câu10.Nguồn gôc và Bản chất của nhận thức

câu10.Nguồn gôc và Bản chất của nhận thức

Nhận thức là 1 quá trình phản ánh tích cực,tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.

Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.

Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.

Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.

Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Theo đó nhận thức được hiểu là một quá trình,đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận;từ trình độ nhận thức thông đến trình độ nhận thức khoa học...

Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hoc#triết