cau2 ahg yto st

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Câu 2: Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của cây dâu.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Cây dâu cũng như các cây trồng khác sống trong điều kiện tự nhiên, chúng có liên quan chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất và nước. Những nhân tố này có liên quan với nhau, tác động lẫn nhau và tác động một cách tổng hợp lên cây dâu. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây dâu mà ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới chúng có khác nhau. Trong các yếu tố sinh thái tác động lên cây dâu có những nhân tố cần thiết và không thể thay thế giữa chúng với nhau được. Ví dụ sự tăng nhiệt độ không thể thay thế cho sự thiếu ánh sáng. Song cũng có một số yếu tố có liên quan với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ cường độ chiếu sáng có liên quan đến nhiệt độ, tỷ lệ nước trong đất có ảnh hưởng đến độ thoáng của đất.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Nghiên cứu tác động của các yếu tố sinh thái tới cây dâu giúp chúng ta đề ra những giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu dựa trên những yêu cầu sinh thái đối với sinh trưởng của cây. Một số yếu tố sinh thái tác động đến sinh trưởng của cây dâu như <span> </span>sau:</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">a. Ánh sáng</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90-95% chất khô trong lá dâu là sản phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khoẻ và mập, lá dày, có màu xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao. Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng không đầy đủ thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt, hàm lượng nước trong lá cao, chất khô giảm, dinh dưỡng trong lá thấp (ở 30oC <span> </span>với ngày nắng cường độ quang hợp của cây dâu là 2mg chất khô/100cm2 <span> </span>lá 1giờ, ngày trời râm cường độ quang hợp chỉ bằng 50% ngày nắng còn ngày mưa chỉ bằng 30%).</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Khả năng tiếp nhận ánh sáng của vườn dâu không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào cường độ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tán lá. Vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn dâu (kỹ thuật đốn tỉa hợp lý) để giúp cho cây dâu có bộ khung tán hợp lý tăng khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây dâu.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">b. Nhiệt độ</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Nhiệt độ là yếu tố sinh thái tác động tương đối mạnh đến quá trình sinh trưởng của cây dâu bởi lẽ các hoạt động sinh lý của cây dâu như quang hợp, hô hấp, trao đổi chất… đều thay đổi theo nhiệt độ. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là 25-30oC. Nhiệt độ cao hơn 40oC <span> </span>sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cây và ở nhiệt độ dưới 12oC <span> </span>cây dâu ngừng sinh trưởng.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">c. Nước</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng nước rất cần thiết cho việc hấp thụ, hoà tan, vân chuyển dinh dưỡng, quang hợp, trao đổi chất… Cây dâu chứa tới 60% là nước, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau thì tỷ lệ nước khác nhau: ở lá tỷ lệ nước là 75-82%, ở cành là 58-61%, ở rễ là 54-59%. để tổng hợp được 1 gam chất khô cây dâu cần hút 280-400ml nước.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Trong vườn dâu hàm lượng nước trong đất quá cao hoặc quá thấp đều làm cây cằn cỗi, không phát triển được và dễ nhiễm bệnh. độ ẩm đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cây dâu là 70-80%. Nếu trong đất quá nhiều nước, cây dâu sinh trưởng không tốt, tỷ lệ Protein và hydrat cacbon sẽ giảm, chất lượng lá thấp, nuôi tằm bằng loại lá này, tằm dễ bị bệnh. đất có mực nước ngầm cao hoặc úng ngập, thiếu không khí sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của rễ và tiêu hao dinh dưỡng của cây. Nhiều nước trong đất sẽ thiếu oxy, các vi sinh vật háo khi giảm còn vi sinh vật yếm khí tăng lên, sản sinh một số chất khử làm rễ bị ngộ độc, cây sinh trưởng kém. Dâu là cây có rễ ăn sâu, do vậy phải tìm cách hạ thấp mực nước ngầm xuống thấp hơn 1m nhằm nâng cao tuổi thọ cho cây.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">d. Đất</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Dâu là cây trồng thích ứng với nhiều loại đất: đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua mặn… và có khả năng sinh trưởng được ở độ pH đất là 4,5-9, song đất cát pha và đất thịt nhẹ có độ pH từ 6,5-7 là loại đất thích hợp nhất cho cây dâu sinh trưởng và phát triển.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">e. Không khí</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Không khí cũng là yếu tố sinh thái không thể thiếu được cho sự sinh trưởng của cây dâu, oxy và cacbonic trong không khí rất cần thiết cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Cacbonic <span> </span>trong không <span> </span>khí là nguyên <span> </span>liệu cần thiết cho quá<span>  </span>trình<span>  </span>quang <span> </span>hợp, hàm lượng cacbonic tăng trong phạm vi 0,03-0,1% thì cường độ quang hợp của lá dâu tăng dẫn đến năng suất lá tăng. Qua nghiên cứu cho thấy cứ 100cm2 <span> </span>lá dâu trong 1 giờ sản sinh ra 10 gam chất khô thì cần 15mg CO2. Vườn dâu đảm bảo thông thoáng hoặc tăng cường bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng CO2 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây.</span></h1>

<h1><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; font-weight: normal;">Ngoài ra, trong không khí còn chứa một số khí độc như bụi, khói than, khí thải do các nhà máy như : SO2, fluoride… Tằm ăn phải lá dâu có bám dính những loại khí này sẽ bị ngộ độc. Vì vậy không nên quy hoạch vườn dâu gần các nhà máy, đường quốc lộ lớn và đặc biệt là không nên gần khu lò gạch.</span></h1>

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: