Cau15 SuNinh

Câu 15: TRÌNH BÀY TÍNH TẤT YẾU, ĐẶC ĐIỂM, THỰC CHẤT, NỘI DUNG CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ CNTB LÊN CNXH.

Tính tất yếu:

Tính tất yếu đó được quy định bởi những nguyên nhân sau:

        Thứ nhất, bản chất khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, một cái dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, một cái dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội chủ nghĩa cộng sản không tồn tại giai cấp và bóc lột còn tư bản chủ nghĩa phân chia xã hội thành hai giai cấp có sự khác biệt sâu sắc: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản và luôn tồn tại sự áp bức bóc lột đối với giai cấp vô sản. sau cuộc cách mạng vô sản giai cấp công nhân đã dành được chính quyền nhưng ngay thời điểm đó trong xã hội vẫn còn tồn tại tư hữu và giai cấp. Mà tư hữu và giai cấp là hai yếu tố hoàn toàn trái ngược với nền tảng của chủ nghĩa xã hội (công hữu và phi giai cấp). Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xã hội có khác biệt về bản chất quá lớn như vậy cần có thời gian

Thứ hai, nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất đại công nghiệp trình độ cao. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đóng góp cho nhân loại những tiến bộ vượt bậc về năng suất, kỹ thuật và sản lượng. Nó tạo nên một tiền đề về vật chất kỹ thuật có thể sử dụng để xs chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như sự phát triển khoa học kỹ thuật, các nhà máy nhà xưởng hiện đại, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Tuy nhiên ban đầu những yếu tố này chưa hẳn đã có thể phục vụ cho chủ nghĩa xã hội. Như nhà máy nhà xưởng còn thuộc sở hữu cá nhân hay của một tập đoàn người, phong cách quản ý con người trong sản xuất còn mang nặng tính tư bản,… để có thể tận dụng được các yếu tố đã nêu trên cần có thời gian.

Đói với các nước có nền kinh tế càng chưa phát triển, tức là cách càng xa cái nền sản xuất đại công nghiệp trình độ cao, thì thời gian quá độ càng dài. Các nước nông nghiệt cần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng cho mình một tiền đề về kinh tế kỹ thuật cơ sở vật chất để tiến vào chủ nghĩa xã hội, hình thái kinh tế xã hội mà của cải tạo ra dư thừa.

Thứ ba, mặc dù mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản chính là nguồn gốc của xã hội mới, mặc dù giai cấp công nhân đã dành được chính quyền về tay mình sau các cuộc cách mạng nhưng trong xã hội vẫn chưa hình thành các quan hệ của chủ nghĩa xã hội. Trong lòng chủ nghĩa tư bản không thể nảy sinh ra những quan hệ của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển trình độ dù cao đến đâu của chủ nghĩa tư bản cũng chỉ tạo được cái tiền đề, cái điều kiện mà thôi. Muốn có được điều đó cần phải có thời gian, cần một quá tình lịch sử.

Nguyên nhân cuối cùng, tuy là hình thái kinh tế xã hội xuất hiện ngay sau chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa xã hội mang những đặc trưng, nền tảng bản chất hoàn toàn khác thậm chí trái ngược chủ nghĩa tư bản. Một xã hội phát triển hơn bao giờ cũng bao hàm tính phức tạp hơn, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước nay chưa có tiền lệ, công cuộc xây dựng đầy sự mới mẻ, khó khăn, giai cấp công nhân cũng cần thời gian để phát triển và thích ứng theo từng bước.

Thời kỳ quá độ ở các nước khác nhau kéo dài khác nhau. Các nước mà chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình dộ càng cao thì thời kỳ này diễn ra càng ngắn, ngược lại, các nước mà chủ nghĩa tư bản còn chưa phát triển hay còn có nên kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ kéo dài và khó khăn hơn.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau.

Trên lĩnh vực chính trị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp. Thời kỳ này bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các gia cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khác nhau, do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau. Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò thống trị vẫn tồn tại các tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông… Vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội về thực chất là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp.

Nội dung kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -Trong lĩnh vực kinh tế: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp, bố trí lại lực lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Quá trình này phải tuân thủ những đòi hỏi khách quan của quy luật kinh tế, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đối với những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ quy luật kinh tế khách quan và tùy thuộc điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế để xác định chiến lược, bước đi và nội dung thích hợp.Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân lao động; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ lịch sử.Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: tuyên truyền phổ biến tư tưởng của giai cấp công nhân cho toàn xã hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa trên thế giới. Lĩnh vực văn hóa tư tưởng đạt ra cho chúng ta rât nhiều vấn đề phải giải quyết, như tiếp thu văn hóa nhân loại những cái gfi và ở mức độ nào, làm sao để hòa nhập không phải là hòa tan, các luồng tư tưởng mới tren khắp thế giới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ của người dân mà nhất là bộ phận giới trẻ, liệu chúng có tác động làm lung lay tinh thần giai cấp và niềm tin vào chủ nghĩa Mark Lenin hay không,… Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khắc phục tệ nạn do xã hội cũ để lại, từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: