Quyển 1

QUYỂN 1

Cách đây 3 nghìn 6 trăm 34 năm ở vào thời Hùng Yên Lang. Đời thứ 19 Thời thượng Hùng Vương. Câu chuyện hồng trần cuộc đời Thanh Vân được kể lại như sau.

Hùng Yên Lang lên ngôi quốc vương vào năm 1634 đến năm 1562 trước công nguyên. Thời ấy nền Quốc Đạo vô cùng hưng thịnh, giang san thái bình, an lạc, no cơm ấm áo Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Hùng Yên Lang thường thuyết giáo dạy rằng:

Dân tộc Văn Lang chúng ta là dân tộc con cháu Tiên Rồng. Giọt máu trong người chúng ta là giọt máu của Cha Trời, Địa Mẫu, Lạc Long Quân và Âu Cơ truyền xuống. Cây có cội nước có nguồn, loài chim có tổ con người có tông. Mất đi nguồn gốc Tiên Rồng, như cây không gốc như sông không nguồn, Dân tộc Văn Lang con cháu chúng ta luôn thờ mãi Cội Nguồn là thờ Cha Trời Mẹ Trời, Cha Lạc Long Quân Mẹ Âu Cơ. Với lòng thuận hiếu dân tộc Văn Lang chúng ta luôn được Cha Trời Mẹ Trời che chở phù hộ độ mạng. Khiến cho trên thuận dưới hòa đất nước yên bình, làm đâu được đấy dân giàu nước mạnh, khắp phương Đông không có đất nước nào sánh kịp. Với truyền thống đoàn kết, cùng nhau phấn đấu vươn lên, sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp Quốc Tổ Vua Hùng đã truyền dạy.

Quốc Tổ dạy: Thế gian là cõi tạm Thiên Đàng mới thật chánh quê. Người nào làm trái ý lời dạy của Đức Cha Trời không sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp, Văn Hóa Cội Nguồn, Truyền Thống Anh Linh Dân tộc, làm mất công bằng, bình đẳng, đàn áp những quyền cơ bản con người, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, thời sẽ bị Trời giáng họa. Các quan cũng như dân chúng, ăn lộc Trời hưởng phước Trời thì phải gương mẫu Đạo Đức trong đời sống, trong lối sống, trong lao động, trong công việc. Có lao động học tập thì mới có phát minh sáng tạo, nhờ phát minh sáng tạo thời xã hội mới văn minh, xã hội văn minh thời thói hư tật xấu mới được đẩy lùi. Một xã hội tốt đẹp phải loại bỏ những văn hóa độc hại nhơ bẩn, theo bước Cha Ông là có nghĩa theo về với Đạo với Đức. Sống đúng Hiến Pháp, Luật Pháp, hãy tự mình thắp sáng ngọn đuốc chân lý Chính Nghĩa, mà Ông Cha ta đã truyền dạy cho chúng ta. Truyền Đạo Đức cho thế hệ mai sau, đó là nghĩa vụ thiêng liêng mà Ông Cha ta đã giao phó cho chúng ta. Trong các nghĩa vụ thì nghĩa vụ làm trong sạch bộ máy chính quyền là nghĩa vụ cao cả nhất. Đất nước Văn Lang, Tổ Quốc Văn Lang là đất nước cộng đồng xã hội, Đại Đồng 100 bộ tộc anh em Bách Việt Văn Lang, chung sống cùng nhau hướng về Cội Nguồn thái bình an lạc. Đất nước Văn Lang không có kẻ thù chỉ có Đồng Bào anh em, Đó là lời Quốc Tổ dạy, chúng ta hãy nhớ lấy và làm theo, nhờ những lời truyền dạy nầy nên nước Văn Lang thái bình hưng thịnh Độc Lập kéo dài mãi mãi về sau.

Các thời Thượng Hùng Vương nhờ nền Quốc Đạo nên thiên hạ thái bình no cơm ấm áo.

Trời xanh xanh, đất xanh xanh

Lúa, ngô, trải khắp, mây lành giăng giăng

Dân lành cuộc sống dư ăn

Thái bình thịnh vượng thường hằng ấm no

Thờ Trời, Trời đãi Trời cho

Giàu sang trù phú hết lo đói nghèo

Văn Lang trải gấm phơi màu

Non sông Tổ Quốc đất trời bình yên.

Bắc Văn Lang nguyên là nước Xích Quỷ, nước có bảy Bộ phần lớn là đất Giao Chỉ. Không những bằng phẳng rộng lớn, đất đai màu mỡ dân cư đông đúc vô cùng. Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ, ở phía Bắc nước Xích Quỷ phía nam sông Trường Giang chín đời vua Kinh Dương Vương nối tiếp nhau trị vì thiên hạ. Đến đời thứ 10 thời từ niên hiệu Kinh Dương Vương chuyển sang niên hiệu Hùng Vương. Nước Xích Quỷ trở thành nước Văn Lang mở rộng. Hơn một nửa dân số nước Xích Quỷ theo Quốc Tổ Vua Hùng di cư vào Trung Văn Lang, Nam Văn Lang, nhưng dân số vẫn còn khá đông ước định 196 nghìn 099 hộ dân số ước lượng 1 triệu 285 nghìn 239 người. Nước Văn Lang chia làm ba miền Bắc Văn Lang, Trung Văn Lang, Nam Văn Lang. Nước Văn Lang chia làm 23 Bộ nhưng về thời Hạ Hùng Vương chỉ còn có 15 Bộ.

Thời Thượng Hùng Vương. Đời thứ 19 Hùng Yên Lang lên ngôi Quốc Vương 1634 – 1562 trước công nguyên. Phía Nam cách sông Âu không xa, từ lâu đã hình thành lên nhiều khu phố, buôn bán trao đổi hàng hóa dân chúng phần nhiều là giàu có. Làm nên ăn ra Nông nghiệp, Thương nghiệp, chăn tằm dệt vải, gốm sứ rất là thịnh vượng. Dọc theo hai bên sông Âu rất nhiều khu phố giàu có. Nhưng giàu có nhất vẫn là đô phố Thuận Yến Giang, Phúc Châu người qua kẻ lại lúc nào cũng tấp nập. Người chen sắc áo, hội đình chật ếm, hội hè như nem. Nhất là tòa lâu đài nguy nga rộng lớn, ngựa xe tấp nập nhưng đó không phải là tòa dinh thự của Vua Quan, mà là một Thương Gia giàu có nhất vùng. Người ta thường thấy nơi tòa lâu đài ấy, tà áo thướt tha bóng hồng rực rỡ, đó là một mỹ nhân sắc nước hương trời không biết bao nhiêu người trằm trồ ca ngợi.

Người chi mà đẹp lắm thay

Nếu không Tiên Nữ cũng này Hằng Nga.

Người thiếu nữ xinh đẹp lộng lẫy ấy không ai khác hơn là Thanh Vân. Thanh Vân con gái út, nhưng cũng là con gái lớn, vì người chị của cô sau cơn lâm bệnh nặng đã qua đời. Vị thương gia giàu có bậc nhất đô phố chỉ còn lại một cô con gái duy nhất là Thanh Vân mà thôi.

Mỗi lần cô xuất hiện trước đám đông thời tiếng xì xào nổi lên không dứt, người chi cốt cách như Tiên. Mặt như hoa, da như tuyết luôn pha sắc hồng, lưng ong, ngực nở, mông tròn, chim sa cá lặn, đổ thành, nước nghiêng, hồ thu trong vét trời xanh, xuân sơn nhường chỗ, liễu cành kém xa. Tiếng như chim hót oanh ca, ai mà nhìn thấy không mê mới kỳ. Không biết bao nhiêu Vương quan công tử, cậu ấm nhà giàu đến dạm hỏi. Nhưng Cô không chọn được ai, Cô nổi tiếng là người khó tánh kén chọn, điều nầy làm cho cha Cô lo lắng không yên. Nhìn từng đàn én xuất hiện dệt mộng đưa thoi trên bầu trời xanh lơ thăm thẳm, như báo hiệu mùa đông sắp tàn. Cây mai, cây đào trụi lá khoe mình đón xuân, thế là sắp thêm một tuổi, con người mới sanh ra cứ thêm một tuổi có nghĩa là đã đi lần về cõi tử.

Thịnh Ông thương gia giàu nhưng lúc nào cũng buồn rười rượi, Thanh Vân nũng nịu nói:

Thưa Cha, Cha buồn vì con chưa chịu lấy chồng sao? Con đi theo chồng thì Cha bầu bạn với ai, Mẹ con đã chết từ lâu. Con nghĩ Cha cũng lạ làm sao không cưới thêm má hai để khỏi cô đơn trên bước đường đời, nhất là tuổi về già không có con trai nối dõi.

Thịnh Lão Gia nghe con nói thế không lấy gì làm giận vui vẻ nói đùa:

Đêm nào Cha cũng thấy Mẹ con về ở với Cha thì làm sao Cha cưới má hai cho được. Hơn nữa thể xác Mẹ con tuy mất nhưng linh hồn mẹ con có mất đâu, cuộc đời con người như bóng câu vụt qua cửa sổ thoáng cái là trở về với cát bụi, Cha Mẹ sẽ gặp lại nhau. Con nhìn kìa tà tà bóng ngả về Tây, Cha đâu còn trẻ gì để Cha theo Mẹ cho trọn tình trọn nghĩa.

Thanh Vân nghe Cha nói mà không khỏi thở dài:

Tình nghĩa vợ chồng là như thế ư? Tốt đẹp như thế ư? Chung thủy thiêng liêng cao đẹp làm sao.

Thịnh Lão gia thấy Thanh Vân có vẻ hơi buồn liền an ủi nói:

Con yên trí mà đi lấy chồng. Chú Ba, Chú Tư con cũng gần ở đây ngày nào cũng qua chơi Con không thấy sao. Hơn nữa Cha cũng mơ có cháu ngoại lắm.

Với vóc dáng mảnh mai đầy vẻ yêu kiều tiếng nói êm dịu như tiếng chim hót. Thanh Vân nũng nịu nói với Cha:

Con chưa muốn có chồng là vì Con sợ xa Cha lắm, người Cha yêu kính nhất của đời Con.

Thịnh Lão Gia lúc nào cũng tỏ vẻ hài lòng về tài ăn nói dịu ngọt khéo léo của Con. Nhất là Lão nhìn Thanh Vân tuy lớn tuổi hơn 17 nhưng tính nết vẫn còn trẻ con lắm, thật hồn nhiên và trong sáng làm sao. Vuốt chòm râu đen nhánh dài thòn, ông nhìn người con gái út thân yêu, liền nhớ đến người chị xấu số của nó đã qua đời hơn mấy năm. Hai chị em nó giống Mẹ như đúc, phong tư tài mạo ai bì, tràn đầy phúc hậu, thuộc hàng tài danh. Mùa xuân đã đến, Thịnh Gia buôn bán giao dịch người ra vào càng thêm tấp nập, người ăn kẻ ở Thịnh Gia lên đến hàng trăm người, tiền của vô ra như nước, châu báu ngọc ngà càng lúc càng nhiều. Nhưng cũng không bao giờ thấy đủ, được cái nầy thì mất cái kia. Được cảnh giàu sang phú quý của cải không làm gì tiêu xài cho hết, thì vợ chết sớm không có con trai nối dõi nối dòng. Còn nhà người ta nghèo nhưng vợ chồng sống đến răng long đầu bạc, con cháu đầy đàn đông vui, ông đã nhận thức ra nhà nghèo cũng có cái quý của nhà nghèo, mà nhà giàu nhiều khi mơ ước cũng không được.

Thịnh Lão Gia là người luôn luôn tôn trọng sự tự do, tôn trọng sự quyết định lựa chọn của mỗi con người. Và đối với Thanh Vân ông cũng thế, luôn luôn tôn trọng sự quyết định của con. Nhưng ông không khỏi lo lắng cho tuổi xuân con gái cứ mãi trôi qua, nói đến xuân người thì không bao giờ lặp lại.

Thiên hương sắc thắm trời cho

Thời gian đâu thể không lo phai tàn

Hỏi người trong khắp thế gian

Hoa già hoa cũng phai tàn sắc hoa.

Cho đến một hôm, trải qua bao ngày tháng thơ lặng ác tà, hè lại trở về trên nhành phượng đỏ, sen pha sắc hồng. Thanh Vân nói với Cha:

Thưa Cha lâu lắm Con chưa về thăm quê Ngoại con nhớ Ngoại lắm.

Thịnh Lão Gia nghe con nói thế, nét mặt ông bỗng già đi như lo lắng điều gì, ông nói:

Mấy năm nay thời tiết rất khác thường, Con thấy đó vừa rồi có trận mưa trái mùa khủng khiếp nước sông còn lớn lắm. Con biết rồi đường về quê Ngoại qua nhiều sông lớn.

Thanh Vân thấy Cha lúc nào cũng lo lắng cho mình thì cảm động, nhìn Cha có vẻ già đi Thanh Vân thương Cha vô cùng, để an ủi Cha Thanh Vân nói:

Không sao đâu Cha, con người vốn sanh ra đều có số có phần, kiếp nạn là do nhân duyên nhiều kiếp trước, có muốn tránh cũng không thoát khỏi được đâu. Theo con nghĩ trời đã mưa lớn như thế thì không còn mưa lớn nữa đâu. Nếu Cha cảm thấy lo lắng thì Con chờ dịp khác vậy.

Thịnh Lão Gia rất hiểu Con gái lão tuy con bé nói thế, nhưng lòng nó buồn lắm có khi buồn đến hằng mấy tháng, tính con bé là thế mà. Nói về Thịnh Lão Gia vốn biết Thanh Vân ưa thích Hoa Mai khi mùa xuân về, Hoa Sen khi mùa hạ đến. Nên trong khu vườn nhà rộng lớn, ông cho người trồng rất nhiều Mai, cũng như cho xây nhiều hồ Sen. Quê ngoại Thanh Vân ở Đông Hải Châu nhiều loại hoa sen rất đẹp.

Thịnh Lão Gia vuốt chòm râu ngẫm nghĩ:

Có lẽ con bé nhớ Ngoại vì lâu lắm rồi chưa về thăm Ngoại. Nhân dịp hè nầy về quê Ngoại thưởng thức Hoa Sen. Thịnh Lão Gia nghĩ Thanh Vân nói cũng có lý, nay là mùa hè nào phải cuối thu sang đông, mà có mưa bão lớn thôi thì để cho nó về thăm Ngoại vậy, chọn mấy người giỏi võ cũng như giỏi bơi lội là không có gì xảy ra đâu. Hơn nữa bạn bè giao dịch làm ăn buôn bán cùng khắp, có gì xảy ra cũng không thiếu người sẽ giúp đỡ.

Thịnh Lão Gia đã nghĩ thông suốt liền nở nụ cười gượng ông vui vẻ nói:

Con là đứa con yêu quý nhất của Cha, nên Cha mới cẩn thận cân nhắc nếu có bề gì thì Cha ân hận suốt đời, Con biết rồi hiện giờ Cha chỉ có một mình Con là đứa Con duy nhất. Trên đường về quê ngoại Con phải hết sức cẩn thận, tuy đất nước thái bình, nhưng cũng không ít người thấy sắc thấy vàng, thì lóa cả mắt không còn kể gì đến nhân tính làm càng làm ẩu, thì khổ cho Con.

Thanh Vân thấy Cha đồng ý bằng lòng cho về thăm quê Ngoại nét mặt liền rạng rỡ tươi như hoa mùa xuân hừng sáng. Thanh Vân nắm lấy tay Cha như nắm lấy một tình thương vô hạn nói:

Con cảm ơn Cha.

Nhìn Thanh Vân vui vẻ mặt tươi như hoa buổi sáng Thịnh Lão Gia cũng cảm thấy vui theo. Vì sự an toàn cho Thanh Vân, Thịnh Lão Gia sắp xếp vô cùng chu đáo, nào là xe ngựa, nào là người hầu cẩn thận hầu bảo đảm cho một chuyến đi xa của Con.

Nói về Thanh Vân mai là ngày về thăm quê ngoại nên trằn trọc mãi ngủ không được. Thanh vân cứ mãi vẫn vơ suy nghĩ hơn bảy năm rồi còn gì, quê Ngoại đẹp lắm.

Bến nước bờ tre đầm gợn sóng

Mênh mông đồng ruộng cánh cò bay

Thong thả ngư ông buông mẻ lưới

Mục đồng thổi sáo, bóng chiều sa

Lòng quê êm ả vời con nước

Khói dậy lều tranh ánh trăng soi

Quây quần bếp lửa nghe ấm áp

Hạnh phúc trào dâng, tiếng hát ca

Ôi miền quê ngoại, miền yêu mến

Gió đàn, quê hát rộn thiết tha.

Thanh Vân nghĩ:

Không biết Ngoại còn khỏe mạnh như ngày xưa không, hồi đó mình còn nhỏ chạy nhảy tung tăng, ôi sen trắng, sen đỏ, sen hồng, đẹp lắm.

Nghe luồng gió lạnh Thanh Vân nhìn ra cửa sổ thấy chị hằng mờ nhạt về Tây.

Gương nga mờ nhạt đầu non

Sao lòng cứ mãi bâng khuâng thế nầy

Về quê thăm có mấy ngày

Vẩn vơ không ngủ ôi nầy vẩn vơ.

Thanh Vân không hiểu là mình nhớ ngoại, hay là xa nhà nhớ Cha mà đêm nay không hề chợp mắt.

Tiếng gà rộn rã thi đua

Hừng đông bừng dậy xa xa chân trời

Gió như réo gọi con người

Đã tàn cơn mộng hết rồi đêm đen.

Khu dinh thự nguy nga rộng lớn đã phá tan đi sự yên tĩnh bởi tiếng ồn ào của xe ngựa lẫn tiếng chào hỏi của những người làm việc. Ánh bình minh không như mọi ngày yếu ớt xuyên vào cửa sổ, như báo rằng dậy đi Thanh Vân, nhưng Thanh Vân vẫn còn nằm ì ra đó ngáp lên, ngáp xuống.

Tiếng Thịnh Lão Gia vang lên:

Nay là ngày về quê Ngoại thế mà giờ nầy con bé vẫn chưa dậy, đúng là ăn chưa no lo chưa tới.

Thanh Vân xuất hiện nói:

Con dậy từ lâu rồi.

Cô nhìn thấy trước sân thấy một chiếc xe ngựa không kém gì bậc Vương quan cùng những người hầu đã chờ sẵn ở đó. Nhìn sự chuẩn bị chu đáo của Cha, lo lắng của Cha. Thanh Vân càng thêm hiểu tình thương của Cha dành cho Cô như là núi cao biển cả không gì đền đáp nổi. Thanh Vân vào phòng trang điểm sơ sài nhưng cũng đủ làm cho người ta ngơ ngẩn khi Thanh Vân vội vã bước ra. Thịnh Lão Gia nhìn Thanh Vân hôm nay trông lộng lẫy làm sao, có lẽ là do bộ đồ tơ lụa quý hiếm may theo kiểu đời mới thoát ly những sự ràng buộc tầm thường, mà người phụ nữ chỉ biết khép mình sau bức tường của những gì cũ kỹ lạc hậu lỗi thời. Thanh Vân như nàng Tiên từ biệt Cha lên xe ngựa cùng số tuỳ tùng xuất phát ra đi, Thịnh Lão Gia nhìn theo chiếc xe ngựa cho đến khi mất hút, ông cứ mãi linh cảm như có điều gì không may đến với Con.

Đây nói về Thanh Vân như cánh chim bay về miền quê sông nước.

Rộng đồng xanh tận chân trời

Hiu hiu gió thổi cánh cò bay xa

Đường mòn theo lối chân quê

Nao nao sông nước lũy tre điệp trùng.

Thanh Vân đang chìm mình theo miền quê sông nước, đồng ruộng lũy tre hầu như không hay biết tiếng xe ngựa lạch cạch trên bước đường dài.

Bỗng tiếng nói vang lên:

Cô Chủ.

Thanh Vân nói:

Kiều My, đừng gọi chị là cô chủ nữa, hãy gọi là chị Vân.

Kiều My nói:

Dạ em hiểu rồi. Chị Vân chúng ta sắp đến con sông lớn rồi đó kìa bến đò sông Âu.

Thanh Vân, Kiều My lúc nào cũng tâm đầu ý hợp nói cười cười không bao lâu thời tới bến đò sông Âu. Bến đò sông Âu tuy vài ngôi nhà đơn sơ nhưng cũng buôn bán ra phết, kiểu cách lắm. Bến đò sông Âu không kém gì bến đò sông Lạc, khách qua lại đông nườm nượp, nhưng vì trận mưa lớn vừa qua sông nước chảy xiết, nên cũng thưa thớt ít người qua lại vì bầu trời vẫn còn âm u. Nơi bến đò sông Âu cũng có nhiều tay anh chị đao búa, thấy Thanh Vân, Kiều My đẹp tựa Hằng Nga thì thèm nhỏ dãi mấy lần định ra tay, nhưng nhìn thấy những tay theo hầu, toàn là những tay đệ nhất kiếm đao thời ớn lạnh. Kiều My thuê chiếc thuyền to nhất, chở riêng những người theo Thanh Vân qua sông. Thuyền đang xuôi theo dòng nước ra đến giữa sông, thì bầu trời bỗng trở nên khác lạ mây đen kéo tới đen nghịt, sau đó là gió to sóng lớn sấm sét rền trời rền đất. Thế là một cơn mưa trút xuống lớn chưa từng thấy.

Những người chèo thuyền hốt hoảng la lớn:

Nguy cơ tới nơi rồi!

Thanh Vân cũng kinh hồn bạt vía, nhưng sau đó lấy lại bình tỉnh la lớn:

Hãy niệm mẹ Âu Cơ cứu chúng ta.

Ào ào nước đổ gió to

Sông Âu cuồn cuộn sóng xô ầm ầm

Khắp nơi trắng xóa một màu

Chỉ nghe nước chảy, nước tràn nước dâng.

Nói về Thịnh Lão Gia khi Thanh Vân rời khỏi khu dinh Thự, thì tâm hồn cứ mãi không yên liền cho người phi ngựa dò la xem thử Thanh Vân đi đến đâu rồi. Thịnh Lão Gia bỗng thấy một nỗi buồn cô đơn kỳ lạ. Lặng nhìn căn nhà con gái thấy vắng hiu quạnh quẽ làm sao.

Bóng hồng vừa mới đi xa

Căn nhà quạnh quẽ còn pha sắc buồn.

Thịnh Lão Gia thấy trời đất mỗi lúc một xấu đi mây đen mỗi lúc một nhiều không bao lâu thời phủ kín bầu trời trong lòng nổi lên kinh hãi, tiếp theo đó là sấm sét ầm ầm cuồng phong nổi dậy những cơn mưa thi nhau trút xuống xối xả lớn chưa từng thấy. Thịnh Lão Gia vô cùng nóng ruột chờ đợi thông tin, trong cơn mưa một bóng người xuất hiện.

Thịnh Lão Gia vừa thấy người đó liền hối hả hỏi ngay:

Con bé đi đến đâu rồi, hãy biểu nó quay về gấp.

Người ấy giọng run run nói:

Thưa Lão Gia, Cô Chủ đã xuống thuyền qua sông rồi.

Thịnh Lão Gia nghe xong thì mắt hoa đầu choáng ngả sấp xuống nền nhà không còn biết gì nữa. Làm cho ai nấy đều hốt hoảng xúm nhau cứu ông chủ. Ngoài trời mưa to gió lớn gào thét càng lúc càng dữ dội. Khi Ông tỉnh dậy thì mưa to gió lớn không còn, Ông nào có biết trận mưa kéo dài hơn ba ngày ba đêm, dân chúng bị cuốn trôi bỏ mạng rất nhiều.

Thịnh lão Gia vừa tỉnh dậy thì hỏi ngay:

Ta đã bất tỉnh bao lâu?

Thưa Anh cả:

Anh đã bất tỉnh hơn năm ngày năm đêm rồi.

Thịnh Lão Gia giật mình hỏi lại:

Chú Ba, Chú Tư nói sao, tôi đã bất tỉnh đến năm hôm rồi sao?

Chú Ba, Chú Tư thưa:

Vâng đúng vậy Anh cả.

Thịnh Lão Gia lại hỏi:

Hai chú dò la tin tức con bé không?

Chú Ba, Chú Tư nói:

Thưa anh cả nước vẫn còn ngập mênh mông lớn quá, chưa dò hỏi gì được.

Thịnh Lão Gia nghe xong chỉ biết thở dài. Rồi im lặng một sự im lặng cô đơn, đôi dòng lệ cứ chảy dài theo đôi má vợ mất, con mất, nay tới Thanh Vân ra đi không bao giờ trở lại thì còn nỗi buồn nào hơn nữa. Trong phút chốc nỗi già nua chợt đến nhanh, đầu Thịnh Lão Gia lốm đốm thêm nhiều tóc bạc. Căn nhà rộng lớn vẫn như ngày nào, nhưng giờ đây sao mà đầy vẻ âm u. Dòng Tộc, Họ Hàng, anh em người ăn kẻ ở vẫn đông đúc nhưng Thịnh Lão Gia vẫn thấy cô đơn, sự cô đơn chìm đắm trong mùa đông lạnh giá, không thấy ánh sáng mặt trời. Một nỗi cô đơn mất đi sự sống của những tháng ngày còn lại.

Ở cùng thời Thịnh Lão Gia, ở bộ Ninh Hải dân chúng vẫn còn thưa thớt không như Bộ Giao Chỉ, độ khoảng 167.776 hộ, nhưng chỉ có Huyện Hải Hậu, Đông Hải Châu là đông dân nhất, lại có nhiều sông hồ kinh rạch chảy qua.

Nổi tiếng vùng đông bắc Bộ Ninh Hải nầy có vị quan Bố Chính tên là Chí Nhân. Vị quan nổi tiếng là mẫu mực thanh liêm, hết lòng lo cho dân cho nước, tiếng thơm bay xa lan khắp dân chúng. Dân chúng Huyện Hải Hậu coi quan Bố Chính như là Cha Mẹ của mình. Hàng năm Quan Bố Chính Chí Nhân đều được ở Bộ ở Châu khen thưởng, gia đình Quan Bố Chính Chí Nhân đang sống yên ổn, thì có công văn ở Bộ ra lệnh, Quan Bố Chính Chí Nhân đi diệt con Quỉ râu xanh. Nhận được bức công văn, Chí Nhân đọc cho Mẹ cùng Vợ nghe, Chí Nhân là người chí hiếu chuyện gì cũng thông qua Mẹ.

Bức công văn nội dung như sau: Con Quỉ Râu Xanh xuất hiện đã lâu, làm hại dân lành không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt đã tử nạn vì con Quỉ ấy. Hùng vương ra chiếu chỉ mỗi Bộ chọn ra một người tiêu diệt con Quỉ Râu Xanh. Bộ Ninh Hải không thể tìm đâu ra người tài để diệt trừ con Quỉ đành phải lệnh cho quan Bố Chính diệt trừ con quỉ cứu dân thoát kiếp nạn. Việc nầy Bộ đã báo cáo lên Quốc Vương rồi Quan Bố Chính nhanh chóng thi hành mệnh lệnh.

Đọc xong công lệnh cho Mẹ và Vợ nghe Chí Nhân lấy làm vui mừng hỏi:

Ý Mẹ ra sao? Mẹ chỉ dạy cho con rõ.

Mẹ Chí Nhân nói:

Việc nầy con còn hỏi Mẹ sao, con là quan triều đình thì con cũng phải hiểu khi Nước cần Dân tiến cử, thì phải hết lòng mà phụng sự trọn đạo Hiếu Trung. Đây là niềm vinh dự cho gia đình Ta, con cứ yên tâm lên đường mà diệt trừ yêu tinh quỉ quái.

Bừng bừng khí phách chí nam nhi

Diệt quỉ trừ yêu có ngại gì

Một kiếm tung hoành nơi trận địa

Rừng đao núi kiếm có sợ chi.

Thế là quan Bố Chính Chí Nhân một mình một ngựa lên đường, đi suốt ngày lẫn đêm nhắm dãy núi Hùng Phong Sơn phi tới. Nói về con Quỉ Râu Xanh mấy ngày nay no bụng ngày nào cũng nuốt hơn năm mạng. Nhìn bộ mình đầy lông lá, hai con mắt to như hai cái chum luôn luôn phóng ra những tia yêu quang khủng khiếp. Mười móng vuốt nhọn hoắt dài hơn thước cong vút đến ghê sợ. Con Quỉ Râu Xanh mài răng chờ đợi ăn thịt người cuối cùng đó là Chí Nhân. Chí Nhân đã nhìn thấy ngọn núi Quỉ cao chót vót trong dãy Hùng Phong Sơn.

Con Quỉ Râu Xanh hình như đánh hơi được người mới đến. Liền bay xuống ăn thịt, Chí Nhân thấy một đám mây đen cuồn cuộn phủ tới liền biết đó là con Quỉ Râu Xanh, phi thân bay lên không trung, rút kiếm chém vào đám mây đen cuồn cuộn phủ tới. Con Quỉ vì xem thường đối thủ trúng liền một kiếm đứt mất một cánh tay, máu phụt ra đỏ cả khu rừng con Quỉ Râu Xanh đau đớn rú lên rung chuyển đất trời. Thế là trận chiến giữa con Quỉ Râu Xanh kéo dài ba ngày ba đêm cuối cùng Chí Nhân cũng diệt được con Quỉ râu xanh ấy. Tuy thắng trận nhưng Chí Nhân cũng đã bị thương rất nặng, may là ông vẫn trở về nhà được trước sự hoan hô thám phục của dân chúng tiếng tăm Chí Nhân từ đó lừng lẫy khắp nơi. Được sự quan tâm của triều đình Chí Nhân được các thầy thuốc tài giỏi khắp nơi đến chửa trị nhưng không khỏi và Ông đã qua đời.

Chí Nhân qua đời để lại bao nỗi buồn thương tiếc cho gia đình cũng như bà con dân Huyện Hải Hậu. Cuộc đời làm quan thanh liêm, hết mực thương dân nên gia đình Bố Chánh không có gì là khá giả lắm. Ông chết đi để lại gánh nặng đè lên người hóa phụ, Mẹ chồng vì quá thương con nên lâm bệnh nặng đột quỵ nằm một chỗ. Liễu Huệ mất chồng đã khó khăn giờ lại thêm chồng chất khó khăn.

Nói về mẹ Chí Nhân từ khi đột quỵ đến giờ bà nhìn thấy con dâu trăm bề cơ cực. Con dâu lúc nào cũng hết lòng phụng sự cho Bà mà không có một chút than vãn. Bà lấy làm cảm động cầm tay con dâu nước mắt ràn rụa nói:

Liễu Huệ con dâu của Mẹ tốt bụng quá, tiếc rằng thằng Chí Nhân có được người vợ tốt như thế nầy không sống để mà hưởng phúc. Chí Nhân chết còn quá trẻ để lại Con cô độc một mình, trong khi bụng mang dạ chửa.

Liễu Huệ vừa đút cháo cho mẹ ăn, vừa an ủi. Liễu Huệ nói:

Chí Nhân về trời thì còn có Con, Con là con dâu của Mẹ cũng là con của Mẹ. Mẹ chuẩn bị có cháu nội nữa, Mẹ cứ yên tâm mà trị bệnh.

Mẹ Chí Nhân nghe Liễu Huệ nói thế thì an ủi vô cùng. Liễu Huệ ngày ngày thay chồng sớm hôm lo cho Mẹ.

Nét đẹp tâm hồn đẹp biết bao

Lòng Vàng Đức Hạnh sáng hơn sao

Tuổi xuân con đã dâng cho mẹ

Khốn khổ trăm bề cảnh lao đao.

Một hôm Liễu Huệ đi chợ về, nhìn thấy mấy thằng ăn trộm từ trong nhà vọt ra. Liễu Huệ la làng:

Ăn trộm! Ăn trộm!

Bà con lối xóm nghe chạy tới thời bọn ăn trộm trốn đi hết rồi, dân làng hỏi:

Bọn chúng là ai thế? Báo Quan, báo Quan.

Nhưng nào ai trả lời được bọn chúng là ai. Liễu Huệ chạy nhanh đến chỗ cất bạc cất vàng thì điếng cả người, bọn trộm lấy đi tất cả rồi, Liễu Huệ không dám nói với Mẹ chồng sợ Mẹ chồng biết thì bệnh nặng thêm.

Tai ương dồn dập liên miên

Họa chồng lên họa hết phương sống còn

Trần gian bể khổ mịt mù

Tai bay họa gởi khốn cùng lao đao.

Nói về Liễu Huệ đến Huyện Nha nhờ truy tìm ăn trộm, Huyện Nha là nơi Chí Nhân thường làm việc, nơi mà Liễu Huệ vẫn thường lui tới, vừa đến cổng Huyện Liễu Huệ đứng sững lại vô cùng kinh ngạc, vì nơi đây mới lạ hoàn toàn, Liễu Huệ nhìn hai tên gác cổng như hai tên bợm cũng mới nốt.

Liễu Huệ lẩm bẩm:

Vật đổi sao dời, thay đổi nhanh quá nhanh đến nỗi không thể nào ngờ được.

