Câu chuyện đắc Pháp của một học sinh cá biệt
Bài viết của Văn Ngọc, một học viên Đại Pháp ở Đường Sơn, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-05-2012]
Trong vài năm qua tôi là một giáo viên phụ trách ký túc xá nữ. Tôi đã gặp rất nhiều nữ sinh nhưng có một em gây ấn tượng với tôi nhiều nhất.
Học sinh cá biệt
Năm 2005 tôi có biết một nữ sinh ở ban Y học. Em đến từ một thị trấn nhỏ nơi gia đình có một nhà hàng ở đó. Cha mẹ của em bận cả ngày và hầu như không có thời gian trông nom em. Và em cũng không nghe lời cha mẹ. Sau khi em học hết cấp 2, cha mẹ đã gửi em vào trường nội trú để các thầy cô giáo trông chừng em vì họ lo là em sẽ nhiễm những thói xấu khi em bắt đầu tiếp xúc với xã hội.
Gia đình em khá giàu có và nuông chiều em, vì vậy em trông mập mạp hơn nhiều so với các bạn cùng lứa. Với cân nặng 90 kg và chiều cao 1,61m, lại ít tuổi hơn nên các bạn đặt biệt danh cho em là Tiểu Bàn Tử.
Em tiêu tiền một cách không suy nghĩ, có một vài người bạn tiệc tùng và chủ yếu chơi thân trong một nhóm nhỏ trong trường. Em thường trốn học và lấy lý do “nghỉ ốm” khi các giáo viên hỏi. Phần lớn thời gian em ở phòng y tế. Em hay gây gổ và đánh nhau với các bạn khác. Em còn chơi thân với một số bạn nam mà hay hút thuốc và uống rượu cùng. Thỉnh thoảng em còn bóp vỡ ly cốc cho máu chảy đầy tay chỉ để thử cảm giác kích thích đó. Em thích mặc những quần áo rách rưới với trang trí đầu lâu trên đó. Ý thức tư tưởng và đạo đức của em đã quá suy đồi.
Giáo viên chủ nhiệm không thể làm gì để thay đổi em và hầu như bỏ cuộc. Khi các giáo viên phụ trách ký túc xá muốn chọn ra một số học sinh giúp đỡ trong việc quản lý ký túc xá thì em ứng cử nhưng hành xử của em trong trường không đạt tiêu chuẩn. Có một vài tiêu chuẩn cho vị trí này và không phải học sinh nào cũng đáp ứng được. Ít nhất thì các học sinh được chọn cũng phải có nhiệt tình, khả năng quản lý và một danh tiếng tốt. Các em phải là những tấm gương tốt, và các học sinh khác sẽ nghe theo. Tôi lo là Tiểu Bàn Tử sẽ làm hư các học sinh khác khi em nhận vị trí này, do đó tôi đã không chấp nhận em. Một giáo viên khác cùng phụ trách với tôi cũng không chấp nhận em, nhưng em khăng khăng rằng em thực lòng muốn giúp đỡ và nhiều lần nài nỉ chúng tôi rất thành khẩn.
Tôi bắt đầu tự hỏi vì sao mà em lại nài nỉ như vậy. Phải chăng em có tiền duyên và muốn đắc Pháp? Qua tu luyện Đại Pháp, tôi hiểu rằng tất cả mọi người đến thế gian này để đắc Pháp. Cuối cùng em được nhận kèm theo một số điều kiện nhất định. Đồng nghiệp cùng phụ trách đã chọn một em khác nên em sẽ giúp tôi quản lý vào ca làm của tôi.
Tôi đặt ra cho em ba điều kiện: đầu tiên là hành vi, thứ hai là cố gắng bỏ các thiếu sót và những thói quen xấu, thứ ba là sẵn sàng giúp đỡ người khác. Em đồng ý. Ban đầu em cố gắng tuân theo những đòi hỏi đó vì sợ rằng tôi sẽ không nhận em nữa nếu không làm tốt. Nhưng theo thời gian em buông lơi và không còn đáp ứng điều kiện nữa. Em thấy rất khó để đáp ứng tiêu chuẩn ban đầu bởi vì em không nói được ai cả.
Đắc Pháp
Một ngày em đột nhiên quay lại ký túc xá. Em để ý thấy tôi đang đọc một cuốn sách điện tử và hỏi đó là sách gì. Tôi trả lời rằng tôi đọc sách của Pháp Luân Đại Pháp và giải thích cho em hiểu Pháp Luân Đại Pháp là gì. Em rất quan tâm và năn nỉ tôi cho em tự đọc, nhưng tôi e ngại vì tà Đảng vẫn đang bức hại Đại Pháp. Một mặt tôi muốn em được thụ ích từ Đại Pháp, mặt khác tôi sợ rằng cả hai sẽ bị bức hại nếu chúng tôi bị phát hiện, bởi vì tôi có tên trong danh sách đen của Phòng Giáo dục, đồng thời tôi đã từng bị bức hại trước kia. Do đó chúng tôi thỏa thuận với nhau: chỉ khi nào tôi có ca làm thì cả hai sẽ đọc các sách của Pháp Luân Đại Pháp khi đã hoàn thành xong công việc của mình và tập một đến hai bộ công pháp mỗi ngày.
