CÂU1: CMGPDT đi theo cách mạng vô sản?
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đặt vấn đề:
TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược cách mạng, sách lược cách mạng và phong trào CM nhằm giải phóng áp bức bóc lột, nô dịch, xây dựng một nước VN hoà bình thống nhất, độc lập đi lên CNXH. Việc HCM lựa chọn con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc không phải là một sự lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là sự lựa chọn trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các phong trào yêu nước đi trước và thấy được sự phù hợp của cách mạng vô sản với hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Nội dung
Thứ nhất, Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. VN lúc này tồn tại cả hai hệ tư tưởng PK và TS.
Trước 1930, trong những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 có nhiều phong trào yêu nước nổ ra như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào Phan Bội Châu… chủ yếu theo khuynh hướng Phong Kiến lỗi thời lạc hậu. Cùng với đó là sự phát triển của hơi hướng phương Tây đưa vào nước ta ý thức hệ tư sản dẫn tới một số phong trào giải phóng dân tộc, canh tân đất nước của một số nhà Nho như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu với những tư tưởng như dựa vào Nhật để đánh Pháp hay mượn tay Pháp để cải cách đất nước và đây đương nhiên không phải là con đường đúng đắn. Như vậy con đường giải phóng dân tộc VN không thể đi cùng hệ tư tưởng phong kiến hay hệ tư tưởng tư sản.
Mặc dù các phong trào đấu tranh diễn ra rất quyết liệt, đa dạng và rộng khắp tuy nhiên cuối cùng đều bị thất bại, HCM đã chỉ ra nguyên nhân thật bại của các cuộc đấu tranh đó là do: Đó là do chúng ta chưa có con đường CM đúng đắn ( ); Chưa có phương pháp CM phù hợp (); chưa biết cách tổ chức lực lượng (). Trong khi chủ nghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành nhau xâu xé thuộc địa vừa liên kết với nhau trong việc đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa. HCM rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng người không tán thành các con đường cứu nước ấy mà quyết đi tìm một con đường cứu nước mới.
Thứ hai, Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển biến mạnh mẽ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẩn gay gắt giữa tư sản và vô sản đã dẫn đến các phong trào công nhân phát triển. Quốc tế thứ hai được thành lập. HCM đã nghiên cứu, khảo sát các cuộc CMTS trên TG, trong đó có 3 cuộc CM điển hình là CMGPDT Mỹ, CMTS Pháp, CM Anh.
Điểm chung của các cuộc CM đó là đều đạt được thắng lợi nhưng không xóa bỏ được triệt để chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người bóc lột người nên Người đã quyết định VN không đi theo con đường CMTS của phương Tây.
- Thứ ba, với đỉnh cao của cao trào CMTG trong giai đoạn này là CM tháng 10 Nga. Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra trước mắt một thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Người nhận thấy cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn đồng thời là một cuộc giải phóng dân tộc. con đường này sẽ giúp giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN: đó là mâu thuẫn dân tộc giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Người đánh giá đây là cuộc CM thành công triệt để nhất, từ đó Người đi theo con đường của Lê Nin, đứng hẳn về phía cộng sản.
Việc khảo sát, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của các phong trào đấu tranh GPDT ở trong nước và các cuộc CM lớn trên TG là cơ sở để người nhận thức và xây dưng rõ nội dung của CMGPDT theo con đường CMVS.
Con đường cách mạng vô sản, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, bao hàm những nội dung chủ yếu sau:
+ Mục tiêu CM: Làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, dần dần làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Lực lượng CM: là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí.
+ Phương pháp CM: Sử dụng bạo lực CM của quần chúng nhân dân.
+ Tổ chức và lãnh đạo: là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
+Sự nghiệp cách mạng của Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top