Long Khê cư sĩ
Phan Thanh tên thật là Phan Văn Hiệu, tự là Tịnh Trai, hiệu là Long Khê cư sỹ. Năm Đồng Khánh nguyên niên (1885), vì tên cũ phạm huý, nên đổi lại là Phan Thúc Nghiễm, tự là Vọng Chi. Ông sinh quán làng An Nhơn, nay là thôn Tân Mỹ, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi đậu, ông tiếp tục đèn sách, theo khoa cử, nhưng vì sức khoẻ yếu, học hành quá sức, lại bị bệnh đau mắt trước đó, nên dần dần về sau, mắt ông bị mù. Đưòng danh phận phải dừng lại, ông chuyển sang dạy học. Đối với học trò, ông rất mực nghiêm khắc. Lê Trung Đình (là con của thầy cũ), đã xin đặt Hiệu, được ông đặt Hiệu cho là "Long Cung" (vì Hiệu ông là Long Khê). Sau khi Lê Trung Đình bị bắt, bà thâm mẫu của cụ Cử Đình đến ẩn náu tại nhà ông, chẳng may bị lộ, nhà cầm quyền bắt ông giải lên Tỉnh đường để xét hỏi. Tại đây, Bố chánh Nguyễn Hũu Bằng hỏi gay gắt "Ông có dấu người nhà của Lê Trung Đình không?". Ông nhìn thẳng vào quan Chánh và lũ thư lại, rồi ứng khẩu một bài thơ. thay lời đáp cung:
Biết đâu là có, biết đâu không!
Tôi hỏi lòng tôi, thử có không!
Phải có, bấy nay đã thấy có
Bởi không, đây đó, thử có không!
Khi không, ai khéo, bày kêu có
Thật có, sợ gì lại chối không
Không có, có không, trời đất biết
Mặc ai nói có, vốn tôi không
Trước lời lẽ khí khái, nhưng nhẹ nhàng lý thú, bọn Hữu Bằng phải thả ông về. Về sau, Nguyễn Hữu Bằng về Triều đình, nhận chức Lễ Bộ Tả Thị lang, do cảm phục tài đức uyên thâm của ông, nên đã tặng ông 2 câu đối:
Nhơn lý, đa niên, lưu trạch giã
Cảm Thành thử địa, đắc nhân duyên
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top