cau10cnxh

Câu 10: Nêu khái quát về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và nội dung cơ bản của quan điểm và chính sách đối với tôn giáo của đảng nhà nước ta hiện nay?

Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo, có 6 tôn giáo lớn là : Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành. Hiện nay có khoảng 20 triệu tín đồ chiếm gần 1/3 dân số cả nước. Các tôn giáo Việt Nam có lịch sử hình thành và phạm vi ảnh hưởng số lượng tín đồ và tác động chính trị không giống nhau.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển các tôn giáo ở Việt Nam nhìn chung là sự đoàn kết, gắn bó cùng nhau xây dựng và bảo vệ phát triển đất nước. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN được sự quan tâm cúa đảng, nhà nước ta, sinh hoạt tôn giáo được tôn trọng các giới đồng bào có đạo. Các cơ sở sinh hoạt tôn giáo, nơi thờ tự ( đền, chùa, giáo đường, thánh thần …được tôn tạo, xây dựng mới. Số đạo tín đồ và người hành lễ có xu hướng gia tăng…) thực trạng đó nói nên nhu cầu tinh thần của quần chúng sau một thời kỳ dài chưa được quan tâm đúng mức, nay do xu thế đổi mới và dân chủ hóa nên có điều kiện đáp ứng nguyện vọng của các tín đồ. Nhưng mặt khác cũng cho thấy sự không bình thường và trong đó không chỉ có sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà còn có biểu hiện lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan.

Chính sách tôn giáo của đảng nhà nước ta hiện nay.

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số chính sách tôn giáo sau:

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật.

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định về chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Trên cơ sở đó chăm lo và cải thiện đời sống vật chất và văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.

- Hướng các chức sắc tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúngpháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tôn giáo ở một quốc gia độc lập.

- Luôn cảnh giác kịp thời chống lại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống CNXH.

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung của quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.

Như vậy, chính sách tôn giáo của đảng và Nhà nước ta bao gồm nhiều mặt, vừa có mặt đối nội, vừa có mặt đối ngoại, song cần phải có phải có nhận thức toàn diện về vấn đề tôn giáo theo tinh thần đổi mới của Đảng. Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thong qua chính sách, pháp luật. Các đoàn thể nhân dân và Mặt trận tổ quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn đấu xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo.”

người: ở đây là cá nhân, là giai cấp, dan tộc bị áp bức bóc lột. Chúng ta có lòng thương yêu vô hạn của con người đồng thời thông cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, từ đó tố cáo tội ác thực dân đối với con người. Niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh phẩm giá và khả năng vươn lên của con người dù nhất thời vấp ngã. Là người có ý trí đấu tranh giải phóng con người từ đó đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Con người phải có lòng khoan dung rộng lớn.

- Con người là mục tiêu, động lực của cách mạng nước ta. Con người là mục tiêu thể hiện rõ trong chính sách đường lối của Đảng và con người vừa là động lực của xã hội bởi vì trong chính sách đường lối của Đảng và con người vùa là động lực của xã hội bởi vì trong chính sách đường lối, lịch sử đều do quần chúng sáng tạo.

- Trồng người là chiến lược hang đầu của cách mạng nước ta. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người XHCN. Người nói: “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Muốn xây dựng CNXH nhất định phải có học thức, CNXH gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật có như vậy mới đảm bảo CNXH thắng lợi. Phải chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, trách nhiệm của toàn Đảng toàn xã hội, gia đình, quần chúng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, coi đó là thế hệ cách mạng cho đời sau, đó là người thừa kế xây dựng CNXH vùa đạo đức và vừa chuyên môn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: