kc btct 1


1. Khi chiều cao dầm phụ bằng chiều cao dầm chính thì cốt treo đặt ở đâu?
- Khi đó cốt treo chỉ là cốt cấu tạo và đặt theo cấu tạo.
2. Vì sao phải cắt uốn cốt thép?
- Trong mỗi đoạn dầm cốt thép được tính toán cho tiết diện có mômen max. Càng xa tiết diện đó cốt thép cần thiết càng giảm. Để tiết kiệm vật liệu cần cắt hoặc uốn chuyển vùng cốt thép. Vị trí cắt uốn xác định dựa vào hình bao mômen và khả năng chịu lục của các tiết diện dầm.
3. Cái gì chịu lực cat trong bản?
- Trong bản lực cắt thường bé nên bê tông đủ khả năng chịu cắt.
4. Sơ đồ tính của bản, dầm chính và dầm phụ: Tại sao lại có sự khác nhau đó?
- Sơ đồ tính của bản và dầm phụ là sơ đồ khớp dẻo
- Sơ đồ tính của dầm chính là sơ đồ đàn hồi.
- Dầm chính là kết cấu chịu lực chính trên sàn, nó được xem là bị phá hoại khi có sự hình thành khớp dẻo. Do vậy phải tính theo sơ đồ đàn hồi, bảo đảm an toàn cho kết cấu. Còn với dầm phụ và bản, khi hinh thành khớp dẻo thì kết cấu vẫn còn làm việc được , ta tính theo sơ đồ khớp dẻo để tận dụng tối đa khả năng làm việc của kết cấu.
5. Vì sao các ô bản ở giữa được phép giảm 20% cốt thép?
- Ở các bản vùng giữa ( dalle intermédiaire) liên kết bởi bốn phía là dầm nên có sự hình thành khớp dẻo tạo thành kết cấu khung ba khớp làm tăng khả năng chịu lực của các ô bản ở giữa ( Hiệu ứng vòm ) . Các ô bản ở ngoài, do chỉ có ba phía là dầm, một phía gốI lên tường, ở đó coi như không có mômen do dó không có sự hình thành khớp dẻo- không được giảm thép.
6. Ad là gì ? Ad phụ thuộc vào gì ?
- Ad là hệ số hạn chế dầm tính theo sơ đồ khớp dẻo.
- Ad phụ thuộc vào mác bêtông:
+ Nếu mác bêtông # > 300 thì Ad = 0,3 tương ứng a = 0,37
+ Nếu mác bêtông # > 500 thì Ad = 0,255 , a = 0,3
7. Vì sao tại các tiết diện ở gối tựa ta phải kiểm tra điều kiện
- Vì tính toán theo sơ đồ khớp dẻo, các khớp dẻo dự kiến xuất hiện ở các gối tựa, do đó tại các tiết này phải kiểm tra đk trên
8. Khi tính toán thép trong dầm chính người ta dùng giá trị mômen nào ? Tại sao?
- Khi tính toán dầm chính người ta dùng giá trị mômen tại mép gối mà không dùng giá trị lớn nhất ở chính giữa các gối tựa. Lí do : trong thực tế sự phá hoại xảy ra theo tiết diện mép gối chứ không phải tiết diện có mômen lớn nhất ở chính giữa trục gối.
9. Tại một gối có bao nhiêu giá trị mômen mép gối ? Ta dùng giá trị nào ?
Trên biểu đồ bao mômen , ở hai bên gối có thể có các độ dốc khác nhau, do đó có hai giá trị mômen mép gối. Ta dùng giá trị lớn hơn để tính toán.
10. Khi tính toán dầm chính, trường hợp chất tải lên toàn bộ dầm có phải là trường hợp nguy hiểm nhất không ? Vì sao phải tổ hợp tải trọng ?
- Trường hợp chất tải lên toàn bộ dầm không phải là trường hợp nguy hiểm nhất mà chỉ là một trong những trường hợp nguy hiểm. Do có nhiều trương hợp nguy hiểm xảy ra nên phải tổ hợp tải trọng để bảo đảm kết cấu chịu lực được trong mọi trường hợp nguy hiểm khác nhau.
11. Có phải tất cả các hệ số vượt tải đều lớn hơn 1 ?
- Chưa chắc ! Có những trường hợp tải trọng thay đổi bé đi so với tải trọng tiêu chuẩn lạI gây bất lợi cho kết cấu.
12. Khi tính toán dầm có kể đến tải trọng khung không ? tại sao?
- Khi tính toán ta xem các kết cấu tường , vách cứng chịu tải trọng ngang; các khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng.
13. Nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bêtông và cốt thép ?
- Lực dính là nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bêtông và cốt thép .
- Làm cho cốt thép và bêtông cung biến dạng và có sự truyền lực giữa hai vật liệu( xem tr 24 sách bêtông 1 )
14. Vì sao phải neo cốt thép ?
- Để phát huy hết khả năng, cần phải neo chắc đầu mút của cốt thép vào bêtông. Chiều dài đoạn neo phải thỏa mãn theo tiêu chuẩn ( xem trang 39 sách bêtông 1 )
15. Vì sao có 2 móc vuông ở cốt thép mũ chịu mômen âm trong bản?
- Hai móc vuông thường được tính toán ấn vào ván khuôn, có tác dụng giữ cho cốt thép không bị xê dịch, giúp cho việc thi công dễ dàng hơn.
16. Cốt cấu tạo , tác dụng ?
- Cốt cấu tạo được đặt vào kết cấu với nhiều tác dụng khác nhau:+ Để liên kết các cốt chịu lực thành khung hay thành lưới.+ Chịu ứng suất co ngót theo chiều khác nhau của bêtông.+ Chịu ứng suất phát sinh do thay đổi nhiệt độ, ứng suất khi thi công. + Hạn chế sự mở rộng của khe nứt.+ Phân phối tải trọng tập trung .
- Cốt cấu tạo không phải tính mà đặt theo kinh nghiệm, theo kết quả phân tích làm việc của kết cấu, theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế (xem trang 38 sách bêtông 1)
17. Vì sao có thể xem dầm chính như một dầm liên tục khi tính toán ?
- Vì 2 lí do: + Xem như trong kết cấu của nhà đã có tường và vách cứng chịu tải trọng ngang, các khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng + Dầm chính được kê tự do lên cột.
_________________
1. Vẽ sơ đồ tính trong dầm chính,dầm phụ?
2. Tải trọng tính toán trong dầm chính,dầm phụ?
3.Tại sao lại bố trí cốt treo?Tại chỗ dầm phụ gác vào dầm chính có tải trọng tập chung từ dầm phụ truyền vào nên phải bố trí cốt treo trong dầm chính để tránh phá sự hoại cục bộ.Cách tinh toán:bố trí cốt treo hai bên dầm phụ trong đoạn S=b1+2h1Với b1 là :chiều rộng dầm phụ -h1 là hiệu độ cao dầm chính với chiều cao dầm phụ.
4.Tại vị trí bố trí cốt treo,nếu không dùng cốt treo thì bố trí thép bằng cách nào?Cách tính?
5- cốt thép nào chịu mômen âm, cốt nào chịu mô men dương trong dầm. ( Chỉ vào bản vẽ để trả lời )
6- Tại sao điểm cắt (bước nhảy) trên biểu đồ bao mô men không trùng với điểm cắt thép?Điểm cắt trên biểu đồ mô men là điểm cắt lý thuyết, nhưng thực tế để đảm bảo an toàn thì cốt thép phải kéo dàI thêm một đoạn w ,vì thế điểm cắt thép không trùng với điểm cắt trên biểu đồ mô men.
7- Lực cắt trên dầm chính hoặc dầm phụ lớn nhất ở đâu ?(chỉ vào biểu đồ lực cắt để trả lời )
8- Tại sao uốn xiên cốt thép hay uốn xiên cốt thép để làm gì, có tác dụng gì vv... Trên thiết diện nghiêng có tác dụng cửa mô men uốn và lực cắt , mô men uốn làm quay 2 phần xung quanh vùng nén ,lực cắt kéo tách hai phần dầm Þcốt xiên có tác dụng chống lại sự quay và sự tách của hai phần dầm.Để tiếc kiệm người ta hay uốn cốt dọc lên lam cốt xiên.
10- Xác định mặt cắt của thép như thế nào ? Xác định mặt cắt lý thuyết của thép bằng cách tính Mtd theo những thanh còn lại rồi dùng phương pháp vẽ hoặc tính toán tìm trên hình bao mô men vị trí có M bằng Mtd.xác định độ dốc biểu đồ i tại đoạn dự kiến cắt ,sau đó xác định xem tính khoảng cách từ mắt cắt đến gối là bao nhiêu.
11 Tại sao có bước nhảy trên biểu đồ bao vật liệu ?Do thép bị cắt nên trên biểu đồ bao vật liệu có bước nhảy để biểu hiện,tung độ bước nhảy bằng độ giảm của khả năng chịu lực do cắt thanh thép.
12- Cốt đai có tác dụng gì ?Chống lại sự tách hai phần dầm,hay chính là chống lại lực cắt .
13- Trong sàn cốt nào chịu lực chính ?Cốt chịu lực chính là cốt đặt theo chiều ngang của sàn.
15- Cốt vai bò dïng dể làm gì ?:dùng để chịu lực cắt.
16- cốt vai bò chịu lực cắt ở đâu ?:chủ yếu là ở trên gối có mô men âm là chủ yếu.17-tại sao trong bản phải uốn móc cốt thép, có tác dụng gì ?trong bản chủ yếu la dùng thép trơn vì thế để đảm bao neo chắc cốt thép ,nó có tác dụng giữ cốt thép không bị xê dịch khi thi công.18- Tại sao trong dầm không uốn cốt thép ( Vì dung thép có gờ, không phải tròn trơn )
19- Tại sao lạI tính theo bản loại dầm ?vì bản chỉ được liên kết ở một cạnh hoặc hai cạnh đối diện , tải trọng chỉ truyền theo phương có liên kết ,bản chỉ làm việc theo một phương .20- Biểu đồ bao VL : bước nhảy, đoạn dốc (xiên).... Gì gì đó, no hiểu.
26- đoạn kéo dài cốt thép giữa mặt cắt lý thuyết và mặt cắt thực tế tính như thế nào ?có thể lấy theo kinh nghiệm hoặc tính toán theo công thức :W=0,8.Q-Qx/2qd +5d với Q:giá trị lực cắt(độ dốc biểu đồ bao mômen)tại thiết diện cắt lý thuyết ,Qx giá trị chịu lực cắt của cốt xiên nếu có ,qd khả năng chịu lực cắt của cốt đai trên một đơn vị chiều dàI cấu kiện,d đường kính cốt thép bị cắt, giá trị 5d chi là để đảm bảo neo chắc cốt thép .27- Tiết diện chịu mô men âm và dương trong dầm khác nhau như thế nào ( mô men âm thính theo tiết diện chữ nhật, dương tính theo tiết diện chư T)
28- Tiết diện sau (trước ) là gì ?tiết diện trước là:tiết diện tại đó cốt uốn được kể vào trong tính toán với toàn bộ khả năng chịu lực.tiết diện sau la : tiết diện tại đó bắt đầu không cần đến thanh được uốn .29- Tại sao phần dầm chính phía trên cột không có cốt treo ?bởi vì toàn bộ lục tập chung do dầm phụ truyền xuống dầm chinh đã có các cốt dọc và cốt dai30- Tính khoảng cách cốt đai như thế nào?Khoảng cách cốt đai lấy bằng gái trị bé nhất trong ba giá trị :u tính toán ,u cấu tạo,u max.U tinh toán =Rad.n.fd.8Rk.b.ho2/Q2Umax=1,5Rk.b.ho2/Qđoạn gần gối tựa u cấu tạo£1/2h hay 150mm khi chiều cao dầm h> 450mm

