cuongtc12
Đê 12-2:Chuyển SĐM sang sơ đồ ngang,cho VD.
*Mục đích:
+Đưa về cách quản lý quen thuộc.
+Để vẽ biểu đồ tài nguyên và phục vụ điều chỉnh tối ưu tiến độ
*Các bước thực hiện:1,Lập trục tOy,trong đó trục Ot là trục hoành-biểu diễn thời gian thực hiện công việc,Oy là trục tung biểu diễn thứ tự công việc và phía bên trái trục Oy ghi các thông số cần thiết như thứ tự,tên công việc,tài nguyên.2,Lần lượt đặt các công việc của SĐM lên hệ trục tOy theo nguyên tắc:
+Các công việc được đặt theo thứ tự tăng dần chỉ số sự kiện đầu công việc.
+Nếu nhiều công việc có cùng sự kiện đầu thì được đặt theo sự tăng dần của chỉ số sự kiện kết thúc.
+Mỗi công việc được xđ bởi 2 tiến độ:hoành độ đầu mút trái(sự kiện đầu) và hoành độ mút phải(sự kiện cuối).Hoành độ mút phải công việc = hoành độ mút trái cộng thời gian thực hiện công việc.
+Xđ đường găng và các thông số của SĐM trên SĐN:
-Xđ đường găng:Đi từ công việc cuối cùng có hoành độ mút phải lớn nhất trong SĐM.Tìm được công việc găng cuối cùng,thì ta xđ được chỉ số sự kiện bắt đầu,từ đó tìm tiếp công việc liền trước,cứ tiếp tục như vậy cho đến công việc găng đầu tiên.
-Thông số của SĐM trên SĐN:Thời hạn bắt đầu sớm nhất của công việc = hoành độ mút trái công việc trên tiến độ.Thời hạn kết thúc sớm nhất = hoành độ mút trái
+ thời gian thực hiện = hoành độ mút phải.Thời hạn kết thúc muộn nhất = hoành độ mút phải sau khi đã tịnh tiến sang phải 1 khoảng = dự trữ toàn phần của công việc.Thời hạn bắt đầu muộn bằng hoành độ mút trái của công việc sau khi đã tịnh tiến sang phải 1 đoạn = dự trữ toàn phần của công việc.Dự trữ riêng của công việc chính là khoảng trống giữa 2 sự kiện kết thúc công việc có cùng chỉ số
Đề 12-1:Tính toán điện và chọn dây dẫn:
*Xác định công suất tiêu thụ trên toàn công trường.
Các bộ phận tiêu thụ điện trên công trường.
*Điện dùng cho nhóm động cơ, máy móc, thiết bị:
Pdc=(k1.tổng Pdci) chia (nuy.cos teta) , (KW)
*Điện dùng cho các quá trình sản xuất:
Psx = (k2.tổng Psxi) chia cos teta
*Điện dùng chiếu sáng:
Trong nhà:
Pchs_tr = (k3.tổng Si.qi) chia 1000
Ngoài nhà:
Pchs_ng = (k4.tổng Si phẩy.qi phẩy) chia 1000
Tổng cộng công suất nguồn: P = k.(Pdc+Psx+ Pchs_tr+ Pchs_ng)
Với Pđci là công suất định mức của động cơ dùng trong loại máy i;
nuy là hệ số hiệu suất của động cơ (nuy =0,78);
Psxi_công suất yêu cầu của quá trình sản xuất i, phụ thuộc khối lượng công việc và định mức tiêu hao về điện năng; ;
cos teta_hệ số công suất, phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng và sự làm việc đồng thời
Si, Si’_diện tích chiếu sáng trong, ngoài (m2);
qi, qi’_định mức chiếu sáng trong, ngoài (W/ m2);
k1,2,3,4_hệ số sử dụng điện không đều của các phụ tải;
k_hệ số tổn thất công suất trên mạng dây, k=1,05_nguồn là các máy phát, k=1,1_nguồn là các máy biến áp.
Chú ý: để chọn công suất nguồn hợp lý, vừa đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu, vừa kinh tế, cần lập biểu đồ tiêu thụ điện năng theo thời gian (10 ngày hoặc 1 tuần) và lấy chỉ số lớn nhất của biểu đồ để chọn công suất nguồn.
*Chon dây dẫn: Một số yêu cầu khi chọn tiết diện dây.
+Đường dây phải tải được dòng điện chạy qua nó theo tính toán:
Itt < Icp
+Tổn thất điện áp tính toán phải bé hơn tổn thất điện áp cho phép:
delta Utt<delta Ucp
+Đảm bảo được độ bền cơ học: hệ thống dây dẫn phải chịu được sức căng dưới tác dụng của tải trọng, của gió...,có thể lấy theo quy định sau: dây dẫn đồng (S>= 6mm2), dây dẫn nhôm (S>=16mm2), dây thép (S>= phi 4)
☺Để đơn giản trong tính toán đường dây tạm, thường với đường dây trên không ta chọn theo điều kiện tổn thất điện áp rồi kiểm tra lại theo điều kiện cường độ, còn với đường dây nhánh đến phụ tải thì chọn theo điều kiện cường độ rồi kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp.
+Chọn tiết diện dây pha: theo điều kiện cường độ Itt.;
Với điện động lực thì: Itt = P chia ( căn 3.Ud.cos teta) .
Với điện chiếu sáng thì:Itt = Pp chia Up .
Sau đó kiểm tra điều kiện Itt < Icp và tra bảng để xác định tiết diện dây dẫn.
Với P_công suất của cả 3 pha (kw);
PP_công suất chiếu sáng của từng pha (kw);
UP, Ud_điện áp pha, dây (kv, v);
cosj _hệ số công suất phụ tải (0,7-0,75).
+Nếu tính theo điều kiện tổn thất điện áp thì tiết diện dây dẫn có thể xác định theo các công thức sau: S = (200.rô. tổng Ik.Lk )chia (delta U.Udm)
Với Ik_cường độ dòng diện ở pha k (A);
Lk_chiều dài dây dẫn đến phụ tải ở pha k (m);
delta U(%)_tổn thất điện áp cho phép (tra bảng phụ thuộc điều kiện phụ tải);
Uđm_điện áp định mức (kv, v);
rô là điện trở suất của dây dẫn (W.mm2/m, phụ thuộc chất liệu dây).
+Chọn tiết diện cho dây trung tính.Với mạng 3 pha có thể lấy:
Str.t =(1 phần 3 – 1 phần 2).Sp
Với các mạng khác thì: Str.t = Sp
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top