CẤU TRÚC MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHUẨN ĐIỂM 10

1.Mở bài
Âm nhạc là một phương tiện diệu kì xoa dịu mọi trái tim thường tổn. Còn văn chương sẽ nâng đỡ chúng ta vững bước trên vạn dặm hành trình. Nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời bản Sonata “Ánh trăng”. Nhà văn Banzác trước khi về với đất mẹ, đã kịp ghi dấu chân mình trên cuộc đời này bằng tác phẩm “Tấn trò đời”. Họa sĩ trứ danh Leonardo da Vinci trước khi rời xa cuộc đời đã kịp để lại nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa. Rồi một ngày kia dòng sông năm tháng sẽ phôi pha, thế nhưng giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy vẫn còn lại.... của......, đi xuyên qua trái tim người đọc. Để lại ấn tượng sâu đậm trong trái tim người đọc là đoạn:"......". Đoạn văn đã khắc họa thành công.....qua đó người đọc .....

2.Thân bài
* Đoạn khái quát
    Dẫn dắt: “Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu”. Để làm ra được một tác phẩm cho đời, nhà văn phải như “con ong chăm chỉ một giọt mật cho đời từ vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên). Gian khổ, khó nhọc, có khi cả sự quằn quại đau đớn của cảm xúc, người nghệ sĩ mới có thể làm ra một tác phẩm cho cuộc đời. Và, tôi tin .... - đứa con tinh thần của ... cũng được hình thành từ quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc như vậy.
Tác phẩm được sáng tác năm...
Tác phẩm viết về...

*Đoạn luận điểm nội dung
Nội dung 1
- Bình sâu: từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói...
-  Mở rộng (liên hệ so sánh với tác phẩm khác)
- Dẫn dắt chốt ý: Trong truyền thuyết, nếu cá chép muốn hoá rồng thì phải rút đi toàn bộ lớp vảy cá và vây cả trên người mình mới có thể thành kim long vút bay lên trời cao. Người Ai Cập tin rằng có một loài chim nọ cũng phải tự đốt cháy mình, trải qua cơn đau thiêu đốt của ngọn lửa mới có thể hoá thành phượng hoàng cao quý làm tổ trên cây ngô đồng trước hoàng thành tuy nghi bằng những nhành quế thơm. Tôi luôn tin, câu chữ của ... trong... sẽ thành những điều sâu thẳm mà người đọc nào cũng khắc cốt ghi tâm.

Nội dung 2
- Bình sâu: từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói...
- Mở rộng (liên hệ so sánh với tác phẩm khác)
- Dẫn dắt chốt ý: Homes - cha đẻ của thi ca Hy Lạp cổ đại sau khi tạo ra hai thiên sử thi vĩ đại “lliat” và “Odise” đã nói: “Một mũi tên và một ngòi bút đều có thể đâm xuyên qua trái tim của con người”. Mũi tên làm tim ta rỉ máu, còn ngòi bút làm tim ta rộng mở.

Nội dung 3
- Bình sâu: từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, hành động, lời nói...
- Mở rộng (liên hệ so sánh với tác phẩm khác)
- Dẫn dắt chốt ý: Haruki Murakami – một văn sĩ người Nhật, cha đẻ của cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất thế kỉ XX Rừng Na Uy đã chia sẻ rằng: “Con người chúng ta có thể lấy kí ức làm nhiên liệu để mà sống”. Vì thế những thương nhớ trong tâm hồn nghệ sĩ khi dư đầy cũng sẽ hóa thành thi ca, văn chương. Đọc.... của...., thấy lòng...

*Nghệ thuật
Dẫn dắt: Kiến trúc có thể gọi là vũ khúc của đá, vũ đạo là âm nhạc của cơ thể, âm nhạc là kiến trúc của âm thanh, hội họa là khúc biến tấu của màu sắc. Một tác phẩm văn chương là một công trình nghệ thuật của trí tuệ và trái tim. Điều ấy thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: ......

*Lệnh đề 2 ( thiếu trừ 0.75đ)
- Đoạn trích không chỉ cho người đọc thấy A mà còn thấy B
-  Nêu cụ thẻ biểu hiện của B ra
- Tác dụng: Điều này đã
  + Tạo nên giá trị lâu bền của tác phẩm.
  + Góp phần khẳng định tên tuổi của nhà văn giữa vườn hoa văn học.

3.Kết bài: Gợi ý kết bài chung cho các dạng đề:
    
Thơ là thánh ca của trái tim, là trạm dừng chân tinh thần, là sợi giây giao cảm kết nối những tấm lòng cảm thông, đồng điệu. Còn văn chương tồn tại để thực thi sứ mệnh giúp nhân loại nhìn thấy được những "rạng đông sáng ngời" ẩn giấu nơi ngõ ngách nào đó của cõi trần. Âm điệu của văn chương chính là hợp xướng của dàn đồng có nhiệm màu về tình yêu thương chạm khẽ đến ngưỡng rung động vĩnh hằng, là tiếng hát ngân vang của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn, nơi người nghệ sĩ gửi gắm những bồi hồi, xao xuyến của một linh hồn đa cảm trước cuộc đời. Thông điệp trong văn chương/ thi ca cũng như gió ngày xuân, như nắng hạ sang, như trận mưa cuối thu, như hoa tuyết giữa trời đồng. Ta dùng đôi mắt để nhìn, dùng trái tim để cảm. Từ ấy, người thưởng văn bất chợt tìm thấy những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách của....... Ngọn lửa bất diệt ấy là.......
                   "Những trang sách đi suốt đời vẫn nhớ
                 Như những đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: