LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .

Câu 001: Theo quan điểm mậu dịch tự do của Adam Smith thì:

a) Mua bán giữa các quốc gia sẽ không bị cản trở bởi các hàng rào thương mại.

b) Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo.

c) Chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 002: Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo khi:

a) Hầu hết các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, không doanh nghiệp nào có khả năng chi phối lũng đoạn giá cả thị trường.

b) Sự cạnh tranh lành mạnh chỉ dựa trên chất lượng và giá cả sản phẩm, nên các doanh nghiệp có thể tham gia hay rút khỏi thị trường một cách dễ dàng.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Hai câu a và b đều sai.

Câu 003: Lợi thế tuyệt đối là:

a) Sự cao hơn tuyệt đối về năng suất và chi phí lao động để làm ra cùng một loại sản phẩm so với quốc gia giao thương.

b) Sự cao hơn tuyệt đối về năng suất hoặc chi phí lao động để làm ra cùng một loại sản phẩm so với quốc gia giao thương.

c) Hai câu a và b đều sai.

d) Cả ba câu trên đều sai.

Câu 004: Năng suất lúa bình quân của Thái Lan thường thấp hơn từ 20 – 30% so với Việt Nam. Nhưng do nhu cầu gạo nội địa cao hơn nên xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đứng hàng thứ hai trên thế giới (xếp sau Thái Lan). Do vậy, sản xuất lúa gạo của Việt Nam có lợi thế tuyệt đối:

a) Cao hơn so với Thái Lan, Việt Nam nên chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu gạo cho Thái Lan.

b) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, ngoại trừ Thái Lan.

c) Cao hơn so với tất cả các nước có canh tác lúa nước trên thế giới, kể cả Thái Lan.

d) Cao hơn so với Thái Lan, nhưng không chắc lợi thế so sánh có cao hơn hay không ?

Câu 005: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối yêu cầu mỗi quốc gia:

a) Chuyên môn hóa sản xuất vào các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối;

b) Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối; đồng thời, nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 006: Lợi ích kinh tế khi thực hiện theo yêu cầu của lý thuyết lợi thế tuyệt đối:

a) Là mối lợi “kép” trên cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

b) Tài nguyên kinh tế của các quốc gia giao thương được khai thác có hiệu quả hơn.

c) Thu nhập của nền kinh tế thế giới cao hơn so với tình trạng tự cung tự cấp.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 007: Lợi ích kinh tế thế giới tăng thêm nhờ thực hiện theo yêu cầu của lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã thể hiện rằng:

a) Lý thuyết lợi thế tuyệt đối đúng trong mọi trường hợp.

b) Sự kết hợp hài hòa giữa chuyên môn hóa sản xuất với phân công lao động quốc tế là nguyên nhân cơ bản làm tăng tích cực lợi ích kinh tế.

c) Ngay cả một nước nhỏ bé (trình độ sản xuất còn thấp kém) cũng có thể thực hiện tốt yêu cầu của lý thuyết lợi thế tuyệt đối để tối ưu hóa lợi ích kinh tế.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 008: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối đặt quan hệ giao thương giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi. Điều đó có nghĩa là, so với trường hợp không trao đổi mậu dịch quốc tế:

a) Lợi ích tăng thêm của các bên không nhất thiết phải bằng nhau.

b) Lợi ích tăng thêm của các bên phải bằng nhau.

c) Lợi ích tăng thêm của nước lớn phải nhiều hơn so với nước nhỏ.

d) Lợi ích tăng thêm của nước nhỏ phải nhiều hơn so với nước lớn.

Câu 009: Theo lý thuyết tính giá trị bằng lao động (Labour Theory) thì:

a) Lao động là yếu tố chi phí duy nhất để sản xuất ra sản phẩm.

b) Lao động là yếu tố đồng nhất (Homogeneous), được sử dụng với cùng tỷ lệ trong mọi sản phẩm.

c) So sánh giữa các ngành sản xuất khác nhau, trị tuyệt đối năng suất của ngành nào lớn hơn thì ngành đó có lợi thế tuyệt đối cao hơn.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 010: Theo mô hình thương mại quốc tế đơn giản (hai quốc gia và hai sản phẩm) của David Ricardo, thì:

a) Lợi suất kinh tế theo qui mô không đổi vì kỹ thuật sản xuất giống nhau giữa hai quốc gia và chi phí sản xuất giống nhau giữa hai loại sản phẩm.

b) Mậu dịch tự do nên hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất di chuyển dễ dàng qua các biên giới quốc gia mà không phải tính chi phí vận chuyển.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 011: Dấu hiệu cơ bản để nhận biết sản phẩm có lợi thế so sánh là:

a) Năng suất cao hơn so với sản phẩm cùng loại của quốc gia giao thương.

