cau tao kien truc

Câu 1 : phương pháp tính toán và vẽ móng gạch đối xứng , móng gạch lệch tâm

* Móng gạch

Là loại móng phổ biến vì thích hợp kỹ thuật xây dựng phổ thông và sử dụng loại vật liệu rẻ tiền, có nhiều ở các địa phương.

Móng gạch được sử dụng hợp lý khi chiều rộng đế móng nhỏ hơn 1500. Dùng gạch đặc ≥ mác 75, có kích thước tiêu chuẩn 220 ´ 105 ´ 60. Để phù hợp với kích thước viên gạch mạch vữa liên kết đứng và ngang dầy 10.

Đế móng thường được xây 3 lớp gạch dày 210. ở nơi khô ráo thì có thể làm bằng bêtông gạch vỡ hoặc bêtông đá dăm dầy 150 - 300, mác 50 - 100 (- Chiều cao móng: Hm. thường dày 200). Đáy lót cát đầm chặt dày 50 -100 hoặc đổ bêtông gạch vỡ dầy 100, mác 50.

Khi thiết kế móng ta cần có các số liệu:

- Chiều rộng đáy móng: Bm.

- Chiều dày tường: bt.

Móng đối xứng: khi thiết kế móng đối xứng cần lưu ý các cấp giật (hình 2.14).

Chiều rộng: cấp dưới bằng cấp trên cộng 115. (115 = 105 + 10).

Chiều cao: là bội số của 70 để chẵn gạch (70 = 60 + 10).

Các bậc giật thông thường: 70 - 140-…-70 - 140 - 210.

Móng lệch tâm: khi thiết kế móng lệch tâm cần lưu ý các cấp giật (hình 2.15).

Chiều rộng: cấp dưới bằng cấp trên cộng 115. (115 = 105 + 10).

Chiều cao: là bội số của 70 để chẵn gạch. (70 = 60 + 10).

Các bậc giật thông thường: 140 - 210 - 210 -...- 210.

Câu 2 :cấu tạo nền nhà lát gạch ,ý nghĩa của các lớp cấu tạo

Bao gồm các lớp cấu tạo: lớp mặt nền, lớp chịu lực, lớp đất tôn nền và lớp đất tự nhiên.

Lớp mặt nền: có tác dụng làm sạch, đẹp cho nền nhà. Có thể lát hoặc láng (hình 2.53 - 2.57).

- Láng vữa ximăng mác 75, dày 20, có thể đánh màu hoặc không đánh màu bằng ximăng nguyên chất.

- Lát gạch Bát Tràng (lá nem), có kích thước 200 ´ 200 ´ 20 hoặc 300 ´ 300 ´ 10, lót vữa mác 50, dầy 30, mạch vữa dầy 10.

- Lát gạch ximăng, có kích thước 200 ´ 200 ´ 20, lót vữa ximăng mác 50, dày 30, miết mạch bằng ximăng nguyên chất dày từ 1-2mm.

- Lát gạch granitô, có kích thước 200 ´ 200 ´ 20, lát như gạch ximăng.

- Lát gạch chỉ 220 ´ 105 ´ 60 có thể vỉa nghiêng hay đặt phẳng. Lót vữa ximăng 50, dầy 20-25, mạch vữa dày 10.

- Láng granitô, vữa trộn bằng đá hạt lựu với bột màu và ximăng trắng. Có thể làm nhiều màu khác nhau.

Ngoài ra mặt nền có thể lát gạch hoa cao cấp với nhiều kích thước hoặc lát đá xẻ, gỗ …

Lớp chịu lực: có tác dụng chịu lực cho nền nhà. Thường là bêtông đá dăm hoặc bêtông gạch vỡ vữa tam hợp mác 50-75, dày 100-200, trường hợp đặc biệt có thể dùng bêtông cốt thép.

Lớp đất tôn nền: có tác dụng tôn cao nền nhà đến độ cao thiết kế. Có thể dùng đất sét, đất sét pha cát đổ từng lớp dày từ 150-200 hoặc cát đen, tưới nước đầm kỹ (vết đầm sau trùng vết đầm trước 1/2 mặt đầm). Trước khi đầm cần phải dọn sạch rác, các loại cỏ, gốc cây, mùn rác... để chống sụt nền và phòng mối.

Lớp đất tự nhiên: trùng với mặt đất thiết kế ở cao độ tiêu chuẩn.

Câu 3 : cấu tạo của giằng tường ,lanh tô ,ô văng .

*Giằng tường (hình 3.23).

Giằng tường thường được bố trí dưới tấm sàn (nếu là nhà lắp ghép) và dưới đuôi mái (nếu là nhà 1 tầng mái lợp tôn hoặc lợp ngói). Đối với công trình có tường tương đối cao, có nhiều lỗ cửa, tầng trên có tải trọng lớn thì phải bố trí thêm giằng tường ở khoảng giữa tầng nhà.

Giằng tường có tác dụng giằng giữ toàn bộ khối tường xây của nhà. Thường được làm bằng bêtông cốt thép. Chiều rộng giằng tường bằng chiều rộng của tường. Chiều cao giằng tường lấy theo tính toán và chẵn gạch, thường dầy 70. Cốt thép giằng tường dùng thép Æ8.

* Lanh tô

Là bộ phận nằm phía trên cửa sổ, cửa đi, ô trống… có tác dụng đỡ mảng tường phía trên.

Lanh tô có nhiều loại, tuỳ theo khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau và hình dáng của lỗ tường mà chọn lanh tô. Thường có các loại lanh tô: gỗ, gạch, gạch cốt thép, thép và bêtông cốt thép.

Lanh tô gỗ: dùng gỗ hồng sắc nhóm 4 hoặc 5, hai đầu quét hắc ín chôn vào tường.

Lanh tô gạch: dùng cho nhà cấp 3. Khi bề rộng cửa nhỏ hơn 1200 dùng lanh tô gạch vỉa bằng, vỉa đứng, viên gạch cuối hàng vỉa phải ăn sâu vào tường 2/3 gạch. Khi bề rộng cửa nhỏ 1500 dùng lanh tô gạch vỉa nghiêng, viên gạch cuối hàng vỉa nghiêng 100-120

Lanh tô gạch cốt thép: là loại lanh tô xây như lanh tô gạch thông thường. Trên lỗ cửa phủ một lớp vữa ximăng mác 50-75, dầy 20-30, trong đặt thép Æ6 hoặc thép bản 20x1, cứ 1/2 gạch đặt một thanh, hai đầu cốt thép uốn cong đặt sâu vào tường ít nhất 1-1,5 gạch. Phía trên dùng vữa ximăng cát mác 50 xây cao từ 5-7 hàng gạch và có độ cao không nhỏ hơn 1/4 chiều rộng của lỗ cửa. Loại này thích hợp với cửa có chiều rộng nhỏ hơn 1500 (hình 3.29).

Lanh tô thép: trọng lượng nhẹ, vượt được khẩu độ lớn, thường dùng thép hình, loại này ít dùng vì không cần thiết và đắt tiền.

Lanh tô bêtông cốt thép: theo phương pháp thi công có lanh tô bêtông cốt thép đổ tại chỗ và lanh tô bêtông cốt thép lắp ghép (hình 3.30 - 3.31).

Lanh tô kết hợp giằng tường: nếu trên mặt tường có nhiều lỗ cửa mà chiều cao của giằng tường cách mép trên của cửa nhỏ hơn 600 thì giằng tường có thể giật cấp, hạ xuống kết hợp thành lanh tô. Khi qua cửa giằng tường lại giật cấp lên vị trí dưới bản sàn

*Ô văng (mái hắt)

Là bộ phận nằm phía trên cửa sổ, cửa đi dùng để che mưa, che nắng hắt vào cửa... Ô văng được làm bằng bêtông cốt thép, có thể kết hợp đổ liền với lanh tô hoặc đổ rời. Ô văng đua ra không lớn hơn 1200, thường có cấu tạo kiểu côngxon, một đầu ngàm vào tường, dày từ 60-80. Mặt trên ô văng phải trát dốc 1-2% để thoát nước, xung quanh có gờ móc nước

Lớp mặt tường làm nhiệm vụ bảo vệ thân tường như chống ảnh hưởng của mưa, nắng, gió và các ảnh hưởng có hại của vật lý, hoá học hoặc phá hoại khác do con người gây ra. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ trang trí cho công trình thêm đẹp, sạch sẽ.

Câu 4 : cấu tạo khuôn của ,cánh của gỗ

4.4.1.1. Khuôn cửa

Vật liệu làm khuôn có thể là gỗ, thép, nhôm, chất dẻo, bêtông cốt thép. Với cửa sổ, khuôn cửa gồm hai thanh đứng, thanh ngang trên và thanh ngang dưới . Với cửa đi, khuôn cửa gồm hai thanh đứng và thanh ngang trên. Khi cửa có chiều cao lớn, cần bố trí thông hơi hoặc lấy sáng thì thêm thanh ngang giữa

Kích thước tiết diện các thành phần của khuôn nói chung thống nhất bằng nhau, nhưng không do tính toán quyết định mà thường được chọn theo kinh nghiệm và sự thích dụng của từng trường hợp.

Khuôn cửa một lớp: thường có kích thước 60´80 hoặc 60´130. Khuôn cửa hai lớp: thường có kích thước 60´160 hoặc 60´250. Với một số trường hợp chiều rộng khuôn cửa bằng chiều rộng tường

4.4.2. Cấu tạo cánh cửa

Cánh cửa gồm hai bộ phận: khung cánh và phần che bịt.

Khung cánh cửa: thường làm bằng gỗ, thép, nhôm hoặc chất dẻo. Chiều dày các thanh gỗ làm khung cửa thường dầy 40. Bản rộng của khung cửa sẽ căn cứ vào hình thức của cánh cửa mà quyết định. Với cửa sổ, bản rộng hai thanh ngang phía trên và hai thanh đứng 60-80, đố ngang 35-40. Với cửa đi, bản rộng thanh ngang phía trên và hai thanh đứng 80-100, thanh giữa ngang tầm tay và thanh ngang dưới cùng ở vị trí thường bị va đập nên làm cần rộng hơn, khoảng 120-200.

Phần che bịt: tuỳ theo loại cửa mà có thể làm bằng kính, panô bằng ván gỗ ghép, gỗ dán, lưới thép mắt cáo, lưới ngăn ruồi muỗi. Phần che bịt thường được lồng vào khung cửa một khoảng 15 và để một khe từ 2-3mm đề phòng gỗ dãn nở do nhiệt độ thay đổi.

Khe tiếp giáp giữa hai cánh cửa: các thanh đứng của khung cửa, dọc theo khe được cấu tạo theo hình lồi lõm, chữ Z hoặc đóng nẹp để ngăn chặn không cho gió, mưa lọt vào nhà

Câu 5: cấu tạo sàn BTCT đúc liền khối hình thức bản dầm (trường hợp cấu tạo dầm chìm và cấu tạo dầm nổi)

5.3.2.1. Sàn kiểu dầm chính, dầm phụ

Là loại sàn có sườn gồm các bản sàn và hệ dầm tạo thành trên mặt bằng những ô hình chữ nhật. Hình thức bản dầm được áp dụng trong trường hợp nhịp của sàn tương đối lớn. Đạt hiệu quả kinh tế khi sàn có nhịp trung bình. Tuy nhiên sẽ tốn ván khuôn, mặt dưới sàn không phẳng và phải làm trần treo khi có yêu cầu (hình 5.04)

Được áp dụng khi khẩu độ phòng lớn hơn 3000. Sơ đồ kết cấu được tính xem như bản kê lên dầm phụ, dầm phụ gối lên dầm chính đặt lên cột. Các dầm chính được gác theo phương ngắn của phòng, có chiều dài thường 6000-9000, không cần cột chống và cách nhau 4000-6000. Dầm phụ đặt vuông góc với dầm chính, cách nhau khoảng 1500-3000. Dầm phải được gác sâu vào tường 200-250. Theo chu vi sàn, bản và dầm chính có thể kê trực tiếp lên tường chịu lực (dưới đầu dầm cần đặt tấm đệm bêtông cốt thép) hoặc đúc liền toàn khối với giằng tường. Bản sàn có chiều dày khoảng 60-100, tuỳ theo khẩu độ bản nhỏ hay lớn.

Nhược điểm của loại sàn này là mặt trần không phẳng, chiếm nhiều không gian có ích của phòng. Để làm phẳng mặt trần có thể làm trần treo bằng vôi rơm, lưới thép phun vữa ximăng ở mặt dưới sàn, gỗ dán, thạch cao, nhựa … cách này có nhược điểm là đắt tiền và tốncông.

Ngoài ra để làm phẳng mặt trần sàn, còn có thể cấu tạo sườn (dầm) quay lên phía trên, các khoảng trống được chèn bằng các vật liệu nhẹ như than xỉ, cát... (hình 5.05). Tuy nhiên cách này cũng có nhược điểm bản nằm ở vùng dưới không chịu nén, nên không tham gia vào sự làm việc của dầm, đôi khi lượng thép chung tăng lên, khối lượng vật liệu tôn sàn tương đối lớn làm sàn sẽ nặng hơn.

Kích thước tiết diện dầm và bản do tính toán quyết định (hình 5.06).

Sơ bộ có thể chọn:

- Dầm chính: h=(1/8-1/15)l; b=(1/2-1/3)h.

- Dầm phụ: h=(1/15-1/20)l; b=(1/2-1/3)h.

Câu 6 : những quy định về cầu thang BTCT :

Cầu thang bêtông cốt thép có ưu điểm bền lâu, không cháy, tuy nhiên nặng nề, khó sửa chữa. Được dùng rộng rãi trong nhà dân dụng cũng như nhà công nghiệp.

Cầu thang bêtông cốt thép có hai loại: toàn khối và lắp ghép.

- Cầu thang bêtông cốt thép toàn khối có độ cứng và ổn định cao, không bị hạn chế bởi tiêu chuẩn hoá, hình thức đa dạng, thoả mãn mọi yêu cầu thẩm mỹ của kiến trúc. Tuy nhiên cầu thang bêtông cốt thép toàn khối tốn cốp pha, tốc độ thi công và đưa vào sử dụng chậm. Cầu thang bêtông cốt thép toàn khối có thể chia ra theo hình thức kết cấu: bản và bản dầm.

- Cầu thang bêtông cốt thép lắp ghép gồm các cấu kiện được chế tạo sẵn ở công xưởng hay công trường, sau khi cấu kiện đủ chịu lực thì mang đến ví trí lắp ghép. Có ưu điểm tốc độ thi công nhanh, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng, tiết kiệm được ván khuôn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cầu thang bêtông cốt thép lắp ghép có thể chia ra theo trọng lượng cấu kiện: cầu thang bêtông cốt thép lắp ghép cấu kiện nhỏ, cầu thang bêtông cốt thép lắp ghép cấu trung bình, cầu thang bêtông cốt thép lắp ghép cấu kiện lớn.

Câu 7: cấu tạo cầu thang BTCT hình thức bản và cầu thang BTCT hình thức bản dầm. các trường hợp cấu tạo điển hình: cấu tạo bản thang liên kết với dầm chân thang, cấu tạo bản thang liên kết với dầm sàn chiếu nghỉ hoặc liên kết với dầm sàn chiếu tới

·        cấu tạo cầu thang BTCT hình thức bản: bản thang là một bản thẳng hoặc bản gẫy chịu toàn bộ tải trọng chịu tác động lên cầu thang bản tựa lê tường hoặc lên dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới, lúc này thang không có dầm cốn. HÌnh thức kết cấu này thích hợp với nhịp cầu thang nhỏ và hẹp, chịu tải trọng nhỏ, kích thước buồng thang khoảng 1500 x 4500

·        cầu thang BTCT hình thức bản dầm: bản thang được cấu tạo với dầm cốn, chịu toàn bộ tải trọng tác động lên cầu thang, bản tựa lên dầm cốn, hai đầu dầm cốn tựa len dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới, nếu là đợt thang đầu tiên thì dầm cốn một đầu tựa lên dầm chiếu nghỉ, đầu kia tựa lên dầm chân thang. Thông thường bậc thang được xây bằng gạch phía trên của bản thang, nhưng cũng có thể cấu tạo bậc thang và bản thang thành một khối bê tông cốt thép, lúc này bậc thang giống như một dầm nhỏ, được tựa lên dầm cốn, dầm cốn tựa lên dầm chiếu tới, chiếu nghỉ. Liên kết giữa bản thang và dầm cốn có các trường hợp sau: bản thang nằm phía trên dầm cốn (cốn chìm), kết cấu chịu lực hợp lý, nhưng dầm quay xuống dưới, trần không phẳng khó giữ vệ sinh. Bản thang nằm giữa dầm cốn( cốn nửa nổi nửa chìm)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: