Câu11,12HP

Câu 11. Khái niệm chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Quá trình phát triển của chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của các thời kì.

*Khái niệm

Chế độ văn hóa, giáo dục, KH và Cn vs tư cách là một chế định của ngành luật Hp là tổng thế các quy phạm PL điều chỉnh những quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất về VH,GD,KH và CN.

_Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ng' sang tạo ra trong quá trình lịch sử, văn hóa cũng đc hiểu là 1 trình độ cao trong sinh hoạt xh, biểu hiện văn minh, văn hóa cũng đc hiểu là tri thức, kiến thức khoa học.

_Giáo dục: ở dạng động từ đc hiểu là hoạt động nhằm tác động 1 cách có hệ ống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của 1 đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có phẩm chất năng lực như yêu cầu đề ra, ë d¹ng danh tõ, gi¸o dôc lµ hÖ thèng c¸c biÖn ph¸p vµ c¸c c¬ quan gi¶ng d¹y cña mét quèc gia

_Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử, đc thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con ng' cải tạo thế giới hiện thực.

_Công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia công chế tạo, làm thay đổi trạng thái tính chất, hình dáng nguyên liệu hay bán thành sp trong quá trình sản xuất ra để tạo thành sp hoàn chỉnh.

*Quá trình phát triển:

_HP1946: do đk lịch sử nên chưa có quy định riêng và cụ thể về chế độ kinh tế cũng như văn hóa giáo dục KH và CN. Trong HP46 chỉ đề cập đến việc nền sơ học cưỡng bách và ko học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền đc học = tiếng của mình, học trò nghèo đc chính phủ giúp, trường tư đc mở tự do, dạy theo chương trình nhà nc.Như vậy, nhà nc đã thực hiện phổ cập GD ở cấp cơ sở, cho phép phát triển trg' tư thục.

_HP1959: cũng chưa có quy định về VH GD KH và CN thành 1 chương riêng mà quy định trong phần quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Công dân có quyền học tập, nhà nc từng bc thực hiện chế độ GD cưỡng bách,phát triển trg' học,cơ quan văn hóa,phát triển các hình thức GD bổ túc văn hóa,kĩ thuật,nghiệp vụ tại các cơ quan xí nghiệp.NN ghi nhận và khuyển khích quyền tự do nghiên cứu KH,sang tác văn học nghệ thuật.Như vậy,đã có chú trọng đến phát triển cơ quan văn hóa,KH,nn có chính sách khuyến khích hỗ trợ đối vs hoạt động KHVH.

_HP1980:đã quy định VH GD….thành chương riêng, trong đó xác định rõ mục đích,chính sách phát triển cũng như nguyên tắc quản lí của nn về GD VH…

+văn hóa: đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới có nội dung XHCN có tính chất dân tộc,tính đảng và ndan; xây dựng con ng' có ý thức làm chủ tập thể,yêu lao động,quý trọng của công.

+GD: mục đích đào tạo có chất lượng những người lao động XHCN,bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.Nền GD phải ko ngừng phát triển,cải tiến theo nguyên lí học đi đôi vs hành.NN chăm lo phát triển sx,thanh toán nạn mù chữ,tăng cường bổ túc văn hóa.

+KHKT: phát triển lực lượng sx, tăng năng suất lao động,thúc đẩy công nghiệp hóa XHCN,nâng cao đời sống nhân dân,củng cố quốc phòng, khuyến khích nghiên cứu sáng chế phát minh,chú trọng nghiên cứu ứng dụng,phát huy tinh thần tự lực tự cường chủ động sáng tạo.

_HP1992: quy định trong chương riêng;xác định rõ mục đích chính sách phát triển và nguyên tắc quản lí của nn.

+VH: bảo tồn và phát triển văn hóa VN;kế thừa phát huy giá trị nền văn hiến của dân tộc; tiếp thu tinh hoa VH nhân loại;phát huy tài năng sáng tạo trong nhân dân; nn quản lí sự nghiệp văn hóa.

+GD: quốc sách hàng đầu, mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. NN xác định ưu tiên hàng đầu cho GD,phát triển GD ở miền núi,vùng dân tộc thiểu số và đb khó khăn.

+KHCN: vai trò then chốt, phát triển CN nhằm phát triển lực lượng sx,nâng cao trình độ quản lí,bảo đảm chất lượng và tốc độ nền kte; góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, an ninh quốc gia.

Câu12: Quá trình phát triển của chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh qua các thời kì

Trả lời:

1. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh theo Hiến pháp năm 1946

Trong lời nói đầu của Hiến pháp năm  1946 có xác định nhiệm vụ của giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập toàn dân. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Hiến pháp năm 1946 có quy định công dân phải có nghĩa vụ đi lính.

2. Chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh theo Hiến pháp 1959

Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959 có khẳng định nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết, nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước á phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Hiến pháp năm 1959 xác định bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả nhất, công dân phải đi nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

3. Chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh theo Hiến pháp năm 1980

Về quan hệ đối ngoại, Hiến pháp 1980 khẳng định quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế giới.

Hiến pháp năm 1980 quy định bảo vệ tổ quốc thành một chương riêng. Để bảo vệ tổ quốc cần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh của truyền thống đoàn kết dân tộc với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tội phản bội tổ quốc là nặng nhất, công dân có nghĩa vụ đi lính để bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

4. Chính sách đối ngoại, an ninh, quốc phòng theo Hiến pháp 1992

Về đối ngoại, Hiến pháp 1992 xác định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước. Không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi [[1]].

Về quốc phòng, an ninh, Hiến pháp 1992 dành một chương quy định về bảo vệ tổ quốc. Trong đó, Hiến pháp 1992 xác định việc bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc tổ quốc. Các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng an ninh do pháp luật quy định [[2]]. Tội phản bội tổ quốc là nặng nhất, công dân có nghĩa vụ đi lính để bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: