cau123
Câu 1: khái niệm về yếu tố hạn chế? trình bày định luật tồi thiểu và các nguyên tắc bổ sung ý nghĩa và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp ?
- nhân tố hạn chế bất kể ở mức độ tổ chức nào người ta cũng phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái riêng biệt của mt . các thông số này là những thông số lí hoá hay sinh học có tác động trực tiếp len sinh vật
Thực ngiệm cho thấy rằng các nhân tố sinh thái vào lúc này hay lúc khác trong những đk nhất định đều có thể tác động như là các nhân tố hạn chế. Nếu xem xét 1 nhân tố nào đó tuỳ theo đk k gian và thời gian nhân tố đó có thể xuống dưới 1 trị số tối thiểu k thể đáp ứng được yêu cấu của sunh vật. nhân tố nào ở gần mức tối thiểu nhất sẽ là nhân tố gới hạn
* định luật tối thiểu: chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất xác định sản lượng và tính ổn định của mùa màng theo thời gian
- nguyên tắc bổ trợ:
+ nguyên tắc bổ sung: sinh vật có thể thay 1 phần yếu tố tối thiểu = các yếu tố khác có yếu tố tương đương
+ nguyên tác hạn chế: định luật tối thiểu có thể thay đổi trong sự thể hiện của nó do nơi có sự tác động qua lại ciủa các nhân tố sinh thái
* ý nghĩa và ứng dụng: định luật này liên quan đến ảnh hưởng của các chất khoáng cần thiết cho cây trồng sự tăng trưởng của cây chỉ có thể có trong đk các chất cần thiết phải có đủ liều lượng
Câu 2: Trình bày quy luật về sự chống chịu của Shelford. Ý nghĩa và ứng dụng của định luật vào thực tiễn sản xuất no?
Khái niệm: Quy luâth chống chịu hay còn gọi là quy luật giới hạn sinh thái: Tác động của các nhân tố sinh thái lên cở thể không chỉ phụ thuộc vào tính chất mà còn phụ thuộc vào cường độ của chúng. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của các nhân tố sinh thái, ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống.
Đối với một nhân tố sinh thái, cơ thể chỉ chịu đựng được trong một giới hạn nhất định. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái được gọi là giới hạn sinh thái. Mức độ của nhân tố sinh thái tác động có lợi nhất cho cơ thể được gọi là điểm cực thuận. Tạ điểm cực thuận mật độ cá thể là đông nhất. Càng lệch xa điểm cực thuận thì càng bất lợi cho cơ thể và mật độ cá thể càng thấp. Những loài khác nhau có giới hạn chịu đựng đối với mối nhân tố sinh thái khác nhau: có loài có giới hạn sinh thái rộng, và cững có loài có giới hạn sinh thái hẹp.
Ý nghĩa:
Câu 3: Các nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống sinh vật?
a. ánh sáng:
Nguần sáng cung cấp cho sự sống trái đất bao gồm: ánh sáng mặt trời, mặt trăng, sao, các tia vũ trụ... Trong đó quan trọng nhất là ánh sáng mặt trời.
Ánh sáng là nhân tố sinh thái bắt buộc đối với sự sống. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây xanh quang hợp tạo ra toàn bộ chất hữu cơ cho sự sống trên trai đất. Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mữ đến toàn bộ đời sông thực vật, đến hình thái cây, sinh lý cây và các đặc điểm thích nghi của từng nhóm thực vật khác nhau. Ánh sáng ảnh hưởng đến định hướng của động vật, đến sự sinh sản và tập tính của nhiều loại động vật khác nhau.
Sự phân bố ánh sáng ở các vĩ độ khác nhau là khác nhau (về số giờ chiếu sáng, thành phần quang phổ...); mặt khác, ánh sáng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất đai, địa hình...từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống và sự phân bố của sinh vật trên trái đất. Mỗi vùng vĩ độ khác nhau trên trái đất có những loại sinh vật khác nhau tạo những khu hệ động thực vật khác nhau.
b. Nhiệt độ:
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái giới hạn quan trọng nhất của sự sống. Mỗi loại sinh vật chỉ sinh trưởng và phát triên trong một giới hạn nhất định của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, ngoài giới hạn chịu đựng thì cơ thể sẽ chết.
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gian tiếp đến đời sống và sự phân bố của sinh vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể động, thực vật, đến hoạt động sinh lý và sinh sản của chúng. Động vật biến nhiệt (cá, ếch nhái, bò sát) có khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua các cơ chế hóa, lý hoặc hình thành các tập tính giữ thăng bằng nhiệt. Động vật đẳng nhiệt (chim, thú) nhờ hình thành trung tâm điều hòa nhịt ở não mà đã giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn luôn ổn định, ít phụ thuộc vào môi trường ngoài. Ngoài ra, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết cùng các cơ quan cách nhiệt như lớp mỡ dưới da, bộ lông mao hay lông vũ của động vật đều góp phần quan trọng vào cơ chế điều hòa nhiệt cho cơ thể.
c. Nước và độ ẩm:
Nước tồn tại dưới 3 dạng: dạng rắn như băng, tuyết; lỏng như nước mưa, nước biển; và dạng hơi. Sự chuyển đổi giữa 3 dạng nước đã tạo thành vòng tuần hoàn nước và giúp sự cân bằng nước trên hành tinh chúng ta.
Nước là nhân tố sinh thái giới hạn đối với sinh vật ở cạn nhưng không phải là giới hạ đối với sinh vật dưới nước.
Nước trong cơ thể sinh vật chiến hàm lượng rất lớn. Khoảng 70 % - 90% khối lượng cơ thể là nước, thậm chí ở một số cây mọng nước hoặc động vật ruột khoang nước có thể đến 98% cơ thể.
Nước là dung môi hòa tan các hợp chất, trên cơ sở đó các hợp chất tương tác và phản ứng lẫn nhau. Nước tham gia vào quá trình trao đội chất trong cơ thể. Nước là nguyên liệu cho cây quang hợp và tạo ra chất hữu cơ. Nước còn giữ vai trò tích cực trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể và sự phát tán nòi giống của nhiều loại động, thực vật khác nhau.
Chế độ mưa, sự phân bố mưa theo thời gian và không gian cùng với độ ẩm khác nhau là những nhân tố sinh thái hết sức quan trọng làm nên sự phân bố rất khác nhau của các khu động, thực vật khác nhâu trên thế giới.
Hoang mạc, có lượng mưa trung bình ít hơn 250mm/năm; đồng cỏ xavan và rừng thưa, có lượng mưa trung bình 250-750mm/năm; rừng khô có lượng mưa trung bình 750-2000mm/năm; và rừng ẩm lớn hơn 200mm/năm.
Độ ẩm ở các khu vực khác nhau cũng rất khác nhau. Vùng nhiệt đới có độ ẩm trung bình 90-95% , vùng ôn đới 60-80% , vùng đồng cỏ 25-30% và xa mạc 10%.
Giữa nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng ảnh hưởng lên đời sống sinh vật và mang tính chất quyết định kiểu quần xã sinh vật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top