cấu trúc câu
A. Cấu trúc ngữ pháp đơn giản:
Như tiếng Anh, tiếng Pháp thuộc loại ngôn ngữ S-V-O tức là loại ngôn ngữ được hình thành trên cấu trúc: Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ (có thể không có tân ngữ )
Ví dụ như sau:
Je mange du pain -Tôi đang ăn bánh mì
Trong đó:
+ Je: Tôi – chính là sujet (chủ ngữ)
+ mange: ăn – chính là verbe (động từ)
+ du pain: bánh mì – chính là objet (tân ngữ)
Vì vậy, cấu trúc đơn giản nhất mà chúng ta có thể dùng là
Sujet + Verbe + Objet - Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ
B. Các kiểu câu: Type de phrase
1. Phân theo mục đích nói:
a. Câu trần thuật: Phrase narative
Câu dùng để truyền đạt thông tin, là loại câu hay được dùng nhất và thường không có ngoại lệ nào cả.
Câu được xây dựng trên đúng nguyên tắc Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ và kết thúc bằng một dấu chấm.
VD:
Je mange.
Tôi đang ăn.
b. Câu nghi vấn: Phrase interrogative:
Câu dùng để hỏi, chất vấn. Theo văn nói, câu nghi vấn cũng không có quy tắc gì bắt buộc, tuy nhiên đối với văn viết, chỉ có 2 dạng để đặt một câu hỏi nghi vấn:
+ Thêm Est-ce que - hoặc đảo chủ vị (đổi động từ lên trước chủ ngữ) đối với một câu hỏi chỉ có thể trả lời Có hoặc Không hay còn gọi là câu hỏi kín
+ Thêm các từ để hỏi như: Pourquoi (tại sao), Comment (như thế nào), Combien (bao nhiêu), Quand (Khi nào), où (ở đâu) và đảo chủ vị (tất nhiên là cũng có thể thêm Est-ce que đằng sau các từ để hỏi và không đảo chủ vị) đối với các câu hỏi mở.
VD:
Est-ce que tu peux nager? hoặc Peux-tu nager?
Non, je ne peux pas.
Bạn có thể bơi không?
Không, tôi không thể bơi.
Và
Comment comprends-tu le text? hoặc Comment est-ce que tu comprends le text?
Je ne comprends rien.
Em hiểu thế nào về bài đọc?
Em chẳng hiểu gì cả.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, đối với các câu hỏi kín, chúng ta lại có 3 cách trả lời:
Non: Không
Oui: Có
Si: Có – được dùng trong trường hợp khi câu hỏi được đặt là một dạng câu phủ định.
VD:
Est-ce que tu ne peux pas nager?
Si, je peux nager.
Cậu không thể bơi được đúng không?
Có chứ, mình có thể bơi.
c. Câu cảm thán: Phrase exclamative
Câu cảm thán rất đơn giản, tất cả những gì bạn phải làm là thêm vào sau một dấu “!”
VD:
C’est mauvais!
Thật là xấu xí!
d. Câu cầu khiến: Phrase impérative
Đây là loại câu khó nhằn nhất trong các loại câu về trật tự sắp xếp các đại từ, nhưng tạm gác nó lại, thì đây lại là loại câu ngắn nhất và dễ sử dụng nhất vì nó chỉ áp dụng cho hai ngôi thứ hai số ít và số nhiều vào thời hiện tại:
Tu và Vous (xem mục C nhé )
Sau khi học xong các đại từ và cách chia động từ, chúng ta sẽ đi sâu vào phần này sau nhé
Các bạn chỉ cần chia động từ và đặt nó ở đầu câu, có thể thêm tu hoặc vous ở đằng sau.
VD:
Lisez(-vous) le livre!
Chúng mày hãy đọc sách đi!
Mange(-tu)!
Mày hãy ăn đi!
2. Chia theo cấu trúc câu:
a. Câu phủ định: Phrase négative
Chắc ai cũng nắm rõ định nghĩa câu phủ định rồi, tớ không nhắc lại…
Các cậu chỉ cần nhớ, trong tiếng Pháp, câu phủ định là câu có chứa một trong số các cặp từ sau: (ở giữa dấu chấm chấm là động từ đấy )
+ Ne… pas – đây là cặp từ thường gặp nhất, nó biểu thị nghĩa: không
VD: Je dors – Tôi ngủ >< Je ne dors pas - Tôi không ngủ
+ Ne… pas encore - đối nghĩa với từ “déjà” có nghĩa là “đã từng” cặp từ này thể hiện ý nghĩa “chưa từng”
VD: Je déjà vois le tour Eiffel - Tôi đã thấy tháp Eiffel >< Je ne vois pas encore le tour Eiffel - Tôi chưa thấy tháp Eiffel
+ Ne…. plus - đối nghĩa với “encore” nghĩa là vẫn còn, cặp từ này thể hiện ý nghĩa “không còn”
VD: Je travaille encore - Tôi vẫn làm việc >< Je ne travaille plus - Tôi không còn làm việc nữa
+ Ne… jamais - đối nghĩa với “souvent, toujours” có ngh ĩa là “thường xuyên, suốt ngày”, cặp từ này thể hiện sự “không bao giờ”
VD: Je lis toujours - Tôi đọc suốt ng ày >< Je ne lis j amais - Tôi không bao giờ đọc
+ Ne… rien hoặc Rien ne - cặp từ thể hiện sự “không gì cả” hoặc “không cái gì làm gì”
VD: Je ne fais rien - Tôi chả làm gì cả.
Rien ne me touche - Không gì chạm vào tôi
+ Ne… personne hoặc Personne ne - như trên, chỉ khác là chỉ người
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top