cau10
Câu 10: Khái niệm, đặc điểm của Quy phạm pháp luật? Các yếu tố cấu thành của quy phạm pháp luật?
Trả lời :
- Khái niệm quy phạm pháp luật:
+ Là 1 qui định xã hội vì nó mang những tính chất vốn có của qui phạm xã hội, là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người.
+ Là chỉ do nhà nước đặt ra hoặc phê chuẩn và đc đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
+ Là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi công dân thuộc tầng lớp xã hội khác nhau trên phạm vi cả nước.
Được thực hiện nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi nó bị thay đổi và huỷ bỏ.
- Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
+ Quy phạm pháp luật là 1 qui phạm xã hội cho nên nó là quy tắc sử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo. Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.
+ Qui phạm pháp luật chỉ do nhà nước đặt ra hoặc phê chuẩn và đc đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
+ Nó qui tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung vì vậy nó không đặt riêng 1 chủ thể mà đặt ra cho tất cả mọi người khi ở vào hoàn cảnh điều kiện đã đc quy định.
+ Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống cho đến khi nó bị thay hổi hoặc huỷ bỏ.
+ Nội dung của qui phạm pháp luật thể hiện ở 2 mặt là cho phép và bắt buộc. Tức là chỉ rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
+ Qui phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp.
+ Là qui phạm thành văn, nội dung của chúng đc ghi trong các văn bản 1 cách chính xác, ngắn gọn , dễ hiểu và hiểu theo 1 nghĩa.
+ Qui phạm pháp luật đc coi là bất biến mà luôn có sự thay đổi cùng với sự thay đổi về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Chúng có thể bị huỷ bỏ, sửa đổi bổ sung sao cho ngày càng hoàn thiện.
B. Các yếu tố cấu thành của qui phạm pháp luật:
Gồm có 3 bộ phận:
* Bộ phận giả định:
+ Là 1 bộ phận của qui phạm pháp luật nêu lên chủ thể(cá nhân,tổ chức) những điều kiện, hoàn cảnh, có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể gặp phải và cần phải xử sự theo qui định của pháp luật.
+ Là bộ phận không thể thiếu của qui phạm pháp luật thông qua đó chủ thể có thể hiểu rõ khi ở vào những điều kiện hoàn cảnh nào thì phải thực hiện qui phạm pháp luật này.
+ Các hoàn cảnh điều kiện trong phần giả định phải rõ ràng chính xác,sát với tình hình thực tế và phải dự kiến được mức tối đa những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải, mà họ cần fải điều chỉnh hành vi của minh sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
* Qui định:
+ Là 1 bộ phận của qui phạm pháp luật trong đó nên lên cách xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào những hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong phần giả định đc phép hoặc bắt buộc phải thực hiện. Đây chính là mệnh lệnh của nhà nước.
+ Mệnh lệnh dứt khoát: Chỉ ra 1 cách xử sự và các chủ thể buộc fải xử sự theo không có cách lựa chọn nào khác.
+ Mệnh lệnh tuỳ nghi: Nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các chủ thể lựa chọn cho mình 1 cách thích hợp nhất trong các cách đã nêu.
* Chế tài:
+ Nêu lên những biện pháp cưỡng chế mà những dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể không xử sự theo đúng bộ phận qui định của qui phạm pháp luật. Đây cũng là bộ phận đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
+ Các loại chế tài:
- Chế tài hình sự: Từ khiển trách cảnh cáo. Cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Kết hợp cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề, công việc nhất định, cư trú bị quản chế, tước 1 số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền.
- Chế tài hành chính: Khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, ngoài ra còn kết hợp với các biện pháp phụ như là tước quyền sử dụng giấp phép, tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm
- Chế tài dân sự: Trách nhiệm vật chất và bồi thường thiệt hại.
- Chế tài kỉ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, hoặc buộc thôi việc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top