Câu hỏi 1: Hãy nêu và phân tích chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam theo Luật Hải quan năm 200
Câu hỏi 1: Hãy nêu và phân tích chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam theo Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005?
Chức năng của Hải quan Việt Nam được quy định:
- Theo Luật Hải quan năm 2001 (ngày 29/6/2001): Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về Hải quan.
- Theo Quyết định 113/2002/QĐ - TTg/ ngày 4/9/2002 quy định:
Chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính;
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính 4 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ đến ngày 15/10/2002 trình Chính phủ ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan đó là: Nhận bàn giao; Quản lý điều hành Tổng cục Hải quan; Thực hiện quy trình bổ nhiệm Tổng cục trưởng; Trình Nghị định trước ngày 15/10/2002.
- Theo Nghị định 96/2002/NĐ - CP ngày 19/11/2002 quy định: Tổng cục Hải quan là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Hải quan, thực thi pháp luật Hải quan trong phạm vi cả nước.
- Theo Quyết định số 02/2010/QĐ - TTg ngày 15/01/2010 quy định: Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.
Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam:
Theo Luật Hải quan năm 2001 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 được quy định tại điều 11 quy định: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện: Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới, Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thống kê hàng hóa XK, NK; Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XK, NK.
- Nhiệm vụ đầu tiên của HQVN là: "Kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải". Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của HQ, trong điều kiện thị trường đa phương, đa dạng như hiện nay, nhiệm vụ đó lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với xu thế mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thì khối lượng hàng hóa XK, NK, PTVT, Hành khách XC, NC, QC ngày càng tăng lên nhanh chóng, do đó trách nhiệm của Hải quan càng nặng nề với khối lượng công việc lớn hơn, phức tạp hơn. Nhiệm vụ này không chỉ được thực hiện ở Biên giới, bến cảng, cửa khẩu mà là ở khắp nơi trên đất nước. Bởi lẽ hàng hóa chuyển tiếp, hàng nhập khẩu cho các trung tâm công nghiệp, các kho Ngoại quan, khu chế xuất đều phải có sự giám sát, kiểm tra của Hải quan. Nếu làm tốt ở khâu này sẽ giúp bảo vệ an ninh, chính trị, xã hội và lợi ích Quốc gia, bên cạnh đó cũng góp phần bảo vệ nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh.
- Nhiệm vụ thứ hai của Hải quan là: "Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới". Trong việc thực hiện nhiệm vụ này cũng có sự tham gia của các lực lượng khác như: Công an, Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Thuế... nhưng Hải quan mới chính là lực lượng nòng cốt. Chính phủ luôn coi trọng công tác chống buôn lậu(bao gồm hàng trốn lậu thuế, hàng quốc cấm) và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên giới là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu, nếu chống buôn lậu có hiệu quả thì đó vừa là đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, làm cho các lực lượng sản xuất bên trong của chúng ta được bảo vệ và phát triển, làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa ngày càng được nâng cao, vừa góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. ,
- Nhiệm vụ thứ 3 của Hải quan là: "Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu". Thuế ở đây bao gồm thuế XK,NK, thuế GTGT thuế TTĐB và các khoản thu khác (phí, lệ phí, phụ thu, phạt). Thuế là một trong những nguồn thu lớn nhất của Nhà nước, do đó phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, tận thu. Nếu để sót hoặc để lọt về bất cứ phương diện nào như: số lượng, giá tính thuế, chất lượng, chủng loại thì không những gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn tạo điều kiện cho hàng ngoại thống trị, làm khuynh đảo thị trường trong nước.
- Nhiệm vụ thứ 4 của hải quan là: "Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu", đây là nhiệm vụ được bổ sung sửa đổi tại Luật Hải quan năm 2005.
Trong tình hình XK, NK sôi động như hiện nay, đặc biệt là việc bỏ dần và tiến tới bỏ hẳn giấy phép của Bộ Thương mại thì thống kê của hải qua có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta XK, NK bao nhiêu, kim ngạch XK, NK đạt bao nhiêu, số lượng các mặt hàng cụ thể, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh đều cần phải thông báo kịp thời và chính xác cho Chính phủ, cho các cơ quan tổng hợp, cho Đảng và Nhà nước để làm cơ sở lập kế hoạch, điều hành kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, cân đối nền kinh tế quốc dân, lớn hơn nữa là để xác định các chính sách thu nhập, tổng hợp số liệu chính xác kịp thời và đầy đủ với những phương thức cần thiết về hàng hóa xuất khẩu, NK thực tế.
- Nhiệm vụ cuối cùng của Hải quan là: " Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XK, NK" Là người tiếp cận thường xuyên với các hoạt động XK, NK, các cán bộ Hải quan có khả năng thông qua công việc hàng ngày của mình, thông qua việc ghi chép, tổng hợp và phân tích để phát hiện những sơ hở không hợp lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top