Cũng phải thôi Quan Huyện hôm nay nào phải Chí Trung của mình, mà là Ông Quan Bố Chính Tri Huyện mới. Ông Ta là tay háo sắc đã mấy lần đến nhà Liễu Huệ thăm viếng hương khói Chí Nhân, nhưng thật ra Ông Ta đến là để nhìn Liễu Huệ, vì Liễu Huệ quá đẹp Ông Ta chưa từng thấy bao giờ. Ông Ta ao ước được ôm Liễu Huệ một lần có chết cũng được, Liễu Huệ là người thông minh chỉ nhìn sơ qua cũng biết là tay háo sắc tiểu nhân và người nầy sẽ làm hại dân chúng, cũng như lập mưu lập kế hãm hại đời mình.

Nhà Liễu Huệ đến Nha Huyện rất gần chỉ hơn dặm. Liễu Huệ đến Nha Huyện, nhưng cứ chần chừ mãi không muốn bước vào cổng vì nó xa lạ quá nhưng không lẽ tới đây rồi về, thôi thì vào vậy tới đâu hay tới đó. Hai tên lính gác cổng thấy Liễu Huệ đẹp quá, chúng như con Mèo nhìn thấy miếng mỡ, với bộ dạng muốn ăn tươi nốt sống con mồi.

Liễu Huệ rùng mình nghĩ:

Chúng là hai tên lính canh cửa, mà còn như thế xem ra chúng được Ông Chủ huấn luyện tỉ mỉ. Hai tên lính gác cổng mà còn như thế, thì Ông Quan Tri Huyện không nói cũng biết là tay háo sắc dê xồm như thế nào rồi.

Bốn con mắt hau háu nhìn Liễu Huệ đi vào cổng bước thẳng vào Huyện Nha, hai tên gác cổng liền cúi đầu chào, như nói rằng bà là người có phúc sẽ được quan trên chăm sóc chu đáo. Liễu Huệ bước vào sân Nha rồi tiến thẳng vào nơi làm việc của Chí Trung ngày nào. Nơi đây hầu như thay đổi hoàn toàn cả sự bố trí lẫn màu sắc, vị Quan Bố Chánh Tri Huyện ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành sang trọng chạm Rồng trổ Phụng, trông thật uy nghiêm, ai nhìn thấy cũng phải khiếp sợ trước uy quyền của Ông Ta.

Nhìn cái mũi tẹt, mắt cặp lương ti hí, da mặt sần sùi như tổ ong lúc nào cũng hích hích hai lỗ mũi như hai ống giang đánh hơi mùi lạ. Mười những ngón tay như quả chuối ngự đeo đầy nhẫn thể hiện mình là tay giàu có quyền thế. Với bộ mặt sàm sỡ chăm chăm nhìn Liễu Huệ như cú vọ diều hâu, với kiểu mô đênh áo quần lòe loẹt của những bà diêm chúa trùm sò nơi đàn điếm. Vị Quan mới trông giống Ma Cô pha trò ngộ nghĩnh làm sao, chẳng khác gì một chú hề trên sân khấu. Làm cho khán giả lúc nào cũng ôm bụng mà cười, nhìn sơ qua tính cách, nhân cách, âu phục cũng biết là tay chẳng hiểu gì Nhân Cách, Đạo Đức của một vị Quan, mà chỉ phô bày vẻ ăn chơi vô độ trác tán của bọn lưu manh.

Liễu Huệ nghĩ: Cũng phải thôi nghe đâu nói vị quan mới chẳng học hành gì cho ra phết, nhưng nhờ gia đình giàu có lại có quyền thế nhờ Ông Bác làm quan lớn, nên mới bổ nhiệm về đây làm Quan Bố Chánh Tri Huyện.

Nhìn cử chỉ đón tiếp, nửa treo nửa ghẹo dành cho khách quý. Những hành vi lố bịch đê tiện, cũng đã tố cáo một tên đầu trộm đuôi cướp ngồi đây, nhưng làm như ra vẻ oai phong đánh lừa sự nhầm lẫn, của những người dân thiếu hiểu biết.

Liễu Huệ đã nhận ra chân tướng từ lâu nhưng làm như không hay không biết, chắp tay lễ phép ngọt ngào thưa rằng:

Thưa Huyện Quan nhà tôi vừa bị mất một số vàng bạc, chúng là những tên trộm chuyên nghiệp có tổ chức, xin Huyện Quan ra ơn truy nã bắt chúng trị tội, trả lại số vàng bạc cho gia đình tôi thì gia đình tôi cảm ơn vô hạn.

Vị Quan Huyện hau háu nhìn Liễu Huệ nói:

Cái gì giúp đỡ gia đình tôi, phải nói là giúp đỡ gia đình em phải là thân thiện hơn không.

Liễu Huệ chỉ biết thở dài ngao ngán, nhưng vẫn nói ngọt:

Em xin cảm ơn Huyện Quan.

Nói xong Liễu Huệ vội vã rút lui, đi được mấy bước Liễu Huệ quay đầu nhìn lại thấy cặp mắt giả té lửa đứng tròng, với bộ mặt chênh vênh sinh động như con khỉ ăn phải ớt trông phát ghét làm sao. Liễu Huệ trở về nhà với lòng buồn rười rượi. Còn lại chút tài sản Liễu Huệ đêm ra bán lần bán hồi rồi cũng hết sạch, Liễu Huệ không biết phải làm sao kiếm ra bạc chữa bệnh cho Mẹ, khi Mẹ càng ngày càng nặng phần thì bụng mang dạ chửa gần ngày sanh đẻ.

Nói về Liễu Huệ vì quyết tâm chạy chữa cho Mẹ nên lần lần bán sạch những đồ quý giá trong nhà nói chung là không còn gì nữa để mà bán, Liễu Huệ chua xót biết làm sao đây.

Cái khổ nào hơn cái khổ nầy

Chỉ cần chén cháo cũng khó thay

Nhìn con trong bụng rơi nước mắt

Nhìn mẹ đau nằm mắt đắng cay

Có phải kiếp xưa mình ở ác

Nhân quả luân hồi kiếp trả vay

Cuối xin Trời cao thương soi xét

Thoát nạn thời tu kiếp ăn chay.

Nhìn con dâu gần ngày sanh nở mà cứ nhịn cháo cho bà Liễu Huệ ốm đi thấy rõ, nằm trên giường bệnh bà tuôn rơi nước mắt than rằng.

Gia đình nầy đã mắc tội chi

Khốn khổ đau thương nạn li bì

Nếu cứu được con tôi xin thế

Núi đao biển lửa cũng xin đi.

Liễu Huệ đang quét nhà trông có vẻ yếu ớt vì cơn đói hoành hành dữ dội, quay lại nhìn thấy nước mắt Mẹ ràn rụa thì kinh hãi tưởng là Mẹ sắp ra đi liền chạy tới nắm tay Mẹ khóc.

Mẹ ơi, Mẹ đừng có chết đi

Gia đình tuy khổ có hề chi

Mùa đông chấm dứt xuân sẽ tới

Cháu nội ra đời hết sầu bi.

Mẹ ơi Mẹ đừng bỏ con mà đi, Liễu Huệ khóc nức nở bà nắm tay con dâu nói:

Mẹ chưa chết đâu khi chưa thấy cháu nội của Mẹ.

Nghe nhắc đến đứa cháu nội Liễu Huệ bỗng thấy trong mình chuyển dạ cơn đau nổi lên thì kinh hãi biết mình sắp sanh. Biết làm sao đây biết làm sao đây.

Trời hỡi Trời ơi cứu giúp con

Cô đơn chuyển dạ thắt ruột gan

Khốn nguy đến lúc càng thêm khốn

Sanh tử kề bên phút bàng hoàng.

Bỗng có tiếng vang lên:

Có ai ở nhà không có quà từ Kinh Thành đến.

Liễu Huệ mừng quá vội ôm bụng chạy ra nói:

Có tôi đây, có tôi đây.

Liễu Huệ đi như không muốn nổi, bà khách nhìn thấy Liễu Huệ liền la lớn:

Sắp sanh rồi, sắp sanh rồi.

Bà khách la lớn:

Có ai giúp đỡ không? Liễu Huệ sắp sanh rồi, Liễu Huệ sắp sanh rồi.

Người hàng xóm nghe bà khách la lớn liền cùng nhau chạy tới, kẻ lo chuyện nầy người lo chuyện kia, thật may thay cho Liễu Huệ, bà khách ấy chính là bà mụ giỏi nhất Hải Châu, bạn thân nhất của Liễu Huệ từ thuở ấu thơ. Liễu Huệ như nhìn thấy cứu tinh xuất hiện, biết là con mình sẽ ra đời bình yên. Khi ấy bà con chạy đến cũng đông, có người nói Liễu Huệ chưa ăn gì nên yếu lắm, họ nào có biết Liễu Huệ nhịn đói tới mấy ngày rồi, Liễu Huệ lúc nào cũng nghĩ cho mẹ, không bao giờ nghĩ tới bản thân. Chỉ cần kéo dài thêm mấy ngày nữa Liễu Huệ có lẽ ngã quỵ mất, vì nhịn tất cả phần cháo ít ỏi cho Mẹ.

Có người nói:

Tôi mới nấu nồi cháo gà ở nhà để tôi về múc mang qua.

Nhìn những người hàng xóm tốt bụng kẻ lo điều nầy người giúp điều kia, ba chân bốn cẳng chạy về nhà múc cháo. Bà khách nghĩ không gì qua ăn ở hiền lành nên bà con lối xóm mới tận tâm như vậy, Liễu Huệ ăn xong bác cháo liền thấy sức lực tràn đầy mạnh hẳn lên. Bà khách như chợt hiểu, vì nhìn thấy trong nhà chẳng còn gì, có lẽ Liễu Huệ nhịn tất cả phần ăn cho mẹ.

Bà cầm tay Huệ nói:

Mầy cừ lắm không khác gì hồi còn nhỏ lúc nào cũng hi sinh cho người khác không nghĩ đến thân mình, về điểm nầy tao học hỏi mầy nhiều lắm.

Liễu Huệ tuy cơn đau mỗi lúc một dữ dội nhưng sắc mặt lúc nào cũng tươi như hoa nỗi lo lắng sanh con biến mất như chẳng có chuyện gì xảy ra.

Nói về bà Mẹ Chí Nhân đang nằm trên giường bệnh nghe tiếng trẻ con bậc khóc, thì mừng rỡ nói:

Sanh rồi, Liễu Huệ sanh rồi, không hiểu là trai hay gái.

Bỗng Bà nghe có người nói:

Liễu Huệ sanh thằng con trai khôi ngô tuấn tú giống hệt như cha nó, thằng bé kháu khỉnh tội làm sao.

Bà chắp tay khấn vái:

Cảm ơn Cha Trời Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ đã ban cho bà một thằng cháu nội.

Không ngờ bà quá xúc động làm tăng huyết áp quá cao dẫn đến nhồi mạch máu cơ tim đột ngột qua đời. Sau ba ngày Liễu Huệ mới biết Mẹ chồng đã chết. Liễu Huệ là người can đảm luôn luôn đối mặt với sự thật, cũng đoán được phần nào vì sao Mẹ chồng đột ngột qua đời.

Liễu Huệ rơi nước mắt thở dài nói với bà khách Hạ Thu:

Mẹ chồng tôi trước đây cũng vì quá xúc động trước cái chết của Chí Nhân dẫn tới đột quỵ toàn thân tê liệt nằm một chỗ. Nay Mẹ thấy Tôi sanh được cháu trai nội lại một lần nữa quá xúc động nên dẫn tới lìa đời ra đi.

Liễu Huệ vừa nói vừa cố dằn lương tâm lắng bớt đi cơn xúc động. Tiếng đồn Liễu Huệ mới sanh, Bà Cụ lại qua đời làng trên xóm dưới thương xót ngậm ngùi già trẻ gái trai lũ lượt kéo đến lo đám tang cho Bà Cụ, tuy không linh đình nhưng thật ấm cúng.

Thương người, người lại thương ta

Giúp người, người lại giúp ta Đạo Trời

Ở đời cuộc sống ở đời

Cứu người người cứu có thời sai chi.

Đây nói về bà khách bạn thân của Liễu Huệ ở lại giúp Liễu huệ hơn cả tuần, Liễu Huệ kể lại tất cả nỗi khổ từ khi Chí Nhân chết, ăn trộm vào nhà cho đến ông Quan Huyện mới dê xồm cho người khách nghe.

Nghe xong bà khách nói với Liễu Huệ:

Tôi quyết báo cáo lên Bộ, nhờ Cha chồng tôi tâu lên Quốc Vương tóm cổ tay háo sắc cường hào ác bá nầy chuyên lạm dụng quyền chức làm hại Dân hại Nước. À xưa rày vì lo bận chuyện tôi quên mất chuyện đến đây Bộ có gửi thông điệp cho Chồng Tôi, Chồng Tôi sai Tôi đem cái nầy đến trao cho gia đình Liễu Huệ.

Liễu Huệ nhận thông điệp báo tin rồi nói:

Cảm ơn Hạ Thu.

Thì ra người khách giúp đỡ Liệu Huệ vượt qua tai kiếp chính là Hạ Thu người bạn thân thời thơ ấu của Liễu Huệ. Liễu Huệ nhận thông điệp báo tin mở thông điệp ra nói gì trong đó thì thấy Bộ thông báo là hơn tháng nữa có quan triều đình từ Kinh Đô Văn Lang đến, phong tặng vàng bạc cũng như phong sắc chỉ của triều đình cho Dòng Họ Chí. Nhận được thông tin nầy Liễu Huệ vô cùng mừng rỡ vì có vàng bạc xoay xở để nuôi con. Cuộc hội ngộ nào cũng phải đến lúc chia tay, Hạ Thu từ biệt người bạn thân trải qua không biết bao nhiêu là hoạn nạn, trở về Châu Phủ. Lúc Chí Nhân lâm bệnh vợ chồng Hạ Thu cũng đã có đến mấy lần.

Nói về Liễu Huệ một mình nuôi con trong căn nhà quạnh quẽ, hơn ba tháng không thấy Quan Triều Đình đến cái nghèo cứ mãi đeo bám không thôi lại còn phải chịu tang Mẹ chồng tiếng hát ru con nghe thê thảm làm sao.

Nghẹn ngào tiếng hát ru con

Hàng cau ủ rũ chịu tang giữa trời

Khổ thân giá phụ đã rồi

Mẹ con côi cút biết thời nương ai.

Bỗng có tiếng vó ngựa vào sân, người đó lên tiếng nói:

Hãy nương vào Quan Ta chớ nương vào ai nữa. Nàng sanh con đã hơn ba tháng rồi còn gì nay Quan mới đến thăm.

Liễu Huệ vô cùng kinh hãi lão dê xồm đã đến biết làm sao đây.

Lão dê xồm háo sắc đến rồi

Bão tố dập vùi kéo đến nơi

Một mình trống vắng người đơn chiếc

Nanh vuốt quỉ ma nuốt nuốt xơi.

Liễu Huệ như cầu cứu nhưng nào có ai, nhưng ai làm gì được Giả, vì Giả là Quan Tri Huyện kia mà. Liễu Huệ nghĩ nếu Giả dở trò thì ta liều mạng với Giả, Liễu Huệ lấy lại bình tỉnh như không có chuyện gì. Giả xuống ngựa đi xồng xộc vào nhà. Hai con mắt láo lư tìm kiếm báu vật.

Giả chợt bật lên:

Kia rồi, báu vật kia rồi.

Nhìn vóc người thon gọn nở nang của Liễu Huệ, làng da trắng mịn như trứng gà bóc. Giả như bốc lửa trước mắt Giả là tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Giả cần phải làm chủ nó để mà say sưa. Giả vội bước tới định nắm lấy tay Liễu Huệ, nhưng Giả đã kịp dừng lại vì Giả biết loài hoa Hồng đệ nhất nầy lắm gai không khéo bị đâm mà bật gọng. Giả chầm chừ rồi ngồi xuống, Liễu Huệ vừa thấy Giả thì phát ói, với thân hình xấu xí hết chỗ chê, mập như con heo ú vừa thô kệch, vừa thô lỗ lúc nào cũng khoe hàm răng bẩn thỉu lòi xỉ chẳng ngay ngắn gì, hai con mắt ti hí như mắt lương, cứ hau háu nhìn người ta chằm chằm không chớp mắt, với cái mũi tẹt trống hoác hích hích lên đánh hơi tìm của lạ, làm tăng thêm vẻ mặt ngu si đần độn mặt rỗ tổ ong của Giả.

Liễu Huệ giả vờ hỏi:

Quan Huyện đến đây để làm gì?

Lão cười khùng khục chẳng khác gì loài sói điên, miệng Lão phun ra toàn là những thứ nhơ bẩn:

Quan đến thăm bộ gió khả ái của Nàng, Quan nhớ Nàng đến phát điên, Nàng đẹp như thế nầy không có người nâng niu thì phí quá, chi bằng đến với Quan thì muốn gì mà chẳng có. Vì Quan là Quan Tri Huyện vàng bạc thiếu chi, có ai mà không sợ Quan nào. Quan muốn là Trời muốn không ai ngăn cản được Quan đâu.

Giả vừa nói vừa tỏ vẻ thèm thuồng bởi bộ ngực no đầy căng sữa của Liễu Huệ, lại thêm da mịn như trứng gà bóc, trắng như tuyết. Giả phát điên lên như con Sói đói lâu ngày lao tới chụp lấy để, nhưng Giả liền bị một cái tát vào mặt té lửa.

Giả la lớn:

Người đẹp sao đánh Quan mạnh thế.

Giả nổi khùng định chửi mắng Liễu Huệ, nhưng Giả là con Cáo Già sành điệu Giả liền vuốt ve xuống giọng tán tỉnh:

Đừng làm như thế, Quan sẽ cho người đẹp biết mùi sung sướng là gì.

Lần nầy Giả đã đề phòng, với một cú vồ đầy nghệ thuật. Giả lao nhanh tới với ngón nghề lấy mạnh đè yếu, thế là Giả chụp được Liễu Huệ. Liễu Huệ vùng vẫy la hét kêu cứu.

Giả nói:

Ngoài kia có mấy tên lính gác của Ta, ai dám đến mà kêu, thôi ngoan ngoãn đi cục cưng của Ta.

Thằng bé Chí Trung bỗng khóc to lên, Giả bực cả mình quát:

Có im không để cho mẹ ngươi rửa tội với Thượng Đế.

Bỗng có tiếng quát lớn:

Hãy bắt hết lại cho ta, túm cổ cái Thằng hổn láo với Thượng Đế kia.

Thế là binh lính vào nhà bắt Giả Quan Huyện lôi đi xềnh xệch như lôi một Chó. Giả quát to:

Thằng nào dám bắt Ta, Ta sẽ cho Thằng đó chết.

Chừng Giả nhìn thấy Quan Tri Phủ thì Giả điếng cả hồn, Quan Tri Phủ chắp tay thưa với Vị Quan kế bên:

Thưa Quan Thượng Thư, việc nầy xử lý ra sao?

Quan Thượng Thư nói:

Giải Thằng khốn nầy về Kinh xét xử.

Đến lúc nầy Liễu Huệ mới lấy lại bình tĩnh, tới quỳ lạy Quan Thượng Thư. Quan Thượng Thư nói:

Khổ cho con quá. Con không biết Ta đâu, Ta với Cha Chí Nhân vốn xưa kia là quan triều đình, Ta quan văn còn Cha Chí Nhân quan võ hai người rất thân. Cha Chí Nhân vốn là Hầu Tướng võ công tuyệt thế, vì không muốn làm quan nên về ẩn dật làm dân khi nào đất nước cần Ông sẽ ra mặt không ngờ Ông lại chết sớm quá. Khi nghe Chí Nhân chết lúc đó Ta đang công tác ở tận Kinh Thành Kinh Đô Văn Lang, nên không về được, với công lao diệt được con Quỉ Râu Xanh, Hùng Vương đã ban cho vải trăm cây, vàng trăm lượng, bạc trăm lượng, đúng lý Ta phải đến thăm Con sớm hơn hai tháng. Nhưng được tin báo cáo thằng Quan gian ác nầy hãm hại Con, Ta liền cho quan Bộ kết hợp với Quan Tri Phủ điều tra làm rõ tội ác làm hại dân hại nước của tên lạm dụng quyền chức nầy. Việc hắn cho người ăn trộm nhà Con là một tội ác không thể thứ tha, huống chi làm hại Dân hại Nước. Nếu nặng thì tru di cả nhà, nếu nhẹ thì cũng bị chặt đầu làm gương cho kẻ khác. Bọn chúng đã khai hết rồi truy tìm lại được số vàng bạc nhà Con đã mất.

Nói xong Quan Thượng Thư cho người mang vải, mang vàng, mang bạc triều đình ban cho, cũng như vàng, bạc đã lấy lại được từ tay bọn trộm cướp, giao tất cả lại cho Liễu Huệ.

Đây nói về Quan Thượng Thư đã tóm cổ được tên Quan Huyện gian ác, giải đi kiếp nạn cho gia đình Liễu Huệ. Vì còn nhiều việc phải làm Quan Thượng Thư thắp nén hương cho Cha Mẹ Chí Nhân cũng như Chí Nhân, bố trí một số quan binh ở lại bảo vệ mẹ con Liễu Huệ, cho đến khi nào có Quan Huyện mới nhận chức, thì quân binh mới trở về bộ.

Nói về Liễu Huệ thoát tai kiếp, thoát nghèo khổ nhờ số vàng số bạc Vua ban thưởng, cũng như tìm lại số vàng số bạc do mấy tên trộm lấy đi. Liễu Huệ nhớ lại lời hứa của mình đối với Trời Đất hễ thoát được kiếp nạn thì Liễu Huệ tu hành ăn chay. Liễu Huệ liền đem một nửa số vàng số bạc triều đình thưởng cho phân phát cho những người nghèo khổ. Với Công Đức nầy Liễu Huệ danh thơm khắp chốn khắp nơi. Với số bạc vàng còn lại hai mẹ con Liễu Huệ sống dư thừa suốt đời, nên không lo đói nghèo nữa.

Vết thương lâu cũng lành đi

Chí Trung nay đã vậy thì lên năm

Không giàu cũng khá dư ăn

Nhìn con khôn lớn cũng quên nỗi buồn

Bàn thờ luôn mãi khói hương

Linh thiên Ông hỡi chỉ đường cho Con

Đời Ông Trung Hiếu uy phong

Mẹ con tôi cũng thơm lây Đức Chồng

Đường số phận đường gập ghềnh

Chỉ mong con trẻ tràn đầy ấm êm.

Tấm thân Góa Phụ truân chuyên

Tiết Trung giữ trọn Đức Hiền trao con

Cầu mong Trời Đất ban ân

Tre già măng mọc thềm phần tốt tươi.

Thế là năm tháng cứ trôi qua, xuân đi rồi xuân đi lại đến. Chí Trung càng ngày càng lớn, càng khôi ngô tuấn tú, thông minh tài trí hơn cả Cha ngày xưa. Nhà khá giả nên Chí Trung học hành cả văn lẫn võ đến nơi đến chốn, hết trường làng trường xã, rồi đến trường châu trường bộ. Nhờ tư chất thông minh Chí Trung học một biết mười, danh tiếng lừng lẫy, khắp Bộ, khắp Châu, khắp Huyện. Đã từ lâu lắm hôm nay mới thấy nhà Chí Trung rộn rịp đông đúc, có lẽ Chí Trung đã mãn niên khóa học cấp Bộ đổ đạt rất cao chỉ còn chờ ngày vào Kinh Đô Văn Lang ứng thí toàn nước.

À ra là thế tôi hiểu rồi, hôm nay là ngày kị cơm cha Thằng Trung mà, Bà Liễu Huệ kết hợp cả hai vừa kị cơm cho chồng vừa làm tiệc mừng Thằng Trung đỗ đạt cao ở cấp Bộ. Bà con lối xóm láng giềng đều được mời, cảnh quan nhà Bà Liễu Huệ xôn xao nhộn nhịp vui vẻ hầu như lấy lại được khí thế phong độ ngày nào khi cha Chí Trung làm quan Bố Chánh Trị Huyện. Trong những người được mời người ta nhìn thấy một người trung niên phụ nữ sang trọng khá xinh đẹp đó là Hạ Thu.

Hạ Thu cùng Liễu Huệ nói nói cười cười. Hạ Thu hỏi:

Thằng Chí Trung năm nay bao nhiêu tuổi rồi Chị?

Liễu Huệ nói:

Nhắc đến thằng Chí Trung thì tôi không biết lấy gì để đền công ơn với Chị, nó năm nay 19 tuổi nhưng còn trẻ con lắm.

Hạ Thu nói:

Mới đó mà đã trải qua 19 năm, mình không già sao được.

Liễu Huệ nói:

Hạ Thu trông còn trẻ lắm vẫn xinh đẹp như ngày nào.

Hạ Thu cảm thấy rất vui khi nghe câu nói khen mình còn trẻ, sẵn còn đang vui vẻ Hạ Thu hỏi:

Chưa có nơi nào được mắt sao lâu có dâu thế?

Liễu Huệ không có gì phải dấu diếm nói:

Không biết bao nhiêu là con nhà danh giá, quyền thế, giàu có, nhưng Chí Trung chưa muốn có vợ, tôi thấy tuổi nó càng lớn tôi lo quá, con cái người ta 16 tuổi đã lấy vợ rồi, có người còn có con nữa, còn nó sắp sang tuổi hai mươi. Thế mà nó cứ phớt lờ không để ý gì đến chuyện vợ con. Hạ Thu biết rồi hai chúng Ta là người theo quan điểm đổi mới không theo phong tục cổ hủ lạc hậu nên không ràng buộc con cái.

Hạ Thu nói:

Chúng Ta theo quan điểm Quốc Tổ Vua Hùng luôn luôn đổi mới tư duy tiến hóa đấy chứ, nên Cha Mẹ chúng ta mới không gò ép, người Mẹ như hai chúng Ta lúc nào cũng tôn trọng sự lựa chọn quyết định của Con. Thôi thì để cho định mệnh Ông Trời quyết định vậy.

Hạ Thu ở lại nhà Liễu Huệ đến mấy ngày, hai người kể hết câu chuyện nầy đến câu chuyện khác, vậy mới biết mấy bà gặp nhau là xổ ra, như cơn bão lũ thế mà vẫn không hết câu chuyện. Hạ Thu chia tay Liễu Huệ trở về Châu Phủ để lại sự trống vắng trong lòng Liễu Huệ. Đêm buông xuống, Liễu Huệ ngồi một mình ôn lại những kỷ niệm bỗng Liễu Huệ nghe luồng gió lạnh tràn qua cửa sổ như báo hiệu sắp có một cơn mưa lớn.

Liễu Huệ nghĩ: Cõi trần gian tan họp, hợp tan, cuộc trần là thế, mới đây cách mấy ngày bà con đông đảo thật là vui vẻ, nhưng giờ đây ngôi nhà hiu quạnh chỉ hai mẹ con nhất là về đêm, đời là như thế vui buồn, tan họp vô thường, phước họa khó mà lường trước.

Bà Liễu Huệ nghĩ vẩn vơ rồi ngủ đi lúc nào không biết, Bà dậy trưa hơn mọi khi vì thấy trong người uể oải, Bà quá hiểu rõ sự mỏi mệt của mình khi trời chuyển. Mặt Trời ló dạng nhưng yếu ớt hơn mọi ngày chỉ hơn nửa buổi thì mây đen kéo đến che kín cả bầu trời sấm chớp nổi lên gió to ập đến sau đó là mưa lớn chưa từng thấy bao giờ không bao lâu thời nước ngập nhanh trắng xóa.

Nói về Chí Trung không muốn vào Kinh Đô Văn Lang ứng thí, mà theo chí hướng của Cha chỉ muốn làm quan nhỏ Tri Huyện, Chí Trung là người sùng Đạo, nhất là sùng kính nền Quốc Đạo Tiên Rồng, Chí Trung rất giống Cha theo chí hướng Quốc Tổ Vua Hùng, thờ Cha Trời Mẹ Trời Lạc Long Quân Và Âu Cơ. Hai ngày nay Chí Trung chỉ biết ngủ, vì trời mưa bão lớn quá, nhất là những trận mưa lớn trái mùa chưa từng thấy bao giờ. Chí Trung chỉ biết ngày ngủ, đêm ngủ.

Chí Trung đang trong lúc ngủ say thời như có ai đó kêu dậy:

Hãy thức dậy đi Con, Ta là Mẹ Âu Cơ.

Chí Trung thấy một đạo hào quang từ trên không bay xuống, hiện ra một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp trên tay cầm một cái hộp, lên tiếng nói:

Trung Con đây là là chiếc hộp đựng Tinh Hoa Tiên Thiên Linh Đan. Có công năng cải tử hoàn sanh, Con hãy dùng nó cứu người con gái bị cuốn trôi, con nhớ nhé.

Nói xong người phụ nữ vô cùng xinh đẹp biến mất.

Tiếng gà giục giã gọi nhau

Bình minh trỗi dậy bão giông vẫn còn

Đất trời mờ mịt bão bùng

Lòng nghe ai gọi lạnh lùng nổi trôi.

Chí trung giật mình thức giấc, nhớ lại giấc chiêm bao kỳ lạ. Lạ hơn nữa. Chí trung thấy một chiếc hộp trên đầu giường thì biết không phải là chiêm bao mà là hiện thực, Chí Trung hồi hộp chuyện gì xảy ra đây, họa hay là phúc.

Bà Liễu Huệ thấy Chí Trung hôm nay vô cùng khác lạ bước ra hè nhìn trời mưa như trút, lẳm bẩm mãi:

Trời mưa hai ngày hai đêm rồi còn gì, nay là ngày thứ ba. Ta biết cứu người nơi đâu? Ta biết cứu người ở đâu?

Chí Trung thẫn thờ tự hỏi. Bà Liễu Huệ hỏi:

Hôm nay con làm sao thế Chí Trung.

Chí Trung liền kể câu chuyện đêm hôm cho Mẹ nghe, Chí Trung lấy chiếc hộp cho Mẹ xem, Bà cầm chiếc họp xem xong thì trao lại cho Chí Trung. Bà nói:

Người con sắp cứu không phải là người con gái tầm thường đâu.

Nhà Chí Trung gần con Sông Âu mưa trắng xóa nước dân ngập khắp nơi không ai dám ra khỏi nhà nói gì đến cứu người. Nói về Chí Trung như có ai giục giã trong lòng không thể ngồi ở nhà được nữa một mình lao vào trong mưa bơi qua cánh đồng mênh mông biển nước đến một gò cao nhìn ra dòng sông Âu nước sông chảy xiết cuồn cuộn.

Mênh mông biển nước bờ là đâu

Gió bão mưa tuôn trắng một màu

Nào thấy bóng ai trôi dạt cả

Bồng bềnh vùi dập bèo đớn đau

Lặng lẽ ngồi chờ lòng trăm ngả

Ước như chuột lột lạnh thấm sâu

Ngày đã ốm buồn đêm sắp đến

Bóng người trôi dạt ở nơi đâu.

Nói về Chí Trung ngồi trong mưa bão ướt như chuột lột. Chờ đợi hết buổi sáng, qua buổi trưa, sang qua buổi chiều trời sắp tối, thế mà nào thấy xác ai trôi nổi trên sông, cái đói làm Chí Trung như cảm thấy người yếu đi, lại thêm cái lạnh đã thấm sâu vào người.

Nước tràn nước ngập mênh mông

Rào rào mưa bão cuồng phong ào ào

Mịt mù trắng xóa khắp trời

Chỉ nghe cuồn cuộn nước đòi hồn ai.

Chí Trung thẫn thờ nhìn trời sắp tối nước mỗi lúc một dâng cao, hồn ma xuất hiện than khóc trong mưa bão Chí Trung rợn cả người không lẽ bỏ cuộc. Chí Trung cảm thấy sợ hãi, trước sức mạnh của thiên nhiên, nước chảy xiết cuồn cuộn. Mưa cứ xối xuống như trút, gió vẫn cứ gào cứ thét, nước mỗi lúc một trắng xóa mênh mông, bèo bồng bềnh vùi dập tả tơi, tầm nhìn mờ lần, đêm lần lần sa xuống. Chí Trung không còn hy vọng nào nữa, bỗng một chấm Hồng xuất hiện, trôi nhanh trên mặt nước.

Chí Trung vụt kêu lên:

Kia rồi, kia rồi, Nàng kia rồi.

Đây nói về sông Âu nước còn rất lớn chảy xiết, nên thưa thớt thuyền đò qua lại, Thanh Vân cùng những người theo hầu thuê thuyền lớn qua sông Âu, thuyền ra đến giữa dòng thời mây đen ngùn ngụt hiện ra phủ kín bầu trời, gió to ập tới chủ thuyền cùng một số thủy thủ hốt hoảng la lớn nguy rồi nguy rồi thuyền chao đảo dữ dội không còn chèo lái gì được nữa sấm sét nổi lên rền trời rền đất. Tiếng mưa rào rào từ xa ập tới, từ trên không trút xuống xối xả lớn chưa từng thấy bao giờ, thuyền phần bị mưa xối xuống, phần bị nước, gió, cuốn trôi, chao đảo muốn lật nhào. Ai nấy trên thuyền kinh hoàng khiếp vía.

Kiều My khiếp quá la lớn:

Cứu tôi với, cứu tôi với.

Thanh Vân cũng kinh hoàng không kém nhưng sau đó lấy lại bình tỉnh nói với Kiều My:

Niệm Mẹ Âu Cơ mau lên, phó mặc cho định mệnh.

Thế là Thanh Vân cùng Kiều My niệm Mẹ Âu Cơ không còn biết sợ hãi gì nữa.

Âm ầm nước cuộn thuyền nghiêng

Ào ào mưa bão kinh thiên ào ào

Thuyền trôi thuyền lật thuyền nhào

Mênh mông sóng nước ôi nào mênh mông

Thanh Vân niệm Mẹ Âu Cơ

Mặt cho số phận chuyển xây cuộc đời

Thuyền nghiêng nước cuốn lật nhào

Lỉm chìm xuống tận âm tào còn chi

Thanh Vân nước cuốn trôi đi

Hồn lìa khỏi xác bay lên Thiên Đàng

Cõi Trần biển khổ Cõi Trần

Mấy ai thoát khỏi gieo vần Tử Sanh.

Trong cơn mưa bão khủng khiếp thuyền trôi đến khúc sông rộng lớn thời chìm lỉm trong biển nước mênh mông. Nói về Thanh Vân chìm lỉm theo chiếc thuyền thì không còn biết gì nữa. Linh hồn thoát ra khỏi thể xác bay lên Thiên Đàng thấy mình bay qua vô số tầng mây bỗng xuất hiện trước mắt có người bay đến, thì ra là các Nàng Tiên.

Các Nàng Tiên chắp tay thưa:

Thưa Cung Chủ mời Cung Chủ theo Chúng Em.

Thanh Vân không hỏi lý do vì sao bay theo các Tiên Nữ không bao lâu thì tới một cảnh quan chưa từng thấy bao giờ. Lầu đài cung điện trùng trùng điệp điệp đất nơi đây toàn bằng lưu ly sáng chóa trong suốt. Cây báu khắp nơi, cây bằng vàng, lá cành bằng ngọc. hoa kim cương, quả trân châu, đẹp lạ chưa từng thấy bao giờ. Đường sá rộng đẹp lát toàn bảy báu, vàng, bạc, trân châu, kim cương, pha lê, lưu ly, xà cừ, cứ mỗi đoạn đường đều có ao sen báu, hương sen thơm ngát tâm hồn thanh thoát một cách kỳ lạ.

Thanh Vân nói:

À ra đây là Thiên Đàng cực lạc sao ta thấy quen quá.

Các Tiên Nữ nói:

Cung Chủ hiện giờ chỉ là linh hồn bị bao phủ bởi u minh trần thế, lại không có nhị xác kim thân còn vướng trần tục thế mà còn nhớ nơi đây quả là hi hữu.

Thanh Vân được các Tiên Nữ dẫn đến một tòa lâu đài cổ kính lộng lẫy nguy nga tráng lệ hào quang muôn màu vạn sắc tỏa lên trùng trùng đẹp vô cùng. Đàn Chim Phụng Hoàng đang ca hát bay lượn trên không trung, liền bay đến chào hỏi Thanh Vân:

Chúng em kính chào Cung Chủ.

Thanh Vân nhìn đàn Chim Phụng cảm thấy mến yêu vô cùng. Thanh Vân chỉ lo chăm chú nhìn đàn Chim Phụng chào hỏi ca múa, khi nhìn lại thì các Tiên Nữ biến mất tự lúc nào không hay. Bỗng linh hồn Thanh Vân nghe tiếng đàn ca sáo thổi từ xa vọng lại làm cho tâm hồn say sưa không còn muốn đi đâu nữa. Thanh Vân đang thưởng thức cảnh giới Bồng Lai Tiên Cảnh, cũng như tiếng đàn ca sáo thổi.

Thời thấy một Tiên Nữ vô cùng xinh đẹp từ tòa lâu đài cổ kính bảy báu nguy nga tráng lệ bay đến:

Em kính chào Sư Tỷ

Thanh Vân nói:

Tiên Nữ là ai? Sao Ta thấy quen quá.

Tiên Nữ nói:

Căng tu của Sư Tỷ quả hơn người, hiện giờ Sư Tỷ chỉ là linh hồn không có kim thân khí trần còn bao phủ thế mà vẫn còn nhớ nơi đây. Sư Tỷ hãy theo em trở lại trần gian kẻo không còn kịp vì ở đây một ngày bằng trần gian một năm.

Vị Tiên Nữ xinh đẹp liền phất tay một cái, đưa linh hồn Thanh Vân trở lại trần gian. Đây nói về Chí Trung ở trên một gò cao hai con mắt chăm chăm nhìn dòng sông Âu nước cuồn cuộn mênh mông tràn ngập khắp nơi, trâu, bò, heo, gà, vịt, chết trôi lớp lớp, trời sắp tối gió mưa vẫn thi nhau gào thét, nước mỗi lúc một lớn Chí Trung cảm thấy lạnh mình, bởi hồn ma ám ảnh khắp nơi ẩn hiện trên dòng sông chảy xiết cuồn cuộn.

Khắp nơi trắng đục một màu

Mưa gào gió thét thấy gì được đâu

Nhìn trông bèo dạt trôi mau

Chỉ nghe cơn lạnh thấm sâu vào người

Trời buồn đêm sắp xuống rồi

Biết làm sao hỡi Ông Trời chỉ cho.

Kìa một chấm Hồng xuất hiện Chí Trung vô cùng hồi hộp có phải là người ấy chăng, Chí Trung bỗng nhận ra đó là xác một cô gái trôi theo dòng nước. Chí Trung không còn suy nghĩ gì nữa vội phóng mình lao tới bơi ra vớt xác cô gái rồi quay mình trở lại băng qua cánh đồng mênh mông biển nước Chí Trung lặng hụp vật lộn trong cơn mưa bão tầm tã. Quyết đưa cho được xác cô gái về nhà.

Nói về bà Liễu Huệ mẹ Chí Trung, thấy Chí Trung đi lâu quá từ sáng tới chiều trời cũng đã sắp tối rồi mà chưa thấy về Bà lo sợ vô cùng, mưa cứ gào gió cứ thét, nước càng lúc càng lớn, Bà sợ điếng cả hồn Bà khấn vái Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ không dứt.

Chắp tay cầu nguyện Thánh Thần

Âu Cơ Đức Mẹ, Cha TRời Lạc Long

Cứu con thoát khỏi tai ương

Cứu con thoát khỏi qua cơn hiểm nghèo.

Trong mưa bão Bà Liễu Huệ chợt nghe tiếng gọi:

Mẹ ơi Mẹ, Con đã với được người rồi, con đã vớt được người rồi.

Tiếng chân vội vã mỗi lúc một gần Bà vui lên vì Chí Trung đã về. Hai tay Chí Trung bồng một xác người, xác một người con gái, Chí Trung để xác người con gái nằm xuống giường hai mẹ con không khỏi giật mình, không phải giật mình vì sợ hãi, mà vì xác người con gái quá đẹp cao sang quí phái vô cùng, tuy là một xác chết nhưng cũng làm mê đắm lòng người.

Bà Liễu Huệ lẩm bẩm:

Cô nàng là người Tiên bị đọa. Không biết quê Nàng ở đâu? Thuộc dòng dõi Vương Gia nào?

Bà Liễu Huệ nhìn xác cô gái mà thấy thương vô cùng than rằng.

Thân ta đã khổ trăm bề

Nào hay có kẻ não nề hơn Ta

Người chi đẹp tựa Hằng Nga

Vì sao nông nỗi mà ra cảnh nầy.

Qua bao phút ngậm ngùi rơi lệ, Bà Huệ thúc dục Chí Trung:

Con mau lấy hộp thuốc ra cho cô gái uống.

Chí Trung ba chân bốn cẳng lao nhanh vào phòng đêm hộp thuốc ra loay hoay một hồi mới mở được. Nắp hộp vừa mở ra hương thơm ngào ngạt hào quang sáng rực, trong hộp là một viên linh đơn to như ngón tay cái, Chí Trung không biết làm làm sao cho Cô uống được, vì Cô nàng đã chết rồi.

Bà Huệ nói:

Con bỏ viên Linh Đơn vào miệng Cô.

Ta Chí Trung làm theo nhưng viên Linh Đơn không làm sao trôi xuống bụng được, Bà thấy thế liền nói:

Con dùng thần lực từ miệng Con thổi Linh Đơn trôi xuống bụng Cô Ta.

Chí Trung nghe lời Mẹ làm theo quả nhiên Linh Đơn trôi xuống nhanh chóng tan biến đi vào cơ thể của xác chết. Thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Mặt cô gái tái xanh tái ngắt liền trở nên hồng hào nhanh chóng, Cô cựa mình tỉnh dậy hớt hãi nhìn quanh nhìn quất, thấy mình đang ở một nơi xa lạ không biết nơi đây là đâu. Thanh Vân chợt hiểu mình vẫn còn sống người ta đã cứu vớt mình, Thanh Vân muốn nói lời cảm ơn nhưng cô ú ớ mãi nói không được nước mắt cô cứ thế tuôn ra.

Bà Liễu Huệ nghĩ: Cô gái nầy bị câm thì phải, không biết Cô bị câm từ lúc nào? Người đẹp thế kia sao lại bị câm tiếc quá. Bà không khỏi xúc động.

Hồng trần trong cõi người ta

Mấy ai trọn vẹn đều do số phần

Biển trần bể khổ Hồng trần

Phong ba vùi dập má Hồng truân chuyên.

Thanh Vân không ngờ mình bị câm như thế. Một nỗi buồn vô hạn Cô thở dài ngán ngẩm cho số phận cuộc đời, Thanh Vân nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra với Cô, nhưng Thanh Vân không nói được. Cô nhìn Bà Liễu Huệ nước mắt cứ chảy, Cô cứ ú ớ mãi như muốn nói thật nhiều nhưng nào ai có biết Thanh Vân muốn nói gì. Chí Trung nhìn cô, như nhìn vật báu nhất trên đời nhìn mãi nhìn mãi như sợ cô sẽ biến mất. Chí Trung thấy lòng mình ấm áp, nẩy mầm tình yêu không biết từ lúc nào. Chí Trung biết mình bị cô gái nầy lấy mất trái tim rồi.

Anh đã mê rồi Tiên Nữ ơi

Nàng hốt hồn anh mất mất rồi

Trăm mối tơ duyên đà trói buộc

Trúc, mai, tao ngộ yến một đôi

Tạo hóa vần xoay duyên tiền định

Xuân đến hoa về khắng khít trao

Thương em từ thuở Hồng Hoang ấy

Nhớ mãi bóng hình mãi khát khao.

Nói về Chí Trung cứ nhìn mãi Cô Gái như sợ Cô biến mất mỗi lần nhìn cô Ta trong lòng Chí Trung bỗng thấy ấm áp một cách lạ thường, và không hiểu nẩy mầm tình yêu từ lúc nào.

Nhìn em quên cả đất trời

Nghe như sóng dậy trong lòng xôn xao

Thương nàng từ thuở xa xôi

Tìm em góc biển chân trời chân mây

Trời xuôi em đến nơi đây

Cho anh nhớ mãi đêm ngày khó quên.

Thanh Vân không phải như những người con gái tầm thường, Cô hiểu rõ hoàn cảnh của Cô, Cô không phải Thanh Vân tiểu thơ đài các như ngày nào. Mà là một cô gái câm, vừa mới được người ta cứu sống. Thanh Vân vội ngồi dậy tới trước mặt Bà Liễu Huệ lạy tạ ơn cứu mạng. Bà Liễu Huệ như nhận ra trước mặt mình là một Cô Gái không những vô cùng xinh đẹp mà còn có nghị lực phi thường qua đôi mắt như hồ thu trong sáng của Cô.

Bà đỡ Thanh Vân dậy hỏi:

Nhà con ở đâu?

Thanh Vân lắc đầu như không nhớ mình từ đâu tới. Như thông cảm nỗi bất hạnh của người con gái, Bà vội vỗ về an ủi:

Con cứ ở lại đây với Mẹ chừng nào con nhớ ra nhà mình ở đâu thì thằng Chí Trung sẽ đưa con về.

Thanh Vân nghe bà Liễu Huệ gọi mình bằng con, tiếng gọi con thân thương làm sao Thanh Vân vô cùng xúc động không cầm được giọt nước mắt. Chí Trung nhìn Thanh Vân khóc như lạc vào cảnh giới đâu đâu.

Vườn xuân lác đác giọt châu sa

Bốn biển hồ thu ngọc lệ nhòa

Tiếng lòng xao xuyến theo nhịp đập

Đầy trời thân mến những thiết tha.

Nói về Thanh Vân không nói được nhưng tinh thông hội họa ý văn, ở vào thời đó chữ viết chỉ là những biểu tượng ra ni hình tượng hội họa, chỉ có bậc Vương Quan nhà giàu mới học được, nhưng học giỏi thì đếm trên đầu ngón tay. Ở lại nhà Chí Trung Thanh Vân hết lòng phục vụ siêng năng công việc gia đình thức khuya dậy sớm hầu trả chút công ơn cứu mạng. Bà Liễu Huệ càng ngày càng yêu quý Thanh Vân hơn tất cả, không chỉ yêu mến Cô qua vẻ đẹp mảnh mai hiền dịu, mà còn yêu mến Đức tính, Công, Dung, Ngôn, Hạnh tuyệt vời của Cô. Mỗi việc làm, mỗi cử chỉ, mỗi lời ăn tiếng nói không chê vào đâu được.

Bà chưa biết tên của Cô là gì, Bà chỉ gọi Cô bằng con có một hôm bà hỏi Thanh Vân:

Con còn nhớ tên con không?

Thanh Vân vội lấy những tấm da mà Chí Trung thường dùng để vẽ để học, Thanh Vân dùng bút lông vẽ nhanh một vần mây bay trên bầu trời xanh lơ tiếp theo đó là những biểu dấu hiệu biểu tượng hình tượng ra ni. Bà Liễu Huệ vô cùng kinh ngạc với tài hoa bút tích kỳ diệu những hình vẽ vô cùng sống động.

Bà nói:

Con là Thanh Vân.

Thanh Vân gật đầu. Bà Liễu Huệ nghĩ với cái tài văn chương hội họa bút pháp nầy thời không thua gì Chí Trung nhà Bà cả, Bà Liễu Huệ càng kính nể yêu quý Thanh Vân hơn nữa.

Nói về Chí Trung từ khi có Thanh Vân lúc nào cũng vui vẻ suốt ngày. Thanh Vân mỗi lần nhìn Chí Trung không khỏi nỗi lên bao niềm rung động, Chí trung như có một mãnh lực thu hút kỳ lạ, bất cứ một cô gái nào cũng mơ cũng mộng. sự trầm tĩnh tư cách đứng đắn của Chí Trung, Thanh Vân như nghe tràn đầy nỗi xao xuyến Cô ngơ ngẩn xuất thần.

Anh hoa phát tiết ra ngoài

Nếu không Tinh Tú cũng nầy Thần Tiên

Xuôi thời gặp gỡ mà chi

Cho lòng xao xuyến con tim nhớ thầm.

Sự tương giao giữa Trai và Gái trong vườn xuân tình duyên trai gái đầy sức sống giao cảm luôn hướng về nhau. Chí Trung lúc nào cũng nghĩ đến Thanh Vân, Thanh Vân cũng thế lúc nào cũng nghĩ đến Chí Trung.

Lần đầu rung động nỗi thương yêu

Rung rẩy hồn xuân nắng ốm chiều

Đã nghe sóng dậy tình lai láng

Giao cảm cùng nhau một nhịp yêu.

Nhìn Chí Trung, Thanh Vân không khỏi rung động, quả tim Cô luôn hướng về người, gần gũi Chí Trung Cô thấy mình thật bình yên, dù cho trời đất có sụp xuống cô không lấy gì làm sợ, Cô thầm nghĩ Chí Trung thật khôi ngô tuấn tú, tư cách trong sáng, tư chất bất phàm. Cô bỗng e thẹn khuôn trăng càng thêm rực rỡ làm say đắm cả lòng người. Chí Trung ngây ngất như lạc vào cõi Tiên. Tiếng tằng hắng của Bà Liễu Huệ làm Chí Trung giật mình.

Bà nói:

Con không muốn vào Kinh Đô Văn Lang ứng thí Trạng Nguyên, thì cũng lo tìm cho mình một tương lai nhất là con đường vợ con, con đã 21 tuổi rồi không còn trẻ gì nữa đâu. Mai là ngày kỵ cơm cho Ba con, thời gian trôi qua nhanh quá.

Thanh Vân đến đây mới đó mà đã gần một năm. Bà thở dài cuộc đời như bóng câu qua cửa sổ. Nghe Bà Liễu Huệ nói, Thanh Vân nghĩ mình đến đây gần một năm thời gian trôi qua như tên bắn, Thanh Vân bỗng thấy nhớ nhà, nhớ cha, mặt Cô buồn rười rượi.

Bà Liễu Huệ thấy Thanh Vân buồn như vậy không hiểu là nguyên do gì. Bà nói:

Con đừng buồn Mẹ coi con như là con của Mẹ. Con nhớ nhà chăng?

Thanh Vân gật đầu. Nhà con ở đâu? Bà Liễu Huệ hỏi. Thanh Vân chỉ lắc đầu, như khi cô mới tới đây. Để cho Thanh Vân được vui Bà Liễu Huệ kể chuyện. Bà kể lại chuyện hơn 20 năm về trước.

Bà sanh ra trong một gia đình tuy không giàu có nhưng cũng khá giả, Bà cũng có học hành nhưng không đến nơi đến chốn, Bà kể hồi đó Mẹ cũng có chút nhan sắc tuy không đẹp bằng con nhưng cũng nhất Đông Hải Châu, không biết bao nhiêu con quan, công tử nhà giàu, để mắt đến dạm hỏi nhưng Mẹ từ chối tất cả. Một hôm Mẹ đi xem dạ hội ở Bộ vô tình Mẹ gặp một người thanh niên khôi ngôi tuấn tú, hỏi ra mới biết người thanh niên khôi ngô tuấn tú ấy tên là Chí Nhân ở Huyện Hải Hậu thi đỗ xuất sắc ở Bộ chờ ngày bổ nhiệm làm Quan Tri Phủ, nhưng Chí Nhân từ chối chỉ xin bổ nhiệm về Huyện Hải Hậu làm Bố Chánh Tri Huyện đại nhân, không hiểu vì sao lòng mẹ rung động dữ quá, có lẽ Chí Nhân cũng thế, hai người tâm đầu ý hợp dẫn đến yêu nhau, rồi trở thành chồng vợ. Hai vợ chồng hết mực thương yêu nhau, sống vô cùng vô cùng hạnh phúc.

Một hôm Chí Nhân Cha con nói:

Trần gian là cõi tạm cũng là bể khổ, hai ta phải hết dạ thương yêu nhau mới đi hết đoạn đường trần. Chí Nhân nói: Trăm năm có là bao, và chúng ta lại phải chia tay nhau, vì hai ta đã sang qua một thế giới khác, anh đường anh anh đi, em đường em em đi.

Mẹ nghe Cha con nói thế bỗng nghe lòng buồn rười rượi. Nhưng lời nói của Cha con là sự thật. Mẹ hỏi:

Có cách gì chúng ta mãi mãi không xa nhau không.

Cha Con nói:

Có đó là thủy chung và hết dạ thương yêu nhau dù cho hoàn cảnh gì xảy ra cũng không đánh mất lòng chung thủy, và chỉ có lòng chung thủy chúng ta mới không xa cách nhau, tất cả sự xa cách chỉ là tạm thời.

Chí Nhân Cha con nói:

Đường đời trần gian quá ngắn, gặp nhau rồi cũng sớm chia tay, chỉ có đường đời trên Thiên Giới mới sống lâu vĩnh viễn, nếu hai ta giữ trọn niềm chung thủy hai quả tim hòa chung thành một, chồng hết lòng vì vợ, vợ hết lòng vì chồng. Lo lắng cho nhau, chồng sống vì vợ, vợ sống vì chồng. Không sống vì mình, khi chia ly biết chờ đợi nhau để rồi gặp lại nhau đi chung trên con đường đời, hay là đi chung trên con đường Thiên Giới.

Chí Nhân nói:

Nếu hai ta làm được như vậy, khi hai ta mãn con đường trần gian, thì chúng ta lại tiếp tục đi chung trên con đường Thiên Đàng. Chúng ta mãi mãi sống bên nhau hạnh phúc.

Bà Liễu Huệ lại kể: Chí Nhân, Cha Chí Trung là vị quan thanh liêm lại hết mực thương dân làm Quan Tri Huyện đã hơn năm năm nhưng cuộc sống chỉ khá hơn dân thường mà thôi vườn tược ngôi nhà cũng chỉ có thế nầy, nhưng gia đình êm ấm hạnh phúc. Bỗng một hôm có công văn chiếu chỉ của Bộ lệnh cho Cha Chí Trung lên đường đến dãy núi Hùng Phong có một ngọn núi lớn hết sức quái dị giống như một con thú, gọi là ngọn núi quỉ, quanh năm mây đen phủ kín. Những xóm làng cách xa đó hàng chục dặm, vẫn luôn luôn gặp tai họa, mất mùa, mất Trâu, mất Bò, mất Heo. Thậm chí mất cả Trẻ Con. Thì ra ở ngọn núi nầy có một con Quỉ Râu Xanh. Chuyên làm hại Dân Làng. Tin nầy đã đến tai Vua. Hùng Vương liền ra chiếu chỉ ai diệt được con Qủi Râu Xanh thì phong cho làm quan, thưởng cho một trăm cây vải, một trăm lượng bạc một trăm lượng vàng. Thế là không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt lên đường tiêu diệt con Quỉ Râu Xanh nhưng có đi mà không có về, sau đó không còn có ai dám đến đó nữa. Vua Hùng có lệnh khẩn cấp bắt buộc mỗi Bộ một người tài giỏi hiệp sức cùng nhau tiêu diệt Con Quỉ. Có lẽ Chí Nhân là con nhà võ cái thế Cha Chí nhân tức là Ông Nội của Chí Trung đã từng là quan võ bậc nhất ở Triều Đình. Chí Nhân đã được chân truyền võ học tiếng tăm lừng lẫy khắp Châu Bộ thế là Chí Nhân cha Chí Trung được chọn lựa cùng một số võ tướng ở bộ khác lên đường tiêu diệt con Quỉ Râu Xanh. Cha Chí Trung được lệnh lên đường, liền trong ba ngày ba đêm không nói không rằng. Lấy thanh kiếm cổ truyền của Ông nội Chí Trung để lại, Cha Chí Trung ngày cũng như đêm, đem kiếm cổ ra phơi dưới ánh trăng ánh nắng hút lấy tinh hoa Nhật Nguyệt. Nghe nói thanh kiếm cổ ấy là chính tay Quốc Tổ Vua Hùng ban cho Dòng Họ Chí vì có công tiêu diệt Thuồng Luồng làm hại mùa màng dân chúng tới nay đã hơn 20 mấy đời. Có những đời chỉ để thờ không hề động đến. Cha Chí Trung phơi kiếm cổ ba ngày ba đêm hút lấy tinh hoa Nhật Nguyệt, trước khi lên đường Chí Nhân rút kiếm ra tức thời hào quang tỏa ra sáng chóa làm Mẹ lóa cả mắt. Cha Chí trung cười lên ha hả nét mặt Chí Nhân vui sướng làm sao.

Chí Nhân nói với Mẹ:

Chỉ cần anh lên đường tới nơi, chính là ngày tận số của con Quỉ Râu Xanh.

Bà Liễu Huệ lại kể: Lòng Mẹ lúc ấy thật tự hào về người Cha của con, những cũng lo sợ vô cùng. Cha con từ biệt Mẹ lên đường, Mẹ cứ nhìn về dãy núi xa xa thấy ánh hào quang chơm chớp tới ba ngày ba đêm có lẽ Cha Chí trung đang giao tranh với con quỉ. Mẹ bỏ ăn bỏ ngủ thầm khấn vái Cha Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ phù hộ che chở cho Cha con. Sau ba ngày ba đêm Cha con diệt được Con Quỉ chiến thắng trở về, xách đầu Con Quỉ nộp cho Bộ, trên đường về nhà dân chúng túa ra hai bên đường hoan hô ca ngợi, bậc anh hùng Hải Châu, Hải Hậu. Cha Chí Trung bị thương khá nặng, về vừa tới nhà thì ngã lăn ra bất tỉnh vì vết thương nhiễm độc quá nặng. Thầy thuốc khắp nơi tận tâm cứu chữa nhưng không khỏi, sau đó thì qua đời. Cha Chí Trung qua đời, trong khi Chí Trung vừa mới tượng hình nằm trong bụng mẹ.

Bà Liễu Huệ Kể tới đó thì nước mắt rơi đầm đìa bà hồi tưởng lại tất cả như vừa mới xảy ra. Bà kể tiếp: Bà nội Chí Trung vì quá thương con, xúc động quá lớn dẫn tới ngã bệnh đột quỵ tê liệt toàn thân nằm liệt trên giường. Mẹ bụng mang dạ chửa lại phải hết lòng chăm sóc mẹ chồng, Bà thở dài nói. Đúng là cái khổ chồng lên cái khổ, nổi họa chồng lên nỗi họa, kiếp nạn nầy chưa xong thì kiếp nạn khác kéo đến. Thừa cơ hội Mẹ đi chợ bọn ăn trộm lẻn vào nhà lấy đi tất cả vàng bạc, chẳng còn cái chi. Mẹ đi báo Quan nhưng Huyện Quan không những không giúp Mẹ lấy lại số bạc vàng đã mất, mà con dở trò sàm sỡ với Mẹ.

Thanh Vân nghe tới đó trợn mắt tức giận vô cùng, Chí Trung cũng vậy Bà Liễu Huệ như cảm thấy đau đớn kể tiếp: Điều đáng thương tâm hơn nữa, trong nhà chẳng còn gì để mà ăn, đến bát cháo cũng không có. Nếu có được chút cháo nào Mẹ dành hết cho Bà Nội con, Mẹ đói quá đành té xỉu trong lúc Mẹ đau bụng sắp sanh. Chí Trung nghe đến đó thì kinh hãi Thanh Vân cũng vậy.

Bà Liễu Huệ lắng đi nỗi xúc động rồi kể tiếp: Trong lúc nguy cấp ấy may nhờ người bạn của Mẹ đến kịp nên Chí Trung chào đời mới được an toàn. Bà Liễu Huệ thở dài rơi nước mắt nói, đúng là họa vô đơn chí, tiếp nối liên miên, thương tâm kia chưa dứt, thời nỗi xót xa nọ chồng lên. Chí Trung vừa lọt lòng chào đời, thì Mẹ chồng trút hơi thở mà ra đi, thê thảm chồng lên thê thảm, bao tai họa cứ ập đến làm người mẹ góa bụa không biết đâu mà chống đỡ, khi ấy Mẹ còn quá trẻ lại có nhan sắc nên Quan Tri Huyện bám theo như đĩa không buông tha cho Mẹ. Lão dê xồm dẫn binh lính tới nhà dở trò hãm hiếp Mẹ.

Chí Trung kinh hoảng thét lớn:

Đồ khốn.

Thanh Vân cũng kinh hãi vô cùng. Bà thở dài nói:

May lúc ấy có Quan Bộ, Quan Thượng Thư ở Triều Đình đến.

Chí Trung thở phào nhẹ nhõm may quá, Chí Trung như thấy gì khác lạ hỏi:

Thưa Mẹ. Quan Thượng Thư đến nhà mình sao?

Mẹ cũng lấy làm ngạc nhiên điều nầy, như khi nghe quan Thượng Thư nói Mẹ mới hiểu. Ông nội con với Quan Thượng Thư là hai người bạn chí thân Quan Thượng Thư là Quan Văn, Ông nội con là thống soái Quan Võ.

Chí Trung kinh ngạc hỏi:

Ông Nội con làm lớn như thế sao?

Bà Liễu Huệ như hồi tưởng xa xăm Bà tự hào nói:

Dòng Họ Chí nào phải tầm thường, nên mới được Quốc Tổ Vua Hùng trao cho bảo kiếm.

Bà kể tiếp: Tay Quan Huyện định hãm hiếp Mẹ nhưng lão chưa thực hiện được liền bị bắt giải về kinh nghe đâu bị chém đầu bêu ra ngoài chợ, làm gương cho những tên Quan bất chính làm hại Dân hại Nước, hãm hiếp phụ nữ.

Chí Trung nghe xong hả dạ nói:

Gieo ác lai gặt ác báo Ông Trời có mắt, đúng là lưới Trời lồng lộng một mảy lông cũng không lọt.

Nói về Thanh Vân lắng tai Bà Liễu Huệ kể lại nỗi bi ai mà bà đã trải qua, một người Dâu, một người Mẹ, một người Vợ, Trung Trinh, Hiếu Nghĩa, Tiết Liệt, Nghị Lực, Đảm Đang như thế, thì không khỏi thám phục phải nói là hi hữu hiếm có trên đời. Thanh Vân chợt nghĩ đến số phận mình sao đây, có đủ dũng khí nghị lực vượt qua không. Bà Liễu Huệ nhìn Chí Trung và Thanh Vân, hai đứa nó thật là tâm đầu ý hợp, không khác gì Bà với Chí Nhân ngày xưa.

Bà Liễu Huệ thở dài nói:

Chí Nhân bỏ Mẹ ra đi khi Mẹ còn rất trẻ, vừa tròn 23 tuổi, nhưng Mẹ quyết ở vậy tu hành nuôi con hầu mong gặp Chí Nhân ở cõi Thiên Đàng. Theo như những gì Chí Nhân Cha con nói, trần gian cõi tạm lại rất ngắn, Thiên Đàng mới là chánh quê Mẹ nguyện về quê Thiên Đàng sống với Cha con. Thủy Chung là đức tính cao cả để gặp lại nhau. Tuy Cha con đã qua đời từ lâu, nhưng Mẹ vẫn luôn luôn xem như Cha con còn sống, không lúc nào quên.

Thanh Vân nghe những lời nói nầy vô cùng xúc động, vừa kính phục vừa thương yêu Bà Liễu Huệ vô cùng. Nói về Thanh Vân càng nghe càng thám phục, phải nói là hiếm có người phụ nữ nào như Bà Liễu Huệ, Hiếu Nghĩa, Trung Trinh, Tiết Liệt, Nghị Lực, Đảm Đang, chịu đựng sự dồn dập của họa tai không đầu hàng trước số phận. Cũng như sự cám dỗ của tình dục, cạm bẫy nghiệt ngã trước Quan Tri Huyện, đầy quyền thế, chai lì tán tỉnh, Thanh Vân nhìn Bà Liễu Huệ tuy đã lớn tuổi trên 40 nhưng vẫn còn đẹp lắm, huống gì lúc còn trẻ thì khối người muốn đến với bà, nhưng Bà vẫn thủy chung ở vậy nuôi con cho đến ngày nay. Càng nghĩ Thanh Vân càng yêu kính Bà Liễu Huệ vô cùng. Bà không sợ nỗi cô đơn, không sợ thời gian dài đăng đẵng một mình một bóng ở vậy cho đến ngày già. Cô thầm hiểu Bà Liễu Huệ không những yêu chồng vô bờ bến mà còn sẵn sàng hi sinh tất cả vì chồng, có nghĩa là Bà sống vì con vì chồng, không phải sống vì bà cho bà. Nên Bà Nội Chí Trung nói, Chí Nhân cha Chí Trung không sống để mà hưởng phước vì có một người vợ tuyệt vời như vậy. Thanh Vân nghĩ chỉ có những người vợ hết dạ thương chồng coi chồng là tất cả, lẽ sống của chồng chính là lẽ sống của mình, sống vì chồng không sống vì mình mới đạt đến cảnh giới thủy chung sắc son như vậy.

Bà Liễu Huệ như nhìn về một khoảng trời xa xăm. Bà nói:

Những gì Cha con nói rất đúng, không có gì quý hơn tấm lòng vàng và lòng chung thủy. Thể xác chỉ là bề ngoài và cũng chóng phai tàn theo thời gian, đức tính chân thiện và lòng chung thủy mới là báu vật vô giá.

Bà Liễu Huệ nhìn Chí trung, nhìn Thanh Vân thầm nghĩ hai đứa nó thật xứng đôi, nhưng đáng tiếc Thanh Vân viên ngọc câm không nói được, cuộc sống ở đời có năm điều vô cùng quan trọng. Ăn, Ở, Quan Hệ, Xã Giao, Nói. Bà Liễu Huệ nhìn Thanh Vân mà lòng thương yêu vô hạn. Trong năm điều quan trọng sự sống ở đời, Thanh Vân đã đạt được bốn, Ăn, Ở, Quan hệ, Xã Giao, đều ở bực thượng, nếu Thanh Vân nói được không bị câm thì không còn ai sánh kịp được nữa tiếc thật. Nếu Chí Trung không ngại sự câm của Thanh Vân, cũng như sự mặc cảm đàm tiếu của ở đời, thì Bà cũng chấp nhận cho hai đứa nó nên duyên chồng vợ.

Sau lần kể của Mẹ. Chí Trung như khác hẳn đi và luôn luôn ra chiều suy nghĩ. Nhà Chí Trung có một căn phòng vô cùng bí mật đó là nơi luyện kiếm của Cha Chí Trung. Bà không bao giờ cho Chí Trung vào phòng đó vì sợ Chí Trung lâm vào đại họa như Cha của nó, bí mật bảo kiếm gia truyền đến giờ nầy Chí Trung mới biết được qua câu chuyện nghe Mẹ kể. Chí Trung không bao giờ làm trái ý mẹ nên suốt 20 năm qua. Chí Trung chưa một lần bước vào căn phòng bí mật đó, có lần Chí Trung thấy Mẹ bước vào căn phòng đó rất lâu rồi mới trở ra, nhưng Chí Trung không dám hỏi sợ Mẹ phật lòng. Đêm đã khuya nhưng Chí Trung chưa ngủ trằn trọc mãi, Chí Trung bước xuống giường ra hè nhìn về căn phòng bí mật.

Chí Trung nghĩ: Căn phòng kia có gì bí mật mà Mẹ cấm không cho mình vào.

Càng nghĩ Chí Trung càng tò mò lòng hiếu kỳ nổi lên dữ dội. Không kìm nỗi lòng hiếu kỳ Chí Trung len lén đến nơi căn phòng bí mật, ngần ngừ một chặp rồi mở cửa bước vào. Chí Trung bật lửa lên rọi xem, qua ánh lửa Chí Trung lấy làm ngạc nhiên, chẳng có gì cả ngoài chiếc giường bằng đá để luyện công, loại đá rất lạ hơi lạnh tỏa ra. Trên đầu giường treo một thanh cổ kiếm và một cái hộp lớn, thì không còn gì nữa.

Chí Trung nhìn thanh kiếm cổ, thanh kiếm mà Quốc Tổ ban cho Dòng Họ Chí thầm nghĩ: Có lẽ thanh kiếm cổ nầy Cha dùng nó chém chết con Quỉ Râu Xanh. Không hiểu nó có uy lực gì mà ghê gớm như vậy.

Chí Trung liền bước tới lấy thanh kiếm cổ xuống, tuốt kiếm ra liền nghe có tiếng chấn động hào quang tỏa ra rực rỡ làm Chí Trung giật cả mình kinh sợ, kêu lên:

Kiếm Thần.

Chí Trung múa thử một vòng thời thấy hơi lạnh tỏa ra kiếm quang chóa mắt. Chí Trung khen:

Đúng là Thần Kiếm báu vật.

Những bậc anh hùng quý kiếm còn hơn sanh mạng của mình, Chí Trung cũng không ngoài lệ, huống chi là Bảo Kiếm gia truyền của Quốc Tổ ban cho. Các quan văn võ thấy bảo kiếm nầy đều phải cúi đầu, không dám xem thường hay ngạo mạn.

Chí Trung nghĩ: Đây là bảo vật gia truyền thuộc sở hữu của Dòng Họ Chí sao Mẹ lại cấm mình như thế.

Chí Trung treo kiếm về chỗ cũ, bước tới chiếc hộp chần chừ một lúc rồi mở ra xem thử trong chiếc hộp đựng vật gì chiếc hộp được mở ra Chí Trung thấy một bộ hình võ thuật, lẫn bộ hình võ công, rất kỳ lạ. Chí trung xưa nay vẫn học nhiều trường võ, nhưng chưa thấy võ công nào kỳ bí như vậy liền tò mò luyện thử vài thế. Thì thấy kinh mạch khác lạ một luồng khí nóng chuyển động lưu thông.

Chí Trung vô cùng kinh hãi nói:

Võ công gì kỳ lạ thế nầy.

Chí Trung không dám luyện nữa, trả về nguyên vị trí như cũ. Chí Trung từ đó ít nói ít cười dù có Thanh Vân bên cạnh. Thanh Vân không hiểu mình có làm gì phật lòng Chí Trung không, nhưng xem đi xét lại thì không có điều gì làm phật lòng Chí Trung cả.

Bà Liễu Huệ cũng lấy làm lạ Chí Trung thường ngày vô cùng vui vẻ, nhưng mấy ngày nay có vẻ hơi khác hình như có nỗi buồn gì khó nói. Bà hỏi:

Con có gì muốn nói với Mẹ sao?

Chí Trung nói:

Con có những điều vô cùng khó hiểu, muốn thưa hỏi Mẹ nhưng không dám vì sợ Mẹ không vui.

Bà Liễu Huệ tưởng đâu là chuyện hai đứa nó, nên nói:

Tuy Thanh Vân bị câm, nhưng phẩm hạnh đức tính đều hơn hẳn người thường, Mẹ đã chấp nhận Thanh Vân làm con dâu từ lâu, miễn hai đứa thương nhau thời mẹ vui rồi.

Thanh Vân khi ấy ở nhà dưới chú tâm lắng nghe, nghe Bà Liễu Huệ nói như thế thời lòng vui không sao kể xiết tim Thanh Vân nhảy thình thịch. Thanh Vân nghĩ mình đã yêu Chí Trung từ khi mới gặp nhau, từ đó đến nay tình yêu càng đậm thêm, nhất là đôi mắt Chí Trung lúc nào cũng nói lên là yêu thương mình tha thiết. Hơn một năm chung sống một nhà, niềm khát khao thầm kín gắn bó hai tâm hồn luôn xích lại gần nhau, như không muốn xa nhau biết bao nhiêu là kỷ niệm, Cô dành cho Chí Trung, Chí Trung dành cho Cô tình yêu tha thiết lúc nào cũng cháy bỏng trong lòng theo ngày tháng đi qua. Cô nghĩ Chí Trung sẽ trả lời con muốn nên nghĩa vợ chồng với Thanh Vân, nhưng cô đã đón sai vì Chí Trung thưa với Mẹ một chuyện khác.

Chí Trung nói:

Thưa Mẹ, con nghĩ báu vật của Dòng Họ Chí con phải thừa kế tiếp nối làm rạng danh Tiên Tổ Dòng Họ Ông Cha, sao Mẹ lại cấm con như thế.

Nghe Chí Trung nói Bà biết mình đã đoán sai, thì ra Chí Trung buồn là vì một chuyện khác. Bà Liễu Huệ thở dài nói:

Có lẽ đây là cái lỗi của Mẹ vì Mẹ sợ con giống Ông, giống Cha con, chết sớm bỏ lại vợ con nheo nhóc, tai họa luôn kéo đến dồn dập Mẹ rất sợ, vì con là đứa con độc nhất của Mẹ không muốn con gặp nhiều bão tố phong ba. Mẹ muốn con được bình yên trên đường đời, tài càng cao thời tai họa càng lớn.

Chí Trung nghe Mẹ nói thế, lòng buồn vô hạn nói:

Thưa Mẹ, sống chết là do số Trời, họa phúc là do nhân duyên kiếp trước đã tạo ra, nào liên quan gì đến vật bảo gia truyền của Dòng Họ Chí, hơn nữa cổ kiếm là do Quốc Tổ ban cho. Mẹ hãy cho phép con thừa kế di bảo Ông Cha làm rạng danh nhà Họ Chí.

Bà Liễu Huệ ngẫm nghĩ: Có lẽ mình quá lo xa, chỉ biết sống cho mình mà quên đi những gì thiêng liêng nhất mà bao đời Ông Cha tôn thờ gìn giữ, Bà Liễu Huệ như thấu suốt làm người Dâu tốt, người Mẹ tốt, không chỉ biết đối nhân xử thế ăn ở cho phải đạo làm con Dâu mà còn phải biết gìn giữ Uy Linh truyền thống Dòng Họ Ông Cha. Truyền lại cho con cái.

Bà đứng dậy nói:

Con đi theo Mẹ.

Chí Trung vô cùng mừng rỡ, Bà dẩn Chí Trung đến căn phòng bí mật, Bà chần chừ một lát rồi mở cửa bước vào, Bà nhìn thấy những vật ấy như thấy Chí Nhân hiện về. Bà nói:

Chí Nhân ông hãy tha lỗi cho tôi, bởi vì quá thương con nên tôi mới cấm ngăn như thế, nếu không có Chí Trung nhắc nhở thì tôi đã phạm sai lầm lớn, hôm nay Chí Trung đã trưởng thành tôi giao báu vật gia truyền lại cho nó.

Bà chỉ vào chiếc hộp nói:

Bí kíp võ công gia truyền của Dòng Họ Chí đều ở hết trong đó, võ công của con hiện tại so với Cha con, con chỉ là Đom Đóm so với ánh đèn lớn, tảng băng giường đá nầy là báu vật vô giá ngồi luyện công trên đây một giờ bằng tu luyện ở ngoài một năm. Còn kia là Bảo Kiếm không những chém sắt như chém bùn, mà nó còn phát ra uy lực vô biên, thế mà Cha con còn chết về tay Con Quỉ, thì con biết Yêu Tinh Quỉ dữ lợi hại như thế nào. Với võ công của con hiện giờ cũng không rờ được cái lông của Con Quỉ, nói gì chiến đấu với nó. Từ nay con là người thừa kế những báu vật vô giá nầy. Con cố gắng tu luyện sau nầy làm rạng danh Dòng Họ Chí như con mong ước.

Bà Liễu Huệ giao bảo vật gia truyền cho Chí Trung xong, Bà cảm thấy nhẹ nhàng hơn bao giờ hết, vì tảng đá nặng sâu kín trong lòng đã bị trút bỏ. Đây nói về Chí Trung từ khi tiếp nhận được võ thuật gia truyền, ngày đêm luyện tập không ngừng nghỉ, không bao lâu thời võ công gia truyền đã học xong. Chí Trung giờ đây trông khác hẳn, đức trí song toàn võ công cái thế.

Chí Trung nghĩ lại: Võ công trước đây của mình chỉ là con đom đóm so với ánh đuốc lớn. Không là gì cả thế mà vẫn nổi danh là cao thủ ít ai sánh kịp, đúng là trò hề võ công.

Chí Trung đang miên man suy nghĩ Thanh Vân đi đến sát bên cạnh lúc nào Chí Trung cũng không hay. Đến khi Thanh Vân nắm lấy tay Chí Trung, Chí Trung mới giật mình. Cô chỉ đàn chim én bay lượn thi nhau dệt mộng mùa xuân như nói với Chí Trung rằng, em đến đây đã hơn hai năm trải qua hai mùa xuân. Chí Trung nhìn sâu trong mắt cô, thấy Thanh Vân hình như có nỗi buồn xa xăm muốn đi ra. Chí Trung bỗng dâng lên một nỗi buồn vô hạn.

Chí Trung nói:

Anh đã nhận ra, em biết nhà em ở đâu, nhưng em không nói vì em muốn ở lại đây đền đáp chút công ơn cứu mạng, và cũng đến lúc em muốn ra đi trở lại quê nhà. Anh cũng đã đoán được điều nầy từ lâu.

Thanh Vân ra ni nói với Chí Trung: Em không muốn xa Anh nhưng sao Em bỗng thấy nhớ nhà nhớ Cha quá. Vì tết cũng sắp đến Anh đã hứa là đưa Em về nhà kia mà, Anh quên rồi sao.

Chí Trung nói:

Anh không quên đâu.

Có thế chứ Thanh Vân nũng nịu nói: Em đi với người có võ công cái thế thì ai dám ăn hiếp em.

Chí Trung đang buồn bỗng vui vẻ nói:

Em khéo ăn nói quá.

Chí trung nhìn đàn chim én bay lượn thở dài nói:

Em như một nàng Tiên đến đây đã hơn hai năm, trong hơn hai năm ấy Em đã để lại cho gia đình Anh không biết là bao nhiêu kỷ niệm, thiếu vắng Em thì đời Anh trống rỗng như lạc vào chốn không gian vô tận không có gì buồn bằng.

Nghe Chí Trung nói thế Thanh Vân rơi lệ: Em tạm rời khỏi ngôi nhà nầy về thăm Cha thôi mà, Em sẽ trở lại khi Anh làm lễ xin cưới Em.

Chí Trung nói:

Biết là biết thế nhưng sao Anh vẫn thấy buồn khi xa vắng Em, dù chỉ là một ngày.

Thanh Vân nũng nịu nói: Chí nam nhi tại bốn phương, không thể quấn quít bên người yêu mãi, mà phải bay cao bay xa, lấy nước non làm đại cuộc.

Chí Trung như chợt nhớ ra nói:

Anh có một việc muốn thưa với Mẹ, muốn nói với Em từ lâu nghe nói trên kinh đô Xích Quỷ Giao Chỉ đang dán cáo thị bổ nhiệm chức Quan Phủ gì đó, trước khi xin cưới Em Anh cũng phải có sự nghiệp không lẽ trắng tay như vầy mãi được, có chút tài chút đức thì ra giúp nước giúp non, không những không uổng công Mẹ nuôi Anh ăn học gia tài cũng đã cạn kiệt rồi còn gì, không khéo thì khốn khổ mất. Anh phải ra ứng thí may ra có được chức Quan làm rạng danh Dòng Họ. Em hãy chờ Anh lên Kinh Đô ứng thí trở về đưa Em đi trở về nhà đoàn tụ với gia đình.

Thanh Vân biết làm gì hơn đành ưng thuận gật đầu. Bà Liễu Huệ nhìn hai đứa nó thương yêu nhau như vậy, bà như nhớ lại ngày xưa, những ngày hạnh phúc bên chồng. Chí Nhân chỉ xa bà có mấy ngày là xa nhau vĩnh viễn, ra đi không bao giờ trở lại. Nhìn Chí Trung, Thanh Vân, Bà thầm khấn vái, chúng nó sẽ thật hạnh phúc bên nhau mãi mãi đừng giống như cuộc đời của Bà. Thanh Vân nghe Chí Trung nói lên Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ, ứng thí thì lấy làm mừng vì Nam Kinh Xích Quỷ cách quê cô không xa. Thanh Vân gật đầu theo lời đề nghị của Chí Trung là ở nhà chờ đợi, Chí Trung ứng thí xong rồi trở về đưa cô trở về nhà đoàn tụ với gia đình.

Nói về Bà Liễu Huệ đã trải qua không biết bao nhiêu là cuộc bể dâu chìm nổi khốn cùng, Bà cũng đã nhận thức được sự thay đổi của cuộc đời, sự thay đổi theo tuổi tác của con người, cuối cùng là già nua tử hoại lần lần các tế bào dẫn đến cái chết. Chết là đi vào cõi tái sanh tiếp tục hành trình cuộc sống mới, và thời gian là sự vận động cho quy luật tiến hóa tuần hoàn, sanh rồi lại tử, tử rồi lại sanh, vận mệnh luân hồi con người là như thế. Cuộc đời con người chẳng khác gì mặt trăng hết tròn rồi lại khuyết, khuyết rồi lại tròn, lúc hưng thịnh, lúc tàn lụi Chỉ có những bậc đại Giác Ngộ ra khỏi sự tròn khuyết, giữ mãi cái tròn vĩnh viễn. Bậc đại Giác Ngộ đã thoát ly ra khỏi cảnh giới Thiện Ác, Họa Phúc, nên vĩnh viễn ở mãi trong cảnh giới đại thiện đại phúc, các bậc đại Giác Ngộ không có gì để mất nên chẳng có gì để mà luyến tiếc. Cũng như thoát ra khỏi sự vui buồn, nên mới được cái vui trọn vẹn tuyệt đối. Những bậc đại giác ngộ quá hiểu rõ trong sự sống đã hình thành lên sự chết, trong sự chết đã hình thành lên sự sống, trong đại phúc đã có cái nhân hình thành lên đại họa, trong đại họa nó đã có cái nhân của đại phúc. Sự luân chuyển đối lập tuần hoàn như vậy làm cho con người không biết đâu mà thoát ra. Chỉ có con người đại Giác Ngộ sống tự nhiên đây mới là điểm then chốt quan trọng. Lối sống vì người không làm tổn hại đến nhân loại, đây chính là lối sống của những bậc đại Giác Ngộ, không đi vào lẩn quẩn xoay vần của sự thương ghét hận thù, không bám lấy sự họa phúc nên đặng cái phúc mãi mãi. Bà Liễu Huệ vẫn thường nghe những triết lý cao thâm nầy nhưng bà vẫn không thể nào hiểu được những triết lý sâu xa ấy. Thấy phúc đến thì vui thấy họa đến thì sợ chỉ có thế thôi, theo bà nghĩ cuộc sống dù cho đó là chính nghĩa, hay cuộc sống của bọn ác đạo tà gian, cũng cần phải có địa vị danh lợi, nếu không có những thứ nầy thời chỉ là cuộc sống vô vị không nói là sống khổ. Bà ủng hộ tán thành cho Chí Trung lên Kinh Thành ứng thí làm rạng danh Dòng Họ thì Bà coi như là mãn nguyện lắm rồi.

Nói về Chí Trung Thanh Vân sắp chia tay nhau nên suốt buổi chiều luôn ở bên nhau, không rời nhau nửa bước.

Trời chiều như giục cơn buồn

Mặt trời gác núi lòng càng nhớ nhau.

Đêm buông xuống Chí Trung Thanh Vân lại càng khắng khít tay nắm tay hòa chung cùng một nhịp đập.

Đôi ta lặng ngắm trăng lên

Gương nga chênh chếch đầu non chân trời.

Nhìn nhau muôn ức vạn lời

Thề non hẹn biển đất trời chứng tri.

Hơn hai năm Chí Trung, Thanh Vân chưa hề rời nhau nữa bước, như chim liền cánh, như cây liền cành, đêm buông xuống, giọt sương gieo nặng cuối đông, ánh trăng vằng vặc như soi nỗi buồn của hai quả tim, nhìn những đám mây trôi nối tiếp nhau miên man vô định không biết rồi sẽ về đâu.

Thanh Vân thở dài ra ni chỉ lên những đám mây đang lững lờ trôi nổi nói với Chí Trung: Em rất sợ cô đơn, sợ dòng đời trôi nổi như những đám mây kia.

Chí Trung nói:

Anh cũng giống như Thanh Vân, xa Thanh Vân Anh thấy đời mình như vô nghĩa mất mát khao khát lạc loài vào thế giới xa lạ bơ vơ.

Mất em anh chẳng còn chi

Lòng đơn tim vắng quạnh hiu với lòng.

Ánh trăng vằng vặc cảnh vật huyền ảo lung linh phải nói là sinh động tuyệt vời, nhưng Chí Trung, Thanh Vân hai người thấy cảnh vật như có một nỗi buồn vô tận, hai quả tim, hai nhịp đập luôn khắn khít với nhau quên đi thời gian và chợt nghe tiếng gà xa xa vọng lại.

Đêm tàn giấc mộng cũng tàn

Tiếng gà giục dã đất trời xa nhau

Chia tay ta tạm chia tay

Chờ anh trở lại chung nhau con thuyền.

Bà Liễu Huệ nhìn Chí Trung cưỡi ngựa ra đi mà lòng buồn rười rượi bà như linh cảm một chuyến đi xa lâu trở lại, tuy chưa một lần ra trận, nhưng Chí Trung vẫn có khí phách của một đại anh hùng. Với thanh cổ kiếm mang sau lưng trông oai phong lẫm liệt, Chí Trung phất tay chào Mẹ, tạm biệt Thanh Vân phi ngựa lướt đi vùn vụt dần dần lẩn khuất sau những rặng cây xanh.

Bóng chàng đã khuất sau non

Trời cao đất rộng bon bon đường dài

Sợi buồn em đã trao ai

Sợi thương sợi nhớ mãi theo chân người.

Nói về Chí Trung phi ngựa lướt đi vùn vụt đi suốt mấy giờ thời đến một khúc sông chi nhánh của sông Âu, nơi đây hoang vu không nhà không cửa, chỉ có mấy túp lều bên kia dòng sông hình như là nhà dân chài thì phải. Trong lúc suy nghĩ tìm đò qua sông liền nghe có tiếng giao tranh dữ dội, tiếng kêu cứu một người con gái vô cùng thảm thiết. Chí Trung liền phi ngựa tới, thấy một chàng thanh niên đánh với bọn cướp.

Chàng Ta quát lên ầm ĩ:

Hãy thả ngay vợ Ta ra, hãy thả ngay vợ Ta ra.

Tên chúa cướp đang nắm tay một cô gái nhan sắc mặn mà phải nói là rất đẹp, tên chúa cướp nói:

Người đẹp như thế nầy mà làm vợ ngươi sao, Ta đưa Nàng về núi làm áp trại Phu Nhân. Xác ngươi ta quen xuống sông cho cá nuốt, võ công thằng nhãi ngươi cũng khá đấy nhưng bỏ mạng đến nơi rồi.

Tên chúa cướp ra lệnh:

Giết thằng nhãi đó mau lên chúng ta còn về núi.

Thế là bọn lu la mấy chục thằng xông vào chém tới tấp, chàng thanh niên chống đỡ muốn hụt hơi và đã bị thương mấy chỗ, trong lúc mạng sống của chàng thanh niên chỉ còn trong đường tơ kẽ tóc.

Thì một tiếng quát như sấm nổ vang lên:

Hay cho lũ ăn cướp hãm hại dân lành, cướp bắt đàn bà con gái. Tội các ngươi đáng chết.

Nói xong Chí Trung xuống ngựa lao vào với chiếc roi ngựa Chí Trung đánh bọn ăn cướp tơi bời đứa thì lỗ đầu, đứa thì sứt tráng, đứa thì què chân, đứa thì gãy tay bọn lâu la khiếp đảm. Tên chúa cướp thả nàng con gái ra lao tới múa thanh đại đao sáng giới bén ngót.

Tên Chúa Cướp quát:

Thằng nhãi kia ngươi là ai dám vuốt râu hùm.

Chí Trung quát:

Hãy bỏ đao quỳ xuống thề với trời cao đất rộng là từ nay bỏ nghề ăn cướp, thời Ta tha cho mạng sống bằng không các ngươi phải chết hết, vì các ngươi gây ra không biết bao nhiêu là tội ác rồi.

Tên chúa cướp quát lên như sấm nổ:

Thằng nhái con kia ngươi thật là hỗn láo, đại đao Ta nó đã ngửi thấy mùi máu của ngươi. Mau xưng tên họ rồi về chầu âm phủ.

Chí Trung quát:

Im mồm tên ăn cướp hổn láo mau cải tà quy chánh xin Ta tha mạng, thì may cái đầu nhà ngươi mới còn.

Tên Chúa cướp quát:

Rút kiếm ra đấu với ác Phong ta một trận. Để ngươi mở tầm mắt biết thế nào là tuyệt thế phong đao của Ta, mà về bên kia thế giới.

Nói về chàng thanh niên được giải cứu, chạy tới ôm chầm lấy người con gái nói:

Em đừng sợ có người đến cứu chúng ta.

Chừng nghe tên Chúa cướp xưng mình là Ác Phong thì chàng thanh niên kinh hồn bạt vía nói:

Thế là hết đời hai ta, hãy nhảy xuống sông cùng chết.

Người con gái nói:

Còn con chúng ta thì sao.

Chàng thanh niên như chợt tỉnh nói:

Con chúng Ta còn trong giấc ngủ túp lều bên kia sông.

Đôi nam nữ đang ôm nhau khóc lóc thì giật mình vì tiếng quát như sấm nổ của tên tướng cướp:

Xem Phong Đao của Ta đây.

Tên chúa cướp vận kình lực lên thanh đại đao tức thời kình lực tuôn ra làm cho cây cối xung quanh muốn ngã rạp. Chí Trung thấy thế kinh hãi không xong rồi ánh đao tướng cướp chớp lên chém tới. Chí Trung liền sử dụng ảo ảnh kinh công tuyệt thế của Dòng Họ Chí né tránh ầm một tiếng cây gạo to bằng người ôm bị Phong Đao chặt đứt tiện. Tên chúa cướp nào để cho Chí Trung chạy thoát với chiêu Thiên Long Giáng Hạ thanh đại đao nhanh như chớp từ trên trời chém xuống, lại ầm một tiếng tảng đá to như con Voi bị chém đứt làm đôi. Chí Trung không ngờ trên đời nầy có người sử dụng đao pháp lợi hại đến khủng khiếp như thế. Nếu không cẩn thận toi mạng như chơi. Chí Trung thân Pháp như ma quỉ lúc ẩn lúc hiện, tên chúa cướp không biết đâu mà lường.

Ác Phong tên chúa cướp chém liền hai chiêu không trúng tức quá gầm lên:

Xem chiêu Tuyệt Đao Đoạt Mệnh của ta đây.

Tức thời thanh đại đao biến vô số đại đao tên chúa cướp di chuyển thân hình như ma quỉ quyết giết Chí Trung trong một chiêu nầy.

Chí Trung quát lên một tiếng:

Xem đây.

Tức thời một đạo hào quang chớp lên chỉ nghe một tiếng thét hãi hùng sau đó thời im bặt tên chúa cướp đã bị chặt đứt làm đôi. Chí Trung ngơ ngẩn một hồi thầm nghĩ: Kiếm Pháp Triệt Ma lợi hại như thế sao?

Nói về Chí Trung thấy tên chúa cướp với chiêu Tuyệt Đao Đoạt Mệnh quá lợi hại như vậy bằng vận mười hai thần công lực lên cánh tay sử dụng tuyệt chiêu Triệt Ma Kiếm Pháp chém chết Chúa cướp, bọn lu la sợ quá chúng thi nhau chạy thoát thân bán sống bán chết.

Hai vợ chồng trẻ chạy tới lạy tạ ân nhân cứu mạng, Chí Trung nhìn kỹ chàng thanh niên nầy cũng là trang hảo hán khôi ngô tuấn tú, ra cách con nhà có học sao lại ở nơi hoang vu hẻo lánh nầy. Có lẽ nhỏ hơn mình chỉ hai ba tuổi.

Chàng thanh niên trai tráng nói:

Tôi tên là Thạch An, vợ tôi tên là Kiều My, hai vợ chồng tôi sinh sống trên khúc sông nầy, hơn hai năm có với nhau được một mụn con hằng ngày vợ chồng tôi đánh cá trên nhánh sông nầy để sanh sống. Không ngờ có một bọn ăn cướp tới làm hại, chúng nó ở cách đây khá xa nghe nói trong một khe núi ve sầu không ai dám động đến chúng. Quan Phủ mấy lần vây bắt chúng nhưng đều bị chúng giết sạch hết thảy, ít khi thấy bọn cướp xuất hiện không hiểu vì sao hôm nay chúng lại đến đây, nếu ân nhân không đến cứu kịp thì vợ chồng tôi đã tan đàn xẻ nghé rồi có lẽ giờ nầy xác tôi đã bị cá nuốt. Chúng là mối họa cho dân chúng nhưng chưa ai làm gì được may nhờ Ân Công diệt trừ, dứt đi mối họa cho dân về sau. Xin mời ân nhân ghé qua nhà để vợ chồng tôi hầu tạ.

Chí Trung thấy Thạch An ăn nói lưu loát, lại có võ nghệ cao cường quả là đệ nhất võ công cao thủ nếu như mình không học được võ công đệ nhất gia truyền thì không phải là đối thủ của Thạch An. Hai vợ chồng trẻ nầy không phải là dân quê mùa sao lại lẩn tránh người đời ẩn dật nơi đây, chắc là có nỗi khổ riêng.

Chí Trung chuyện trò với đôi vợ chồng nầy cũng có đôi phần tâm đầu ý hợp nên nói:

Thôi đừng gọi tôi bằng ân nhân nữa.

Chí Trung hỏi:

Huynh năm nay bao nhiêu tuổi?

Thạch An lễ phép trả lời:

Tôi năm nay 19 tuổi.

Chí Trung nói:

Thế là Thạch đệ nhỏ hơn Huynh 2 tuổi.

Vợ chồng Thạch An nghe ân nhân gọi mình là anh em huynh đệ thì mừng quá. Thạch An chạy đến chỗ bụi rậm lôi ra một chiếc thuyền cũng khá lớn, vợ chồng Thạch An đưa Chí Trung qua sông Chí Trung vào túp lều tranh cũng khá rộng nhất là sạch sẽ thoáng mát vô cùng, Chí Trung ở lại theo lời mời của vợ chồng Thạch An. Chí Trung hỏi gì vợ chồng Thạch An đáp trôi chảy đến đó.

Chí Trung nói:

Vợ chồng hiền Đệ tài cao học rộng sao không ra ứng thí làm quan giúp nước.

Thạch An thở dài không nói Chí Trung biết có gì ẩn khúc Thạch An mới không tiện nói ra, để câu chuyện khỏi tẻ nhạc, Kiều My hỏi:

Hiền huynh làm gì đi qua đây?

Chí Trung nói:

Huynh lên Kinh Đô ứng thí.

Kiều My nói:

Hiền huynh đậu Trạng Nguyên là cái chắc.

Chí Trung khiêm nhường nói:

Nhân tài đất nước hiếm chi, núi nầy cao còn có núi khác cao hơn nữa.

Thạch An nói:

Hiền huynh nói cũng phải. Nếu đệ không nhìn tận mắt thời không thể nào tin được, chỉ cần một chiêu là Ác Phong phải bỏ mạng, nếu tin nầy đồn ra khắp Châu, khắp Bộ, đến tai Hùng Vương, thời cũng đủ làm chức quan lớn rồi. Quả thật tiểu Đệ mến mộ võ công của hiền Huynh quá, khi còn nhỏ cha Đệ có kể võ công của nhà Họ Chí mới đáng gọi là vô địch thiên hạ.

Thạch An như chợt nhớ hỏi:

Hiền huynh Họ gì?

Chí Trung không giấu giếm nói:

Huynh Họ Chí tên Trung.

Thạch An sửng sốt thốt lên:

Thì ra hiền huynh là con của Chí Đại Nhân tiếng tăm lừng lẫy, thảo nào mà võ công hiền huynh khủng khiếp như vậy. Ác Phong chết dưới tay huynh cũng là một ân huệ cuối cùng cuộc đời lẫy lừng một tên tướng cướp.

Không muốn ở lại thêm nữa Chí Trung nói:

Cuộc hội ngộ nào mà không có cuộc chia ly, chia ly rồi hẹn ngày tái ngộ cuộc trần là thế, âu đây cũng là một sự thường ở đời. Huynh tạm biệt vợ chồng hiền Đệ vậy.

Nói xong Chí Trung lên ngựa nhắm hướng Kinh Đô Xích Quỷ phi ngựa lao đi.

Đường dài ngựa chạy bon bon

Bờ tre bến nước lanh quanh đường làng

Sông Âu sông Lạc đò sang

Lều giăng quán chật mấy hàng cau xanh

Chiều tà trời xuống non Tây

Nao nao sông nước lượn quanh chân trời

Hiu hiu gió thổi rì rào

Đồng quê kinh rạch một vài bông lau

Ngựa phi vùn vụt qua mau

Kinh đô xuất hiện một màu vàng son

Ngựa xe rộn rịp dọc ngang

Sắc màu nhung lụa người chen chật người

Kia rồi cáo thị kia rồi

Ta mau đến đó xem thời thử xem.

Nói về Lạc Hầu Vương từ ngày dáng cáo thị ai giết được con Mãng Xà Tinh, thì triều đình thưởng cho trăm lạng vàng, trăm lạng bạc, trăm cây vải, còn được phong chức làm quan Tri Huyện nếu giỏi cả văn phong làm quan Tri Phủ. Cáo thị thông báo đã dán lên, không bao lâu có hơn năm bảy người gỡ cáo thị nhận ấn chỉ lên đường tiêu diệt Xà Tinh nhưng không một ai trở lại bị Xà Tinh ăn thịt hết rồi. Tin đồi ra khắp cả nước, Xà Tinh còn lợi hại hơn con Quỉ Râu Xanh. Thế là không còn ai dám đi diệt Xà Tinh nữa. Cáo thị lại được dán lên hơn năm tháng không ai đá động đến, nay có người gỡ bản cáo thị Lạc Hầu Vương lấy làm mừng.

Nói về Chí Trung đọc xong bản cáo thị liền gỡ xuống tức thì có người báo cho Lạc Hầu Vương biết, Lạc Vương cho mời Chí Trung vào.

Lạc Hầu Vương hỏi:

Tráng sĩ quê quán nơi đâu? Tên họ là chi?

Chí Trung thưa:

Vãn bối quê ở Bộ Ninh Hải, Đông Hải Châu, Huyện Hải Hậu, tên là Chí Trung.

Lạc Hầu Vương hỏi:

Tráng sĩ có quen biết Chí Nhân không?

Chí Trung thi lễ thưa:

Chí Nhân là thân phụ của vãn bối.

Lạc Hầu Vương vô cùng kinh ngạc nói:

Thì ra cháu là Chí Trung đây mà, Ta cùng cha cháu là bà con Chú Bác, khi Cha cháu còn sống thường lên Kinh Đô gặp Bác. Trước đây Quan Thượng Thư cũng đã đến đây nói nhiều về Cháu. Nghe nói Cháu đổ thủ khoa ở cấp Bộ, sao không lên Kinh Đô ứng thí để thi Trạng Nguyên. Nếu Cháu không muốn vào Kinh Đô Văn Lang ứng thí Trạng Nguyên thì Cháu ở lại đây để Bác báo cáo lên Quốc Vương Vua Hùng, xin bổ nhiệm cho Cháu chức quan Tri Phủ, Dòng Họ Chí vẫn còn uy thế nơi Triều lắm. Cháu không cần phải đi đánh với con Xà Tinh ấy đâu, thiên hạ thiếu gì người tài. Cháu khỏi lo điều đó, diệt trừ con Xà Tinh có người khác.

Chí Trung nói:

Con muốn lập công với Triều Đình, tỏ rõ uy danh của Dòng Họ Chí. Bác để cho con đi diệt trừ con yêu tinh đó trừ hại cho dân lành.

Lạc Hầu Vương thấy khí phách Chí Trung như vậy không ngăn cản nữa. Bằng cấp ấn lệnh cho Chí Trung lên đường diệt yêu tinh.

Khí phách hùng anh dậy trong ta

Hào khí bừng lên chí bay xa

Rồng Tiên con cháu luôn bất khuất

Dù cho Xà Quỉ lắm tài ba

Gươm báu Vua Hùng trao bén ngót

Đã từng chém Quỉ diệt tà Ma

Đất trời ngang dọc hiên ngang bước

Bốn biển tung hoành chí ông cha.

* * *

HẾT QUYỂN 1

* * *

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top