b) Năng suất cao hơn tất cả sản phẩm còn lại ở trong nước.

c) Sản phẩm có lợi thế tuyệt đối so với sản phẩm còn lại ở trong nước, bất kể nó có lợi thế tuyệt đối so với sản phẩm cùng loại của quốc gia giao thương hay không.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 012: Trong mô hình hai quốc gia (1, 2) và hai sản phẩm (X, Y): Quốc gia 1 có năng suất sản xuất X và Y là x1 và y1; Quốc gia 2 có năng suất sản xuất X và Y là x2 và y2. Cách xác định lợi thế so sánh như sau:

a) Nếu x1/x2 > y1/y2 thì Quốc gia 1 có lợi thế so sánh X, Quốc gia 2 có lợi thế so sánh Y; và ngược lại, nếu x1/x2 < y1/y2 thì Quốc gia 1 có lợi thế so sánh Y, Quốc gia 2 có lợi thế so sánh X.

b) Nếu x1/y1 > x2/y2 thì Quốc gia 1 có lợi thế so sánh X, Quốc gia 2 có lợi thế so sánh Y; và ngược lại, nếu x1/y1 < x2/y2 thì Quốc gia 1 có lợi thế so sánh Y, Quốc gia 2 có lợi thế so sánh X.

c) Nếu x1, y1, x2, y2 là chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm X và Y tương ứng của hai quốc gia thì phải đảo dấu bất đẳng thức đã nêu trong các câu a và b.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 013: Qui luật lợi thế so sánh yêu cầu mỗi quốc gia:

a) Chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh.

b) Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh; đồng thời nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế so sánh.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Câu a sai và câu b đúng.

Câu 014: Trong mô hình hai quốc gia (1, 2) và hai sản phẩm (X, Y): Năng suất X và Y của Quốc gia 1 là x1 và y1; của Quốc gia 2 là x2 và y2. Yêu cầu của qui luật lợi thế so sánh sẽ không thực hiện được khi:

a) x1.x2 = y1.y2 (x1 ≠ x2 ≠ y1 ≠ y2).

b) x1.y1 = x2.y2 (x1 ≠ x2 ≠ y1 ≠ y2).

c) x1.y2 = x2.y1 (x1 ≠ x2 ≠ y1 ≠ y2).

d) Cả ba câu trên đều sai.

Câu 015: Trong mô hình hai quốc gia (1, 2) và hai sản phẩm (X, Y): Quốc gia 1 có năng suất 6X và 4Y (giờ/người); Quốc gia 2 có năng suất 1X và 2Y (giờ/người); Tỷ lệ trao đổi mậu dịch là 6X = 6Y. Sau khi chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi mậu dịch quốc tế:

a) Suất lợi ích tăng thêm của hai quốc gia bằng nhau.

b) Lợi ích tăng thêm của hai quốc gia bằng nhau.

c) Lợi ích tăng thêm của Quốc gia 1 ít hơn của Quốc gia 2.

d) Lợi ích tăng thêm của Quốc gia 1 nhiều hơn so với Quốc gia 2.

Câu 016: Trong mô hình hai quốc gia (1, 2) và hai sản phẩm (X, Y): Quốc gia 1 có năng suất 6X và 4Y (giờ/người); Quốc gia 2 có năng suất 1X và 2Y (giờ/người); Tỷ lệ trao đổi mậu dịch là 6X = 6Y. Khung trao đổi mậu dịch tương đối giữa hai quốc gia là:

a) 4Y < 6X < 12Y.

b) 2Y < 6X < 12Y.

c) 1Y < 6X < 12Y.

d) Cả ba câu trên đều sai.

Câu 017: Trong công thức tính mức lợi thế so sánh RCAX = (EX1/EC) ÷ (EX2/EW):

a) EX1/EC là tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu X trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia.

b) EX2/EW là tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu X trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 018: Với công thức tính mức lợi thế so sánh RCAX = (EX1/EC) ÷ (EX2/EW), khi:

a) RCAX ≤ 1 : sản phẩm X không có lợi thế so sánh.

b) 1 < RCAX < 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh, mức lợi thế cao dần khi RCAX tiến tới 2,5.

c) RCAX ≥ 2,5 : sản phẩm X có lợi thế so sánh rất cao.

d) Cả ba câu trên đều đúng.

Câu 019: Qui luật lợi thế so sánh đã chứng minh:

a) Luận điểm “lợi thế so sánh là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh thương mại quốc tế” đúng với mọi trường hợp.

b) Tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thương với nhau. Nhưng các nước lớn sẽ có ưu thế trong việc xác định tỷ lệ trao đổi mậu dịch, nên mức lợi ích tăng thêm của các nước nhỏ thường kém hơn.

c) Hai câu a và b đều đúng.

d) Câu a đúng và câu b sai.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: