câu21phân tích quá trình đổi mới nhận thức củaĐCSVNvề kinh tế thị trường
câu21.Anh (chị) hãy phân tích quá trình đổi mới nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường?
- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường.
Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc:
- Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
- Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X
- Đại hội IX khẳng định: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đại hội X làm rõ hơn về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta đó là: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trường toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn.
Đảng chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bốn tiêu chí quan trọng nhất là:
+ Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta,
+ Nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước,
+ Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh,
+ Phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất, kinh doanh.
- Tóm lại, sự thay đổi tư duy về KTTT từ ĐH IX đến ĐH X thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
+ Về mục đích phát triển: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. (Mục đích vì con người)
+ Về phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
+ Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
+ Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top