BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN

Vận dụng SGK:
Câu 1. Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ
Câu 2. Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá protein.
Câu 3. Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN
Câu 4. Nêu các đặc điểm của mã di truyền?
Câu 5. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của pân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn
Câu 6.  Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là?

Vận dụng cao:
Câu 1. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì?
Câu 2.  Đầu 3’ – 5’ trên phân tử axit nuclêic nói lên điều gì ?
Câu 3.  Tại sao hai mạch của phân tử ADN lại phải nhân đôi theo hai cách khác nhau?
Câu 4.  Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
Câu 5.  Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (E.coli) với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
Câu 6.  Giả sử có một dạng sống mà axit nuclêic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm ba loại nuclêôtit A, G, U. Hãy cho biết: dạng sống đó là gì? Axit nuclêic của nó gọi là gì? Số bộ ba có thể có là bao nhiêu? Số bộ ba không chứa A là bao nhiêu? Có bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất một A?
Câu 7.  Theo dõi quá trình tự nhân đôi của 1ADN, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. Bằng kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên có ở loại tế bào nào?
Câu 8.  - Người ta tổng hợp một gen nhân tạo rồi chuyển gen đó vào vi khuẩn E. Coli. Hoạt động giải mã của gen có diễn ra trong E. coli không? Giải thích tại sao?
Câu 9.  So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất di truyền của gen trong nhân và gen trong tế bào chất. 

Bài tập bổ sung.
Một số công thức cơ bản

1. Số nucleotit mỗi loại trong ADN:
A = T ; G = X
2. Số nucleotit mỗi loại trong từng mạch đơn ADN
A1 = T2 ,T1 = A2 ,G1 = X2 ,X1 = G2

A1 +A2 = T1 +T2 = A1 +T1 = A2 +T2

G1+ X1  = G2+ X2=  G1+ G2 = X1+ X2  

3. Tỷ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit trong ADN

4. Chiều dài của ADN: L = (N/2).3,4A0.   

5. Tổng số chu kỳ xoắn  trong ADN: C = N/20

6. Khối lượng phân tử ADN: M = N.300DVC

7. Số liên kết hydro trong ADN:   H = 2A + 3G

8. Số liên kết hóa trị trong mỗi nuclêôtit HT1 = N

9. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit HT2 = N – 2

10. Tổng số liên kết hóa trị : åHT = 2N – 2

Bài 1. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có khoảng 2,83 x 108 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét (µm) thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
Bài 2. Một gen có chiều dài 0,408m m. Trong gen hiệu số giữa ađênin với một loại Nuclêôtít khác là 240 (Nu). Trên mạch một của gen có Timin=250. Trên mạch hai của gen có Guanin là 14%.
a. Tính khối lượng và số chu kì xoắn của đoạn gen trên
b. Tính số nuclêôtít từng loại của đoạn gen trên
c. Số Nuclêôtít từng loại trên mỗi mạch đơn của gen là:
d. Tính số nuclêôtít từng loại có trong các gen con sau khi tự sao liên tiếp 3 lần. Sau 3 lần tự sao liên tiếp, số Nuclêôtít từng loại có trong các gen con chứa nguyên liệu hoàn toàn mới là bao nhiêu
Bài 3. Một gen dài 4080Ao, trong gen có 3120 liên kết Hyđrô. Trên mạch 1 của 1 gen có: A=240, X = 40% tổng số Nuclêôtít của mạch.
a. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên gen
b. Số Nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch đơn của gen?
c. Số liên kết hoá trị giữa các Nuclêôtít của gen?
d. Tính khối lượng phân tử và số chu kỳ xoắn của gen
e. Khi gen tự nhân đôi một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 5040 Guanin tự do, tính số lần tự nhân đôi của gen. Số Nuclêôtít tự do mỗi loại môi trường đã cung cấp số liên kết Hyđrô bị phá vỡ trong quá trình tự nhân đôi của gen trên là bao nhiêu?
Bài 4. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. Trong gen có A=1050 nuclêôtit. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A = 450. Trên mạch đơn thứ hai có G = 150.
a. Chiều dài của đoạn gen trên là bao nhiêu?
b. Số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên gen
c. Xét trên từng mạch đơn thì số nuclêôtít mỗi loại của đoạn gen trên là bao nhiêu?
d. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtít trong gen trên là:
e. Khi gen trên tự sao một số đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 45.000 Nu. Số lần tự sao của gen là bao nhiêu? Số Nuclêôtít từng loại môi trường đã cung cấp để gen trên thực hiện một số lần tự sao như trên là:
Bài 5. Một gen dài 0,51m m và có A : G = 7:3.
a. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit
b. Tính số lượng các loại liên kết trong gen
c. Khi gen tái bản hai lần liên tiếp. Tính số nuclêôtit từng loại môi trường phải cung cấp và số liên kết hoá trị, liên kết hyđrô được hình thành?

    



< Chúc các bạn học tốt! >
  #nholunn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: