câu hỏi ôn tập

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ, vai trò và xu hướng phát triển của thương mại điện tử trong kinh doanh dịch vụ?

Khái niệm: Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất. DV là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và KH, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của KH.

Theo Ph.Kotler: DV là bất kỳ hoạt động hoặc lợi ích nào mà 1 nhà cung ứng có thể cung cấp choKH mà không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.

Đặc điểm dịch vụ:

Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản khác với sản phẩm hữu hình khác, như tính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính không ổn định về chất lượng, tính không lưu giữ được.

Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể,do vậy nó rất dễ bắt chước. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là thách thức chủ yếu của marketing dịch vụ.

Một dịch vụ có thể do nhiều tổ chức cung ứng

Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời được. Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ.

Cau 2: Giao dịch trong thương mại điện tử có điểm gì khác với các loại hình giao dịch điện tử khác? Các bên tham gia giao dịch thương mại, dịch vụ có bắt buộc phải chuyển sang phương thức thương mại điện tử sau khi có luật giao dịch điện tử  và các văn bản hướng dẫn?

Câu 8.  Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử? Các hành vi đó sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 16. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử

1. Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng chứng từ điện tủ.

2. Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chúc, cá nhân trong việc lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại.

3. Thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép, giả mạo, chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ chứng từ điện tử.

4. Xâm phạm, phá hoại hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử.

5. Khởi tạo, gửi, truyền, nhận, xử lý các chứng từ điện tử nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

6. Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới sử dụng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử

1. Thương nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Câu 9. Phân tích những yêu cầu về hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội cho thực hiện thương mại điện tử. Để tạo lập môi trường kinh tế xã hội cho thực hiện thương mại điện tử ở nước ta hiện nay nhà nước cần phải làm gì?

Nhận thức về TMĐT

Đây là yếu tố được đánh giá là phải đi trước một bước để phát triển Thương mại điện tử. Một doanh nghiệp muốn ứng dụng và phát triển Thương mại điện tử thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của Thương mại điện tử để qua đó có một chiến lược và kế hoạch đúng đắn cho việc áp dụng Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình cũng như có một sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Trong vấn đề này vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng và quyết định.

b/ Nhân lực cho TMĐT

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất cứ hoạt động nào và Thương mại điện tử không phải là một ngoại lệ. Nhân lực cho sự phát triển Thương mại điện tử ở đây bao gồm hai loại:

- Nhân lực về nghiệp vụ: đó là bộ phận sẽ ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận nhân lực này phải am hiểu các kiến thức về nghiệp vụ thương mại, ngoại thương, sử dụng tốt ngoại ngữ trong giao dịch với đối tác nước ngoài và am hiểu các kiến thức về Thương mại điện tử cũng như sử dụng tốt các ứng dụng của công nghệ thông tin truyền thông vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình

- Nhân lực kỹ thuật: là bộ phận kỹ thuật đảm bảo cho hệ thống kỹ thuật hoạt động ổn định, có khả năng khắc phục các sự cố và phát triển các tiện ích, công cụ kỹ thuật mới đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động giao dịch thông qua các phương tiện điện tử.

c/ Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông

Do Thương mại điện tử hoạt động dựa trên các phương tiện điện tử nên hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông có một vai trò nền tảng quan trọng cho các ứng dụng của Thương mại điện tử. Nếu như trước kia mới chỉ có các phương tiện truyền thông đơn giản như điện thoại, fax ... thì ngày nay hạ tầng công nghệ cao như Internet, đi động... đã phát triển nhanh đến chóng mặt. Một doanh nghiệp không thể quảng bá website bán hàng của mình một cách rộng rãi và khai thác các tiện ích cũng như đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nếu như hệ thống đường truyền Internet không được đảm bảo hoạt động ổn định. Đối với Việt Nam vấn đề này đang được cải thiện một cách đáng kể, nếu như trước kia chúng ta chỉ biết có kết nối Internet qua đường điện thoại thì ngày nay hình thức kết nối Internet tốc độ cao đã trở nên phổ biến. Theo một cuộc điều tra mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với 2233 doanh nghiệp tại 05 thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng thì có tới 54.9% số doanh nghiệp đã sử dụng hình thức kết nối Internet qua ADSL. Vấn đề giá cả các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

d/ Hạ tầng pháp lý

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật như trong hoạt động Thương mại truyền thống thì họ còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan đến hình thức hoạt động mới này. Hiên nay Việt nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự các luật được Quốc hội thông qua trong năm 2005 đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợp góp phần tạo nên khung pháp lý cần thiết cho hoạt động Thương mại điện tử như các luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hải quan, đấu thầu mua sắm công...Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ mang tính nền tảng, chúng ta cần có những chính sách và văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn để tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện đáp ứng các đòi hỏi của việc ứng dụng và phát triển của Thương mại điện tử ngày nay.

đ/Hệ thống thanh toán điện tử

Hiện nay thanh toán điện tử đang là một trong những vấn đề trở ngại lớn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam. Chúng ta mới có hệ thống thanh toán liên ngân hàng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và thông qua hệ thống này phục vụ thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên hình thức thanh toán điện tử chưa hình thành và phát triển là do hiện nay chưa thiết lập được cổng thanh toán trực tuyến kết nối các ngân hàng với nhau và với các tổ chức thanh toán quốc tế. Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cũng chưa thể tiến hành mở các tài khoản thu tiền thanh toán từ thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do đó người tiêu dùng Việt Nam và cả nước ngoài chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại các website bán hàng của Việt Nam. Chính vì thế mà các hình thức mở một tài khoản tại các tổ chức thanh toán quốc tế làm đơn vị trung gian hay chuyển khoản qua ngân hàng, chuyển khoản qua máy ATM, gửi tiền qua bưu điện hay thậm chí thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán chủ yếu hiện nay tại Việt Nam khi ứng dụng Thương mại điện tử. Vấn đề này nếu không được giải quyết sẽ là một rào cản cho sự phát triển của các mô hình Thương mại điện tử tại Việt Nam đặc biệt là mô hình bán lẻ (B2C).

e/ An ninh, an toàn

Tâm lý e ngại về sự không an toàn của việc ứng dụng Thương mại điện tử, giao dịch trên mạng là một thực tế hiện nay của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hiện tượng này càng trở thành một vấn đề lớn khi mà vấn đề hacker trên mạng ngày càng phát triển một cách tinh vi. Đối với Việt Nam điều này còn bắt nguồn từ sự đầu tư chưa đầy đủ cho việc bảo mật thông tin trên mạng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp người tiêu dùng. Bên cạnh đó việc thiếu kiến thức hiểu biết cần thiết cũng là một nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của người sử dụng.

Nhận thức vấn đề này các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cũng đang có sự đầu tư cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin của mình qua đó khắc phục các sự cố nhằm tạo lòng tin cho người sử dụng. Bên cạnh đó việc xuất hiện các đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về an ninh, an toàn mạng như BKIS, VSEC, Athena...cũng đã góp phần cải thiện bức tranh còn nhiều điểm tối trên tại Việt Nam

Câu 10. Vấn đề địa điểm kinh doanh trong thương mại điện tử có gì cần lưu ý so với thương mại, dịch vụ truyền thống? Lấy ví dụ minh họa.

Luật Thương mại, Điều 54 khoản 1 quy định: "Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán".

Nghị định về Thương mại điện tử quy định chi tiết hơn, theo đó địa điểm kinh doanh là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ địa điểm kinh doanh này không có. Hoặc nếu bên đó không chỉ ra thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan.

Trong thương mại điện tử, khi xác định địa điểm kinh doanh cần đặc biệt lưu ý hai vấn đề sau:

·            Nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng, trong trường hợp khác với cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh của bên đó mà có quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan, không được coi là địa điểm kinh doanh gắn với giao dịch thương mại điện tử này. Ví dụ Công ty A tại Quảng Ninh có website và hộp thư điện tử đặt tại máy chủ Công ty B ở Hà Nội, thì Hà Nội không được coi là địa điểm kinh doanh của Công ty A.

Địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết chỉ ra nơi bên đó có địa điểm kinh doanh. VD: bên A tiến hành giao dịch từ một hộp thư điện tử với địa chỉ là têncô[email protected] thì chưa đủ cơ sở để suy ra rằng bên A có địa điểm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

 Câu 13. Thế nào là thông điệp dữ liệu? Căn cứ vào đâu để một thông điệp dữ liệu được coi là tương đương với văn bản giấy?

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Nó được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, điện báo, fax và các hình thức tương tự.

