thường gặp là nhiễm độc chì mạn tính, ới các biểu hiện sưng lợi có viền đen, đau bụng, táo bón, đau khớp, vàng da, bại liệt, porphyrin niệu...
• As: do sự nhiễm vào thức ăn, đồ uống trong quá trình chế biến hoặc do phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. Ngộ độc asen có biểu hiện như bệnh tả: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, khát nước, có thể tử vong sau vài giờ. Nếu ngộ độc mạn thì cơ thể suy mòn, kiệt quệ và chết.
Các đồng vị phóng xạ:
• Iode phóng xạ: sự tích tụ và lưu trữ đồng vị phóng xạ iode trong tuyến giáp gây tăng nguy cơ đột biến và ung thư.
• Strontium 90 gây đột biến xương và tủy, gây ung thư xương và bệnh bạch cầu.
• Cesium 137 có T1/2 = 33 năm, phân bố khắp cơ thể và thường cạnh tranh với K.
Các phụ phẩm:
• Sulfit: gây dị ứng và hen đối với một số người nhạy cảm sulfit.
• Nitrat và nitrit: có khả năng kết hợp với acid amin trong đường tiêu hóa để trở thành nitrosamin gây ung thư.
• Phẩm màu: có rất nhiều loại phẩm màu đang được sử dụng một cách tự do trong tất cả các thực phẩm thương mại, nếu quá giới hạn sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể.
Độc tố nấm: là chất có khả năng gây ung thư cao cho người tiếp xúc và ăn thực phẩm ô nhiễm lâu ngày, dioxin mà điển hình là TCDD rất độc, có khả năng gây ung thư, quái thai, đẻ non. Thường được nghiên cứu trên động vật để làm cơ sở đánh giá nguy cơ đối với con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top