cau17

Câu 17: Khái niệm, mục đích, phân loại trách nhiệm pháp lý ( TNPL)? Các yếu tố cấu thành của VPPL?

Trả lời :

A. Khái niệm:

+ Trách nhiệm pháp lý hiểu theo nghĩa là bổn phận vai trò. Nó luôn mang tính tích cực xuất pháp từ sự ý thức con người về vị trí vai trò của mình đối với những tiến bộ xã hội.

+ Trong lĩnh vực pháp lý "Trách nhiệm" đc sử dụng theo 2 nghĩa: Nghĩa vụ là nói đến những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại và tương lai, trách nhiệm theo nghĩa thứ 2 là nguy cơ phải gánh chịu hậu qủa về hành vi vi phạm pháp luật với chủ thể gây ra.

B. Mục đích:

+ Nhằm trừng phạt và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra và có thể xảy ra của chủ thể pháp luật.

+ Trách nhiệm pháp lý chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật, và đc nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo qui định trong chế tài của các qui phạm pháp luật, đối với chủ thể vi phạm pháp luật của nhà nước.

+ Trách nhiệm pháp lý là 1 loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước theo qui đinh ở chế tài qui phạm pháp luật.

C. Phân loại trách nhiệm pháp lý: Gồm bốn loại:

+ Trách nhiệm pháp lý hình sự: Là loại trách nhiệm pháp lý do toà án áp dụng đối với cá nhân khi họ phạm tội.

+ Trách nhiệm pháp lý hành chính: Là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với chủ thể khi họ vi phạm hành chính.

+ Trách nhiệm pháp lý dân sự: Là loại trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể khi họ vi phạm dân sự.

+ Trách nhiệm pháp lý kỉ luật: Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan , trường học... áp dụng đối với nhân viên, cán bộ của đơn vị họ vi phạm kỉ luật.

D. Các yếu tố cấu thành của VPPL:

* Mặt khách quan: Là những biểu hiện ra bên ngoài của 1 vi phạm pháp luật nó bao gồm những yếu tố sau:

+ Hành vi trái pháp luật: Để truy cứu trách nhiệm pháp lý điều quan trọng là phải xác định đc sự kiện pháp lý do hành vi của con người gây nên và hành vi đó là trái pháp luật.

+ Những hậu quả mà xã hội phải gánh chịu hoặc có nguy cơ phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật trên gây ra. Những hậu quả đó có thể là vật chất, tinh thần...

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội.

* Mặt chủ quan: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm:

+ Lỗi : Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình cũng như đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là thước đo trách nhiệm pháp lý. Có 4 loại lỗi

- Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể nhận thức trước đc nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

- Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể cũng nhận thức trước đc hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng lại có thái độ thờ ơ bỏ mặc cho điều đó xảy ra.

- Lỗi cố ý do quá tự tin: Chủ thể nhận thức trước đc hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng lại hy vọng và tin tưởng rằng điều đó sẽ không xảy ra.

- Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể không nhận thức trước đc những nguy hiểm xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc phải nhận thức trước đc hậu quả đó.

+ Động cơ: Đc hiểu là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt đc khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

* Chủ thể: Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý khi truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nếu chủ thể của hành vi trái pháp luật là cá nhân thì phải xác định rõ xem người đó có năng lực trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này không. Nếu là tổ chức phải chú ý đến tư cách pháp nhân của tổ chức.

* Khách thể: Là những quan hệ xã hội đc pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Những quan hệ xã hội khác nhau có tính chất và tầm quan trọng khác nhau. Do vậy tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cau17