Theo điều 12 chương II mục 1 cảu luật giao dịch điện tử thì thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản khi trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết

Câu 18. Các bước cụ thể của lập kế hoạch triển khai dự án TMĐT trong kinh doanh dịch vụ?

Các bước triển khai

1. Xác định phạm vi triển khai là một danh sách tất cả những gì DA phải làm (và cũng có thể là không phải làm). DA phải có một phạm vi được viết ra rõ ràng, nếu không DA sẽ không bao giờ kết thúc.

Ví dụ như phạm vi triển khai trang web thì trang homes cần gì, trang nhỏ , …

2. Xác định các kết quả cần đạt được như khả năng giao tiếp khách nước ngoài, khả năng duy trì trang web,giao diện trang web, nội dung web, hệ thống mạng, …

3. Danh sách công việc và kế hoạch thời gian

4. Xác định nguồn lực triển khai như thuê ngoài hoặc dùng chính tiềm lực sẵn có của côngty

Câu 20. Trình bày các chức năng chính của hệ thống đặt chỗ trực tuyến trong vận chuyển hàng không?

- Hiển thị giá vé

- Hiển thị các chuyến đi

- Đặt chỗ trên hành trình

- Lưu trữ thông tin khách hàng

- Phân bổ chỗ ngồi

- Lên danh sách chờ

- In vé và chứng từ

- Chức năng phụ trợ

- Thông tin tổng quát

Câu 23. Các đặc điểm cơ bản của đấu giá trực tuyến? Lợi ích của các bên tham gia đấu giá trực tuyến (người bán, người mua, người tổ chức)?

-          Không ràng buộc thời gian. Việc đặt giá có thể thực hiện bất kì lúc nào. Các sản phẩm đuợc liệt kê trong một một vài ngày (thường là từ 1 đến 10 ngày, tùy theo ý thích của người bán) để người mua có thời gian tìm kiếm, quyết định và đặt giá. Giá trị của món hàng sẽ được nâng lên theo số lượng người tham giá đấu giá.

-          Không ràng buộc địa lý: Những người bán hàng và những người đấu giá có thể tham gia đấu giá từ bất kì nơi nào có truy cập Internet. Điều này làm các cuộc đấu giá thêm gần gũi và giảm chi phí tham dự một cuộc đấu giá. Điều này đồng thời cũng làm tăng số lượng các sản phẩm (có càng nhiều người bán hàng) và số lượng các đặt giá (có càng nhiều người đặt giá). Những món hàng không những không cần phải đưa đến sàn đấu giá mà còn giảm được chi phí, giảm được giá khởi điểm được chấp nhận của người bán.

-          Sức mạnh của tương tác xã hội: Tương tác xã hội mà liên quan đến quá trình đấu giá thì giống như việc chơi đặt cược. Những người đấu giá chờ đợi trong hi vọng là họ sẽ thắng (eBay gọi những người đặt giá thành công là những người chiến thắng). Cũng giống như sự ham mê cờ bạc, nhiều người tham gia đặt giá chủ yếu để "chơi trò chơi" chứ không muốn giành được món hàng. Và điều này tạo ra một sự phân chia lớn các khách hàng tiềm năng của eBay.

-          Số lượng người đấu giá lớn: do khi tham đấu giá trực tuyến, người tham gia chỉ phải trả chi phí thấp hoặc không phải trả phí, hàng hóa và dịch vụ đa dạng, dễ dàng tham gia.

-          Số lượng người bán hàng lớn: với nhiều lí do khác nhau mà người bán tham gia vào các sàn đấu giá nhưng có một lợi ích mà họ dễ thấy được là với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn, hàng hóa bán ra sẽ dễ dàng hơn và có thể đạt được giá cao, giảm chi phí bán hàng, tăng kênh phân phối và đạt nhiều lợi nhuận hơn.

-          Mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng do tác động tương tác giữa cung và cầu trên mạng đấu giá trực tuyến là rất lớn: số lượng lớn các người tham gia đấu giá sẽ khuyến khích nhiều người bán, ngược lại số lượng lớn các người bán sẽ làm tăng số lượng người tham gia đấu giá. Càng có nhiều hoạt động thì hệ thống càng lớn mạnh nhanh, và mô hình kinh doanh càng trở nên có giá trị cho người xây dựng nó cũng như cho những người tham gia.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thơ-ca