cuongtc9
Đề 9-1 các bộ phận của SĐM,nguyên tắc lập SĐM
1- các bộ phận của SĐM
a.) Công việc
Công việc là một hay tập hợp quá trình lao động cần phải chi phí thời gian và tài nguyên thi công.
Trên SDM, công việc được biểu diễn bằng mũi tên liền nét không có tỷ lệ liên quan đến thời gian thực hiện công việc .Phía trên mũi tên ghi tên công việc,phía dưới mũi tên ghi thời gian thực hiện công việc.
b.) Sự chờ đợi
Sự chờ đợi là một quá trình thi công cần chi phí thời gian mà không cần chi phí tài nguyên thi công
Thực chất công việc chờ đợi là các gián đoạn kĩ thuật.Trên SDM ,sự chờ đợi được biểu diễn bằng mũi tên liền nét với các chỉ dẫn về thời hạn và tên của sự chờ đợi
c.) Sự phụ thuộc
Chỉ mối lên quan về mặt công nghệ và tổ chức giữa hai hoặc nhiều công việc.Nó nói lên rằng sự khởi công của công tác này phụ thuộc vào sự kết thúc của công tác kia.
d.)Sự kiện
Là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay sự kết thúc của một hoặc vài công việc
Trong SDM sự kiện được biểu diễn bằng vòng tròn có đánh số thứ tự
Sự kiện luôn có hai ý nghĩa :đối với công việc liền trước thì nó là mốc đánh dấu sự kết thúc công việc.Đối với công việc liền sau thì nó là mốc đánh dấu sự bắt đầu công việc(liền sau ) đó
e.) Đường trong SDM
Đường trong SDM là một chuỗi liên tục các công việc trên SDM theo hướng xác định chiều mũi tên.Chiều dài của đường bằng tổng thời gian thực hiện của các công việc đó
*Đường liền trước sự kiện
Đường liền trước sự kiện i là một dãy liên tục các công việc đi từ sự kiện đầu đến sự kiện i
Một sự kiện có thể có một hay nhiều đường liền trước
*Đường liền sau sự kiện
Đường liền sau sự kiện i là một dãy liên tục các công việc đi từ sự kiện i đến sự kiện hoàn thành SDM. Một sự kiện có thể có một hay nhiều đường liền sau
*Đường xuyên mạng
Là một dãy liên tục các công việc xuất phát từ sự kiện đầu (khởi công )đến kết thúc ở sự kiện cuối(hoàn thành)- đường nối sự kiện đầu và cuối của SDM
*Đường găng trong SDM
Trong tất cả các đường xuyên của SDM, đường có chiều dài lớn nhất được gọi là đường găng
Trong một SDM có thể có nhiều đường găng
2- Nguyên tắc vẽ sơ đồ mạng
-Mỗi công việc là một cung định hướng theo trục thời gian thể hiện bằng mũi tên
-SDM phải đơn giản ,các công việc phải giao cắt ít nhất
-SDM phải gọn ,số sự kiện phải tối thiểu , không có sự kiện thừa
-Mỗi công việc được giới hạn bằng hai sự kiện đầu và cuối ,hai công việc khác nhau phải khác nhau ít nhất một sự kiện
- Những công việc riêng biệt không được có cùng sự kiện đầu và cuối, những công việc có thể hợp thành một công việc chung thì phải thay nó bằng một tên khác, những công việc khác nhau không thể đồng nhất thì ta phải thêm vào các sự kiện phụ và công việc ảo. công việc a hay công việc ij
công việc ab hay công việc ij công việc b hay công việc ik
-Những công việc có mối liên quan khác nhau thì phải thể hiện đúng mối lien hệ tương quan đó, không để những phụ thuộc không đúng làm cản trở các công việc khác.
Ví dụ: cho mối liên hệ sau: công việc C bắt đầu sau công việc A, D bắt đầu sau công việc B, H bắt đầu sau công việc (A,B), ta sử dụng các sự kiện phụ và công việc ảo để thể hiện
-Nếu các công việc C1, C2…,Cn không cùng bắt đầu sau khi công việc A hoàn thành toàn bộ, mà bắt đầu sau khi công việc A kết thúc từng phần tương ứng A1, A2…,An. Trong trường này có thể thể hiện như sau.
-Nếu có một nhóm công việc độc lập với các công việc còn lại, thì để đơn giản ta thay nhóm công việc đó bằng một công việc mới mà thời gian thực hiện công việc mới bằng đường găng thực hiện nhóm công việc được thay thế.
-Sơ đồ mạng cần thể hiện đơn giản nhất, không nên có nhiều công việc giao cắt nhau và không được có những đoạn vòng kín (không được có chu kỳ).
Đề 9-2:Tính dân số trên công trường và diện tích nhà tạm:
*Tính dân số công trường:
+Dân số công trường gồm 5 nhóm:
-Nhóm A:Số công nhân lao động trực tiếp trên công trường:A = Ntb.Trong đó Ntb là quân số làm việc trực tiếp trung bình ở công trường được xđ = CT: Ntb = tổng Ni .ti chia tổng ti = tổng Ni .ti chia T
Trong đó:Ni là số lượng công nhân thực hiện ở trong khoảng thời gian ti,T là thời gian xây dựng công trình lấy từ biểu đồ tiến độ.
-Nhóm B:Số công nhân làm việc ở các xưởng phụ trợ.Theo kinh nghiệm:B=k.A trong đó k = (20-30)% với các công trường trong thành phố và = (50-60)% với các công trường ngoài thành phố.
+Nhóm C:Các cán bộ kĩ thuật ở công trường (trình độ trung cấp trở lên),C = (4-8)%.(A+B).
+Nhóm D:Số nhân viên hành chính,D = 5%(A+B+C).
+Nhóm E:nhân viên phục vụ,làm ở các căng tin,nhà ăn,cửa hàng phục vụ,
E = S %.(A+B+C+D) trong đó S = 3-5% với công trường nhỏ,TB và = 7-10% với công trường lớn.
+Theo thống kê hàng năm có tỷ lệ nghỉ phép và đau ốm chiếm 6% nên số lượng người làm việc ở công trường là:G = 1,06.(A+B+C+D+E).Nếu tính cả gia đình thì số người ở công trường là:N=(1,5-2)G theo cách tính cũ,N=G với công trường gần và trong thành phố,N=(1,1-1,2)G với ctr xa thành phố.
*Diện tích nhà tạm:
S =∑fi.N với fi là tiêu chuẩn nhà tạm cho từng loại nhà (theo bảng 5.1),N là số người ở công trường.
+Ngoài ra cần chú ý:
-Với công trường ở gần,trong thành phố cần trừ đi những người ngoại trú để tiết kiệm xây nhà tạm.
-Tùy từng công trình xd cần có sự khảo sát để có tỷ lệ % của các nhóm B,C,D,E hợp lý.
-Ở các công trường xa thành phố,đối với các công việc thủ công nên tuyển chọn và đào tạo lao dộng địa phương để giảm bớt nhà tạm và dịch vụ khác
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top