Cau tao chu Nom
Vài phương pháp quen thuộc cấu tạo chữ Nôm gần giống chữ Hán như Giả tá, Hình thanh, hội ý. Phương pháp Giả tá là mượn chữ Hán nhưng là âm Việt, được chia làm 4 phần;
1. Mượn chữ đồng âm và đồng nghĩa (lấy nguyên âm Hán Việt, hiểu theo nghĩa của chữ Hán). Ví dụ như: (: an: an bình, an phận, an lạc)
2. Mượn âm chữ Hán nhưng nghĩa khác biệt (chỉ mượn âm, không dùng nghĩa chữ Hán. Ý , nghĩa lại theo ý nghĩa chữ âm Nôm. Ví dụ chữ (: ngã, nghĩa là ta, âm Nôm cũng đọc ngã nhưng hiểu là người bị ngã, cây cối ngã,… vất té).
3. Mượn nghĩa chữ Hán nhưng khác âm ( hiểu theo nghĩa chữ Hán hay đọc trệch âm). Ví dụ chữ (: xa là xe, khi đọc âm Nôm là xe)
4. Mượn chữ Hán nghĩa dị biệt, âm hơi giống ( mượn âm của chữ Hán nhưng âm thanh cũng không hoàn toàn là âm Hán). Ví dụ chữ (:mãi nghĩa là mua, nhưng âm Nôm đọc là trệch đi là mái, mại, mấy, mé, mảy…)
Phép Hình thanh hay còn gọi Hài thanh dùng hai hay nhiều chữ Hán hay nửa của hai chữ Hán ghép vào nhau, nửa chữ này ghép với nửa chữ kia để tạo thành chữ Nôm. Vì loại chữ này tùy theo người viết sắp sếp nên có nhiều chữ và kiểu khác nhau. Chữ viết này không thống nhất và theo nguyên tắc nhất định. Tuy là dùng chữ Hán ghép lại thành chữ Nôm nhưng khi người Trung Hoa đọc thì họ cũng không hiểu là gì. Ví dụ như chữ (quơ: , gồm bộ thủ () là tay để gợi ý và chữ qua () gợi âm. Nhưng đọc cả chữ theo âm Hán Việt là pha nghĩa là sườn núi).
Phép hội ý là phương pháp ghép hai chữ Hán đều có nghĩa để chỉ về ý một âm Nôm nào đó. Ý nghĩa của chữ Nôm này thì tập trung của cả hai chữ Hán ghép lại. Ví dụ như chữ ( trùm: là người đứng đầu một xứ, gồm chữ nhân là người và chữ thượng là trên có ý chỉ là người ở trên.
Từ thời thượng cổ, Trung Hoa là nước văn minh nhất nhân loại. Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đã lan tràng sang các nước Á Châu trong vùng, trong đó có Việt Nam. Dân tộc ta tiếp thu văn hóa Hán sâu đậm qua nhiều thế kỷ bị đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ngôn ngữ ViệtNam được phong phú và đa dạng là nhờ phần chữ Hán Việt âm, gọi là chữ Hán Việt. Chữ Hán Việt được tạo ra từ chữ Hán nhưng được phát âm riêng theo lối chữ Việt.
Người Việt học tiếng Hán vào thời nào thì viết và phát âm theo thời kỳ đó. Có ba thời kỳ thay đổi trong ngữ âm của Hán văn; đời nhà Tần Hán gọi là âm thượng cổ, đời nhà Đường Tông gọi là âm trung cổ và đời Nguyên Minh gọi là âm hiện đại. Âm Hán Việt chúng ta được ảnh hưởng sâu đậm nhất là ngữ âm đời Đường và vẫn duy trì tới nay ( Lê, Nguyễn Lưu: 2002, 179).
Trải qua nhiều sự phát triển liên tục của các thời đại, vốn từ Việt mượn từ Hán văn chiếm phân nửa kho từ của ngôn ngữ Việt Nam. Chữ Hán Việt được sử dụng trong đời sống hàng ngày cho nên có nhiều chữ rất quen thuộc, chỉ đọc lên là nghe được, hiểu được. Nhà văn Nguyễn Tài Cẩn nói rõ như sau “[đọc theo lối Hán Việt thì cũng thuận tai hơn, bỡi lẽ hệ thống phụ âm, nguyên âm Hán Việt đã lọt vào trong hệ thống ngữ âm Việt Nam, trở thành hết sức tự nhiên]” (trích từ Lê, Nguyên Lưu: 2002, 188).
Cấu tạo và sự hình thành của từ Hán Việt là nhờ vào các âm tiết từ chữ Hán. Sau khi phiên ra âm Việt từ chữ Hán, ta có một âm tiết, đem âm tiết ghép vào ngôn ngữ Việt Nam là yếu tố cấu tạo từ Hán Việt. Từ tố Hán Việt được chia làm hai thành phần: Một, âm tiết Hán Việt chỉ cho một từ tố Hán Việt, ví dụ như Nguyệt ( mặt trăng) trong “ nguyệt cầm”, “bóng nguyệt”. Duyên trong “cơ duyên”, “duyên kiếp”. Hai, âm tiết của tiếng Việt cho hai, ba từ tố khác nhau nhưng đồng âm, ví dụ như : Thiên (trời) trong “thiên hạ”, Thiên nghìn trong “thiên lý”, Thiên (nghiêng) trong “thiên vị”, Thiên (chương sách).
Từ Hán Việt được chia làm hai dạng; từ đơn tiết (đơn âm tiết) và từ đa tiết (đa âm tiết). Từ đơn tiết, một từ tố Hán Việt dùng độc lập hoàn toàn để tạo từ đơn tiết. Có năm trường hợp sử dụng loại từ này:
-Chỉ các sự vật, hiện tượng (vốn từ này chưa có khi tiếp xúc với người Hán) như: tuyết, sách, học, tập, ôn, đông, tây, nam, bắc…
-Chỉ các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động (đã có sẵn trong tiếng việt), từ Hán Việt dùng cho nghĩa bóng, nghĩa đen, nghĩa về tinh thần, tình cảm như: trọng dùng với nghĩa tôn trọng, không dùng với nghĩa nặng như trọng lượng; khinh dùng cho nghĩa coi thường, khinh bỉ,không dùng cho nghĩa nhẹ như khinh khí công hoặc khinh khí cầu; tâm dùng với nghĩa tình cảm nhưng không dùng nghĩa tim.
-Chỉ các hiện tượng, tính chất, hành động nhưng biểu thị ý nghĩa đặt biệt trong trường hợp chuyên môn như chữ địa trong ông địa, “cái mặt địa” (trơ ra không biết xấu hổ), trà thành chè, tống dùng trong đuổi đi, mộc là chỉ chất gỗ như thợ mộc, đồ mộc, nghề mộc.
-Chỉ hiện tượng, các sự vật mà tiếng Việt vốn đã có nhưng bị quên lãng hay biến mất. Những từ này chỉ dùng hạn chế trong phương ngữ như chữ hoa thay chữ bông, chữ quần thay cái váy, củng, chữ vạn thay muôn.
- Chữ dùng trong hệ thống thuật ngữ, chỉ khái niệm mới về văn học như; phú, tế, kịch. Về triết học, tôn giáo như; thánh, thần, tiên, phật, nghiệp, tu, tụng niệm. Về chính trị, kinh tế như; chức, quân, dân, binh, công.
Từ đa tiết được tạo thành do hai, ba từ tố trong đó có ít nhất một từ tố Hán Việt:
-Một từ tố Hán Việt kếp hợp với môt từ khác nguyên là chữ Việt hay Việt hoá, hai từ này thương đồng nghĩa hay gần nghĩa như; sức lực, nhận xét, linh thiêng, sách vở, suy nghĩ…Có thể dùng từ Hán Việt làm gốc để láy như; ước ao, sinh sôi, lễ lược, hồng hào từ những từ gốc Hán Việt sinh, ước, hồng, lễ.
- Mỗi từ tố Hán Việt kết hợp với từ tố Hán Việt khác tạo ra từ ghép Hán Việt như; vô duyên, phi nghĩa, oan nghiệt, giải lao, học tập, độc ác, quốc gia, thành kiến, đầu hàng, độc lập, lương tâm, thành công lập quốc…v.v. Các từ này có thành tố chính và phụ, thành tố độc lập và không độc lập xoay chuyển lẫn nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top