 < 1/3h hay 300mm khi h>450mm ,< 3/4h hay 500mm khi h>300mm.

32- Bản loại dầm có thể tính theo bản kê 4 cạnh được không (quá được vì loại dầm là trường hợp riêng của kê 4 cạnh)

33- Qđb là gì ?Là khả năng chịu lực cắt trên tiết diện nghiêng C34- khi nào phải dung cốt xiên ?Khi Q thỏa mãn điều kiện Q > 0.3*Rb*b*ho35- Uốn cốt xiên để làm gì ?Để neo vào cốt dọc bên dưới và trên gối.....
36- tiết diện chịu mô men âm và dương có khác nhau không ?Có mô men âm có tiết diện hình chữ nhật , mô men dương có tiết diện hình chữ T.
38- đoạn kéo dài cốt thép so với mặt cắt lý thuyết có tác dụng gì ( TL : khi tính toán ta chỉ tính theo tiết diện thẳng góc nên ta cần kéo dài cốt thép để đảm bảo an toàn trên tiết diện nghiêng) 

1. Vì sao phải cắt uốn cốt thép?
- để đường bao vật liệu tiến về gần đường bao mô men nhất (tiết kiệm thép)

3. Sơ đồ tính của bản, dầm chính và dầm phụ: Tại sao lại có sự khác nhau đó?
- theo trình tự phá hoại của công trình thui. khi công trình gặp sự cố thì cấu kiện càng quan trọng càng phải đứng vững tới giây phút cuối. nếu trên dầm chính mà xuất hiện khớp dẻo thì sao nhỉ, chắc a.e đã hình dung ra rồi đó.
4. Vì sao các ô bản ở giữa được phép giảm 20% cốt thép?
- Hiệu ứng vòm

9. Khi tính toán dầm chính, trường hợp chất tải lên toàn bộ dầm có phải là trường hợp nguy hiểm nhất không?
- trường hợp chất toàn bộ tải trọng k phải là trường hợp nguy hiểm nhất cho cả cấu kiện. mỗi trường hợp tải chỉ gây nguy hiểm nhất cho 1 hoặc 1 vài tiết diện của cấu kiện đang xét thui
- cái này đc giải bằng phương pháp cộng tác dụng, và nguyên tắc dựa trên sơ dồ biến dạng của dầm
10. Vì sao phải tổ hợp tải trọng?
- trong thực tế làm việc của công trình thì các cấu kiện phải chịu tác động của rất nhiều loại tải trọng và xác suất xuất hiện đồng thời của các loại tải trọng là không giống nhau nên việc tổ hợp tải trọng là tìm ra trường hợp tải trọng bất lợi nhất cho từng tiết diện của tất cả các cấu kiện trong công trình, giúp công trình đứng vững dưới mọi tác động đã lường trước(nhân thêm hệ số a.e quen gọi là hệ số ngu) và tiết kiệm nhất
11. Có phải tất cả các hệ số vượt tải đều lớn hơn 1?
- các hệ số vượt tải không phải tất cả đều lớn hơn 1 vì trong 1 số trường hợp giảm tải lại bất lợi hơn cho 1 bộ phận hoặc toàn bộ công trình.

13. Nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép?
- ma sát giữa BT và thép
- cùng hệ số giãn nở vì nhiệt
- tác dụng tương hỗ giữa chịu kéo-nén của thep-BT tạo nên sự tối ưu hoá cho tiết diện
14. Vì sao phải neo cốt thép?
- để tăng diện tích tiếp xúc ---->tăng ma sát cho cốt thép. nếu k sẽ giống như bạn nhổ 1 cái cọc trong đất í mà
15. Vì sao có 2 móc vuông ở cốt thép mũ chịu momen âm trong bản?
- tăng chiều dài đoạn neo nối
- chống thép xuống coppha 1 phần giúp đảm bảo thép làm việc đúng miền, tiết diện có chiều cao làm việc theo tk
16. Cốt cấu tạo , tác dụng?
- định hình, định vị, cố định thép chịu lực trong Bt
- phân phối đều nội lực trong các thanh thép chịu lực, giúp thép chịu lực đc làm việc đồng thời với nhau
- chịu ứng suất co ngot của bt và nhiều trường hợp chưa dc tính đén
17. Vì sao có thể xem dầm chính như một dầm liên tục khi tính toán?
- bỏ qua độ cứng của cột(chỉ có trong đồ án sv và thời MVT còn quá dắt)  


Một số câu hỏi bảo vệ đồ án thường gặp

******

Câu 1: Nhịp của bạn dài bao nhiêu mét ? ( chỉ trên bản vẽ).

TL: Nhịp dài 8 (10) m . tính từ đầu gối bên này sang đầu gối bên kia.( khi chỉ trên hình vẽ bạn chỉ vào đầu gối hình tam giác trong biểu đồ bao vật liệu và nói).

Câu 2: Ý nghĩa của biểu đồ momen.?

TL: Biểu đồ momen thể hiện sự tác dụng lực của hoạt tải, tĩnh tải tại từng mặt cắt nhất định có giá trị momen lớn nhất.

Câu 3: Ý nghĩa của hình bao vật liệu.?

TL: Hình bao vật liệu là khả năng chịu lực của vật liệu (bêtông - cốt thép) tại tiết diện đó (khi không cắt không uốn . Nếu cắt uốn thì hình bao vật liệu sẽ khác nhau )

Câu 4: Tại sao phải cắt uốn cốt thép.?

TL: Trong mỗI đoạn dầm cốt thép đuợc tính toán cho tiết diện có momen max. Càng xa tiết diện đó cốt thép cốt thép cần thiết càng giảm. Để tiết kiệm vật liệu cần cắt hoặc uốn chuyển vùng cốt thép. Vị trí cắt uốn xác định dựa vào hình bao monen và khả năng chịu lục của các tiết diện dầm.

Câu 5: Tại sao phải bố trí cốt thép ở bầu dầm.?( thầy sẽ chỉ vào phần bố trí cốt thép để hỏi chứ không nhất thiết phải là có bầu dầm: lưu ý dầm 8m không có bầu).

TL: Trong quá trình làm việc dầm chị lực cắt, kéo, nén . mà bản than bê tông chịu nén , cắt tốt nhưng chịu kéo kém. Lực kéo sinh ra tạo 1 nên 1 ứng suất bất lợi cho dầm gây nứt, gãy dầm vậy nên để giảm thiểu ứng suất kéo gây ra người ta bố trí thép tại nơi chịu nhiều lực kéo nhất để giảm thiểu ảnh hưởng do ứng suất kéo gây ra. Làm tăng khả năng chịu kéo cho dầm,giảm nứt gãy.

Câu 6: Ý nghĩa của cốt đai ? ( thầy giáo sẽ chỉ vào các thanh cốt đai để hỏi, các bạn lưu ý).

TL: Cốt đai có ý nghĩa: cố định, định hình cốt thép cấu tạo và cốt thép dọc chủ. Chịu lực cắt sinh ra trong quá trình làm việc.

Câu 7: Có bao nhiêu loại cốt thép.? ( chỉ vào hình vẽ và nói tên các loại cốt thép).

TL: Có 3 loại cốt thép: + Cốt thép chịu lực : là cốt thép chịu lực chính trong dầm có tác dụng chống lại ứng suất kéo gây bất lợi trong quá trình làm việc của dầm).

+ Cốt thép cấu tạo (thi công): + Để liên kết các cốt chịu lực thành khung hay thành lưới.

+ Chịu ứng suất co ngót theo chiều khác nhau của bêtông.

+ Chịu ứng suất phát sinh do thay đổi nhiệt độ, ứng suất khi thi công.

+ Hạn chế sự mở rộng của khe nứt

.+ Phân phối tải trọng tập trung .

- Cốt cấu tạo không phải tính mà đặt theo kinh nghiệm, theo kết quả phân tích làm việc của kết cấu, theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế ( xem trang 38 sách bêtông 1)

+ Cốt thép đai: Neo giữ cốt thép chủ và cốt thép định hình, chịu lực cắt.

Câu 7: Cái gì chịu lực cắt trong dầm.?

TL: Bê tong có khả năng chịu nén và chịu cắt tốt. ngoài ra còn có cốt đai chịu cắt.

câu 8: Khi tính toán thép trong dầm chính người ta dùng giá trị mômen nào ? Tại sao?

- Khi tính toán dầm chính người ta dùng giá trị mômen tại mép gối mà không dùng giá trị lớn nhất ở chính giữa các gối tựa. Lí do : trong thực tế sự phá hoại xảy ra theo tiết diện mép gối chứ không phải tiết diện có mômen lớn nhất ở chính giữa trục gối.

Câu 9 : momen lớn nhất tại đâu.?

TL: Momen lớn nhất tại mặt cắt giữa dầm và giảm dần về 2 đầ gối.

Câu 10: Lực Cắt lớn nhất tại đâu.?

TL: Lực cắt lớn nhất ở 2 đầu gối của dầm.

Câu 11: Tại sao lại có giá trị ghi trên biểu đồ bao momen.? ( thầy sẽ chỉ vào các giá trị trong ô tại biểu đồ bao vật liệu.)

TL: trong biểu đồ bao vật lieu có 2 giá trị được ghi:

- Giá trị momen lớn nhất tại mặt cắt nhất định.( tại một mặt cắt có các giá trị khác nhau tùy theo độ dốc khác nhau, nhưng người ta chỉ xét giá trị lớn nhất tại mặt cắt đó làm giá trị tính toán cốt thép.)

- Giá trị momen kháng tính toán: là momen đặc trưng cho khả năng chịu uốn của vật liệu do momen gây ra tại các mặt cắt nhất định thể hiện khả năng chịu lực của dầm).

Câu 12: Tại sao khi cắt cốt thép lại phải cắt từ trên xuống.?

TL: Vì để đảm bảo chiều cao làm việc của vật liệu vẫn đủ lớn (tính từ tâm cốt thép chịu kéo đến mép cốt thép chịu nén) như vậy vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của dầm.

Câu 13. Nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bêtông và cốt thép ?

- Lực dính là nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bêtông và cốt thép .

- Làm cho cốt thép và bêtông chung biến dạng và có sự truyền lực giữa hai vật liệu( xem tr 24 sách bêtông 1 ) ( cốt thép và bê tong có khả năng chịu nhiệt,chịu nén và chịu biến dạng giống nhau nên cũng hợp tác chịu lực.

Câu 14 : Đoạn kéo dài cốt thép so vớI mặt cắt lý thuyết có tác dụng gì?

- TL : khi tính toán ta chỉ tính theo tiết diện thẳng góc nên ta cần kéo dài cốt thép để đảm bảo an toàn trên tiết diện nghiêng

Câu 15:Nêu ý nghĩa của đường bao momen vật liệu?

Trả lời:Đường bao momen vật liệu là khả năng chịu lực của cốt liệu(bê tông cốt thép) tại tiết diện đó khi mà cắt cốt thép.

Câu16:Nêu ý nghĩa của cốt thép dọc chủ?

Trả lời:Cốt dọc chủ là cốt thép chịu lực chính trong kết cấu. Cốt dọc chủ chịu kéo.

Câu 17: Nêu ý nghĩa,tác dụng của cốt đai?

Trả lời:Cốt đai có tác dụng liên kết cốt dọc chủ và chống lực cắt.

Câu 18:Nêu ý nghĩa của cốt xiên trong kết cấu?

Trả lời:Cốt xiên chống cắt.

Câu 19:Trong kết cấu dầm của em có bao nhiêu loại cốt đai?ý nghĩa?

- Định hình, định vị, cố định thép chịu lực trong bê tông.

- Phân phối đều nội lực trong các thanh thép chịu lực, giúp thép chịu lực đc làm việc đồng thời với nhau.

- Chịu ứng suất co ngót của bê tông và nhiều trường hợp chưa được tính đến.

-Trong kết cấu dầm của em có 3 loại cốt đai:

+ Cốt đai bầu dầm:là cốt đai liên kết cốt thép bầu dầm.

+ Cốt đai thân dầm:là cốt thép liên kết bầu dầm ,cánh dầm và liên kết cốt thép thi công.

+ Cốt đai cánh dầm:là cốt đai liên kết cốt thép dọc trên cánh dầm.

(chú ý:khi nói ta chỉ vào bản vẽ của mình mà chỉ ra các loại cốt thép đai, chỉ ra ý nghĩa và tac dụng của các loại cốt đai)

Câu 20:Trong kết cấu có bao nhiêu loại cốt dọc?chỉ trên bản vẽ?

Trả lời:Trong kết cấu có 2 loại cốt dọc:

+ Cốt dọc chịu lực: là cốt dọc để tại thớ chịu kéo.

+ Cốt dọc thi công:là cốt dọc phân bố tai những vùng không tham gia chịu lực nếu có thì rất nhỏ.Cốt phân bố bố trí nhằm cho thuận lợi cho công tác thi công,lắp dựng ván khuân.

Câu 21:Tại sao cốt thép đai của em bố trí mau ở đầu dầm và thưa dần ở giữa dầm?

Trả lời:Tại vì đầu dầm luôn chịu lực cắt lớn nhất tại gối dầm và nhỏ dầm về phía giữa dầm mà cốt đai chống cắt nên ta bố trí mau ở đầu dầm để triệt tiêu lực cắt tránh phá hoại kết cấu dầm.Mà hiện tượng nứt luôn xuất hiện tại đầu dầm.Lực cắt nhỏ dần về giữa dầm nên ta bố trí thưa ở giữa dầm.

Câu 22:Ta bố trí bước cốt đai rải đều trên toàn bộ chiều dài dầm có tác dụng gì?

Trả lời: Khi ta tính toán cho cốt thép đủ đảm bảo chịu lực thì việc bố trí cốt đai rải đều trên toàn bộ chiều dài dầm nhằm dễ dàng cho công tác thi công.

Câu 23: Vì sao phải cắt uốn cốt thép?

- Trong mỗI đoạn dầm cốt thép đuợc tính toán cho tiết diện có momen max. Càng xa tiết diện đó cốt thép cốt thép cần thiết càng giảm. Để tiết kiệm vật liệu cần cắt hoặc uốn chuyển vùng cốt thép. Vị trí cắt uốn xác định dựa vào hình bao monen và khả năng chịu lục của các tiết diện dầm.

Câu 24:Ta tính toán cắt cốt thép có tác dụng gì?

Trả lời: Cắt cốt thép khi ta tính toán và bố trí trên kết cấu theo biểu đồ thì việc cắt cốt thép nhằm tiết kiệm vật liệu.

- Đưa thép phía dưới lên để chịu mômen âm.

Câu 25: Trong bản vẽ Mu (momen tính toán) và Mr (momen giới hạn) nếu các trường hợp này xảy ra thì dầm làm sao?

+ Mu > Mr :dầm bị phá hoại.

+Mu < Mr nhưng nằm trong giới hạn của các mặt cắt liên tiếp nhau thì dầm đạt yêu cầu về đảm bảo cường độ chịu lực và hiệu quả kinh tế.

+ Mu << Mr thì quá lãng phí về vật liệu không hiệu quả kinh tế.

Câu 26: Nêu cách tính chiều dài của thanh cốt thét?

Trả lời: Tổng chiều dài của thanh cốt thép bằng:

Khi ta biết vị trí của thanh cốt thép cắt đến vị trí giữa dầm ta cộng với chiều dài đường cong uốn cốt thép và chiều dài đường tạo nóc liên kết.

Câu 27: Nêu yêu cầu uốn móc neo liên kết của cốt xiên,cốt đai (tức bán kính đường cong uốn)?

Trả lời:

+ Đối với cốt xiên thì góc nghiêng cốt thép đảm bảo an toàn thì góc anpha từ 45-60 độ và bán kính uốn =10 lần đường kính cốt thép dọc chủ.

+ Đối với cốt đai: thì bán kính đường cong uốn cốt thép là

Câu 28: Chỉ ra cốt thép chờ trong bản vẽ?Nêu ý nghĩa của cốt thép chờ?

Trả lời:cốt thép chờ có tác dụng liên kết các phiến dầm vào với nhau.Hoặc để dùng để neo liên kết nối đoạn thi công phần tiếp theo khi kết cấu chia làm nhiều hạng mục,nhiều phần khác nhau đảm bảo thi công thuận tiện dễ dàng hơn.

Câu 29: Nêu cách tính,cách xác định mặt cắt lý thuyết?

Tính toán tìm hiểu trong phần thuyết minh về xác định điểm cắt lý thuyết và mặt cắt lý thuyết(hiểu cách tính toán qua việc nội suy,công thức tính...).

Câu 30: Nhân tố cơ bản đảm bảo sự làm việc chung giữa bê tông và cốt thép?

- Ma sát giữa bê tông và thép.

- Cùng hệ số giãn nở vì nhiệt.

- Tác dụng tương hỗ giữa chịu kéo-nén của thép-bê tông tạo nên sự tối ưu hoá cho tiết diện.

Câu 31:Khi tính toán thép trong dầm chính người ta dùng giá trị momen nào?

Trả lời: Khi tính toán thép trong dầm chính người ta dùng momen lớn nhất xuất hiện tại tiết diện đó để tính toán.

Câu 32: Cách xác định giá trị momen M và giá trị lực cắt Q trong đường ảnh hưởng?

Trả lời:

+ Giá trị momen trong đường ảnh hưởng Mi

Mi=(a*b)/L

Trong đó: 'a' là chiều dài từ đầu gối 1 đến vị trí mặt cắt thứ i. 'b' là chiều dài từ mặt cắt thứ i đến vị trí gối 2.

'L' là chiều dài nhịp.

+Giá trị lực cắt trong đường ảnh hưởng Qi

Qi âm= giá trị âm bằng a/L

Qi dương= giá trị dương bằng b/L

Trong đó: 'a' là chiều dài từ đầu gối 1 đến vị trí mặt cắt thứ i. 'b' là chiều dài từ mặt cắt thứ i đến vị trí gối 2.

'L' là chiều dài nhịp.

Câu 33. Vì sao phải neo cốt thép?

- Để tăng diện tích tiếp xúc nhằm tăng ma sát cho cốt thép. nếu không sẽ giống như bạn nhổ 1 cái cọc trong đất giúp liên kết chặt chẽ các cốt thép với nhau hơn.

Câu 34:Trong bản vẽ, biểu đồ momen vật liệu (tức đường bao vật liệu) hình múi tên có ý nghĩa gì?

Trả lời: Tại vị trí mũi tên chính là vị trí ta cắt cốt thép.

Câu 35:Kiểm tra kết quả qua bản vẽ như kích thước, việc bố trí cốt thép,chiều dày lớp bê tông bảo vệ,chiều dài thanh,tỉ lệ kích thước bản vẽ,vị trí cắt cốt thép,mặt cắt,bán kính đường cong uốn,ghi chú đường kính cốt thép:như bước cốt thép,số lượng thanh cốt thép bầu dầm,sườn dầm,cánh dầm,vút dầm,...tất cả đều ghi chú trong bản vẽ.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top