Câu Hỏi: Qúa trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị của Đảng

Câu Hỏi: Qúa trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị của Đảng

Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị

- Nhận thức: đổi mới là một quá trình. Quá trình này bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời, từng bước đổi mới hệ thống chính trị.

- Đổi mới thành công về kinh tế sẽ tạo điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Hệ thống chính trị được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế.

Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: "Trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ".

- Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VII chỉ rõ: thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới

- Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam: "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, vị trí, tính chất của các giai cấp trong xã hội đã có nhiều thay đổi cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công,...".

- Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị ở nước ta vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; trong đó, Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, có vai trò quan trọng trong việc phản biện, giám sát xã hội, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua Nhà nước và các cơ quan đại diện; đồng thời, làm chủ trực tiếp ở cơ sở thông qua cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; làm chủ thông qua hình thức tự quản.

Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị

- Thuật ngữ về xây dựng Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII.

- Các Hội nghị và Đại hội Đảng sau đó tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và làm rõ thêm nội dung của nó:

+ Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

+ Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng, sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.

Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị

Nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng, củng cố Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy vai trò của các thành tố này trong quản lý, điều hành xã hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top