Theo thỏa thuận, việc này tiến triển tốt đẹp được một thời gian. Trong thời gian này, tôi nhận thấy em có những thay đổi nhỏ. Em từng hay bị bong gân ở mắt cá chân. Mỗi khi bị bong gân, chỗ mắt cá chân sưng lên và em phải đắp thuốc lên đó, thường là một tuần sau mới lành. Sau khi em bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, điều này không xảy ra thường xuyên nữa. Thỉnh thoảng khi bị bong gân, chân của em sẽ lành lại khi em niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Do ăn uống quá độ, nên em có vấn đề về dạ dày nhưng cũng đã hồi phục. Em lại tham gia các khóa thể thao để giảm cân. Em hành xử tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Em đã chính lại những thói quen xấu và các thiếu sót của mình.
Tại trường học, ngoài việc học tập tốt, em cũng giúp quản lý ký túc xá tốt làm cho tôi không còn lo lắng như trước nữa. Em đã làm nhiều việc tốt, như là trả lại tiền nhặt được, giúp đỡ các học sinh khác trong ký túc. Mỗi khi em có xung đột với các giáo viên hoặc học sinh khác, thay vì gắt gỏng hay trợn mắt nhìn họ như thể sắp cãi cọ, đánh nhau, thì em đều lùi lại một bước và hướng nội. Em đặt mình vào vị trí người khác khi soi xét sự việc và nghĩ đến người khác trước. Khi em biết được rằng các giáo viên và học sinh khác có vấn đề gì đó, em sẽ đến giúp họ và đưa ra những gợi ý tốt. Các giáo viên và học sinh đều ngạc nhiên và tự hỏi tại sao em lại thay đổi theo chiều hướng tích cực như thế. Mỗi khi có ai hỏi em nguyên nhân, em đều thành thật nói rằng bởi vì em tu luyện Pháp Luân Công.
Vì vậy các giáo viên và học sinh đã thay đổi cái nhìn về em. Vào một đêm, lúc đó đã là 11giờ, phòng vệ sinh tầng 2 bị tắc, nước bẩn trào xuống cầu thang. Lúc đó em chưa đi ngủ nên đã tới giúp giáo viên sắp xếp các sinh viên dọn nước bẩn. Em làm rất chăm chỉ và hôm đó bị ướt sũng nhưng không hề phàn nàn gì.
Một đêm khác, sau khi ký túc xá đã tắt điện, em nhận thấy rằng một học sinh khác không có trong phòng. Em tìm thấy học sinh này trên ban công tầng 3, đang dùng dao cắt cổ tay mình, máu chảy nhiều nhưng được phát hiện kịp thời. Em đã kiên nhẫn thuyết phục học sinh này đến phòng giáo viên và nhờ một giáo viên nói chuyện với em đó. Với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh này đã từ bỏ ý định tự tử và tĩnh tâm trở lại. Để cảm ơn đã cứu mạng, em học sinh đó đã mua hai quả dưa hấu và mang đến cho chúng tôi. Chúng tôi cảm ơn và từ chối (Tiểu Bàn Tử thường đòi các học sinh cống nộp đồ ăn trước khi em tu luyện Pháp Luân Công), và nói với em học sinh đó nên mang về phòng để chia cho các bạn cùng phòng.
Vì Tiểu Bàn Tử quản lý ký túc xá tốt nên ký túc xá đã nhận được giải thưởng “Ký túc văn minh.” Các giáo viên và học sinh sau sự kiện đó đều đã tôn trọng em.
Giáo viên ở ký túc khác muốn tuyển em vào làm việc cùng. Giáo viên đó đã đến gặp riêng em và nói rằng không nên làm việc với tôi vì tôi tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời cũng khuyên em không nên tiếp xúc với tôi nhiều để tránh bị liên lụy. Tiểu Bàn Tử không nói chuyện này với tôi vì sợ tôi buồn.
Một tuần sau tôi để ý thấy rằng em làm không được tốt. Em uể oải trong học Pháp, trong quản lý ký túc và học bài. Em cũng tỏ thái độ lạnh nhạt và giữ khoảng cách với tôi. Nhưng tôi giữ thái độ tốt với em và gửi cho em một tấm thiệp. Một mặt thiệp là lời chúc mừng năm mới và mặt kia là bức vẽ những bông hoa mận cùng với dòng chữ “Vì sao cự tuyệt?” Sau khi nhận được tấm thiệp đó, em không còn giữ khoảng cách và đã nói chuyện với tôi. Em khóc và xin lỗi tôi, xin lỗi Sư phụ. Sau lần đó em chú tâm học Pháp hơn. Em mua một máy nghe nhạc MP3 để học Pháp và luyện công. Em cũng nói với các bạn cùng lớp và người thân trong gia đình về các nguyên lý của Đại Pháp cùng với sự thật về Pháp Luân Công để họ cũng có thể thụ ích từ Đại Pháp như em.
Đỗ đại học, những người chứng kiến nói rằng chỉ có Pháp Luân Công có thể cải biến được em
Sau khi đắc Pháp, Tiểu Bàn Tử trở nên kính trọng cha mẹ em khi ở nhà, đồng thời còn giúp họ trong công việc kinh doanh. Cha mẹ em không còn lo lắng về em nữa. Khi họ hỏi nguyên do vì sao em cải biến như vậy, em nói rằng vì em tu luyện Đại Pháp và Đại Pháp dạy em rằng bất kỳ ở đâu, em luôn phải là người tốt và nên tốt hơn nữa đối với cha mẹ. Cha mẹ em trước đó đã bị đầu độc bởi những lời tuyên truyền dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và không nhìn nhận tốt về Đại Pháp. Họ thực sự vui mừng khi thấy những thay đổi thần kỳ của con gái và hiểu rằng ĐCSTQ đã lừa dối họ. Họ đã ủng hộ con gái tu luyện Pháp Luân Công và chỉ nhắc em cẩn trọng.
Một ngày cha em đến tìm gặp tôi khi ông đến đón em ở trường vào trước kỳ nghỉ. Ông nói“Cảm ơn cô! Cô đã tốn nhiều thời gian với con gái tôi quá!” Tôi trả lời: “Đừng cảm ơn tôi, đó là vì con gái ông có tiền duyên với Đại Pháp. Ông nên cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí.” Ông nói:“Vâng! Nhưng xin cô bảo trọng.” “Đừng lo cho tôi. Đâu đâu cũng cần người tốt.”
Các giáo viên đều thấy rõ là em đã cải biến tốt hơn. Các giáo viên trong bộ môn Chính trị và Giáo dục chịu trách nhiệm quản lý học sinh là những người biết rõ nhất về việc quản lý chúng khó như thế nào. Một ngày khi nói về việc quản lý học sinh với hiệu trưởng và vợ ông (cũng là đồng nghiệp của chúng tôi), họ đề cập đến trường hợp của em. Họ thật sự cảm kích và nói: “Chỉ duy có Pháp Luân Công là có thể làm học sinh đó tốt hơn, nếu tất cả các học sinh đều tu luyện Pháp Luân Công thì công việc của chúng ta thật đơn giản.” Giáo viên chủ nhiệm của em cũng rất hài lòng với em, không còn phải lo lắng về em nữa và em cũng có danh tiếng tốt ở trong lớp.
Các bạn cùng lớp nói rằng em đã thực sự thay đổi từ bản chất. Rất nhiều học sinh khác đã chịu ảnh hưởng từ em, chúng học cách hành xử tốt hơn, và dễ bảo hơn. Em cũng làm thay đổi nhóm bạn thân của mình, và chúng cùng trải qua những thay đổi lớn. Sau đó các bạn cùng lớp đã đặt lại tên em là Tiểu Bàn Thư. Cuối khóa học, các học sinh đã đến để chụp ảnh kỷ niệm với em.
Một điều thần kỳ nữa, là hoa Ưu Đàm Bà La đã nở trên bậu cửa sổ đối diện nơi em ngồi. Em nhận ra rằng đây là điềm lành khuyến khích em tu luyện. Hơn hết, em càng tin tưởng hơn nữa về lựa chọn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của em là hoàn toàn đúng đắn.
Mặc dù tà Đảng Trung cộng vẫn đang điên cuồng bức hại các học viên Đại Pháp, đây là câu chuyện có thật về một “học sinh cá biệt”, một học sinh đã cải biến rất nhiều sau khi em tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và còn tạo ra những ảnh hưởng tốt đến những người xung quanh. Một điều chắc chắn rằng, nếu chế độ của Giang Trạch Dân không bức hại Đại Pháp, sẽ có nhiều người hơn nữa tu luyện Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp là công pháp tu luyện cao tầng của Phật gia mang lại lợi ích cho rất nhiều quốc gia và dân chúng ở đó, và ngày càng nhiều người hơn sẽ được thụ ích từ Đại Pháp.
Từ Thông tri gửi bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp Hồng truyền.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top