nhà nước
I. NHÀ NƯỚC
1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về xây dựng một nhà nước mới ở Việt Nam là một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là quan điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quan điểm xây dựng Nhà nước của Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa mà còn phát triển học thuyết Mác – Lênin về nhà nước cách mạng. Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung sau đây:
a) Nhà nước của dân
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất tả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, bầu ra Quốc hội.
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh.
Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội.
b) Nhà nước do dân
Nhà nước do dân lập nên, do dân làm chủ. Đó là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lí nhà nước. Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lí. Điều này được thể hiện ở chỗ:
- nhân dân có trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp trí tuệ ,công sức, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Toàn bộ công dân trên 18 tuổi đều có quyền bầu ra Quốc hội
- Nhân dân có quyền bầu cửứng cử thì cũng có quyền bãi miễn những đại biều ko xứng đáng với sự tín nhiệm của dân
– Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lí xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
c) Nhà nước vì dân
Mục tiêu hoạt động của Nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân.
“Dân” trong mệnh đề “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” mà Hồ Chí Minh sử dụng… là “toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Chỉ trừ những kẻ phản bội, làm tay sai cho đế quốc và đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân dân tộc. Nói đến dân thực chất cũng là nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân, lao động trí óc, tiểu tư sản thành thị, tư sản dân tộc và các thân sĩ yêu nước tiến bộ.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
- Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến.
+ Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết và tuyên đọc tại thủ đô Hà Nội ngày 2-9-1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới, đồng thời đảm bảo địa vị hợp pháp của Chính phủ lâm thời.
+ Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là phải có một Hiến pháp dân chủ. Người đã đề nghị Chính phủ tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để sớm có 1 nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra.
+ Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
- Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.
+ Nhà nước dân chủ thì dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ.
+ Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân.
+ Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức.
+ Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải lo “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”.
Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp.
- Để tiến tới một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ Nhà nước phải biết quản lý nhà nước. Người ký Sắc lệnh số 197 thành lập Khoa pháp lý học tại Trường đại học Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh mạnh dạn sử dụng những viên chức, quan lại đã được đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính....
+ Hồ Chí Minh quan tâm tới công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ.
+ Trong việc dùng cán bộ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái. Đặc biệt là với cán bộ quản lý nhà nước, điều quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc
+ Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân, gần dân, trọng dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với dân, phải biết lắng nghe ý kiến của dân”.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.
- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
+ Theo Hồ Chí Minh, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết phải nhấn mạnh vai trò của pháp luật, khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân..., đồng thời phải đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức.
+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm minh.
+ Để đưa luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sát công việc của Chính phủ. Người đòi hỏi pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”
- Kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
+ Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền.
+ Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.
+ Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng cần kíp như việc đánh giặc trên trên mặt trận.
+ Tham ô, lãng phí có nhiều nguyên nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân quan trọng là bệnh quan liêu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top