Cau21

trình bài quan niệm về gia đình và vị trí của gia đình trong CNXH

1. Quan niệm về gia đình

* Định nghĩa: gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người , một thiết chế văn hoá xã hội đặc thù, hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân,  quan hệ huyết thống, quan hệ nuôI dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên

* Các đặc trưng cơ bản của gia đình:

- Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình

- Huyết thống, quan hệ huyết thống là một quan hệ cơ bản đặc trưng  của gia đình

- Quan hệ quần tụ trong  cùng một không gian sinh tồn

_ Quan hệ nuôI dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình

2. Vị trí của gia đình trong xã hội:

* Gia đình là tế bào của xã hội

- Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được sắp xếp, tổ chức theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một tế bào một thiết chế cơ sở đầu tiên

- Mỗi gia đình hạnh phúc hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm đềm

- mục đích của sự biến đổi vận động của xã hội trước hết là vì lợi ích của mỗi công dân mỗi thành viên trong xã hội. Và lợi ích của mỗi công dân thành viên xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã hội, trong điều kiện xã hội phân chia giai cấp

* Trình độ phát triển kinh tê- xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình

- Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất, của trình đọ phát triển kinh tế

- Trong tiến trình lịch sử nhân loại các phương thức sản xuất  cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, XHCN đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn tới sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu cũng như tính chất của gia đình.

- Tất cả những bước tiến đó của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại

* gia đình là một thiết chếcơ sở, đặc thù, của xã hội đó là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

- Trong hệ thống cơ cấu của tổ chức xã hôi8j gia đình được coi là thoiết chế cơ sở đầu tiên, nhỏ nhất

- Thiết chế ấy vận động, biến đổi còn trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống  của mỗi nền văn hoá, mỗi vùng và địa phương khác nhau và còn được bộc lộ, thể hiện ở mỗi thành viên và thê hệ thành viên trong sự giao thoa của mỗi cá nhân và mỗi gia đình

* Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời ssống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội

- Sự yên ổn, hanhj phúc của mỗi gia đình là tiền đề điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm  đạt hiệu quả cho cáchoạt động lao động của xã hội

- Muốn xây dựng xã hội phảI chú ý xây dựng gia đình, xây dựng gia đình là trách nhiệm, là 1  phận cấu thành trong chỉnh thể mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: