Chương 2
Người phụ nữ bước từ ngoài cửa vào tay còn cầm theo mâm cơm. Trên đó chỉ có vài củ khoai cùng với một bát cháo còn nghi ngút khói.
“Tỉnh rồi sao?” Người phụ nữ hỏi. “Trưa hôm nay, tình cờ hai mẹ con tôi gặp cậu trên đường đi đồng về. Thấy cậu ngất nên tôi cùng con bé dìu cậu về. Thế nào rồi? Tỉnh rồi thì ăn bát cháo đi cho có sức. Tôi độ chừng cậu đói quá nên mới ngã ngoài đường đó.”
Cậu mơ màng nghe người phụ nữ kia nói. Do trời tối mà chỉ có ánh đèn dầu loe loét sáng xa xa nên cậu không nhìn rõ gương mặt, cậu đoán chừng người phụ nữ này khoảng hơn ba mươi tuổi. Nhìn dáng vẻ có lẽ là người phụ nữ thuộc tầng lớp nông dân, có khả năng là lao động chính trong gia đình.
Bước tới chỗ mâm cơm, cậu phát hiện trên đó ngoài đĩa khoai và bát cháo còn có một tô rau xanh luộc và một chén cá kho nhỏ.
“Nhà hơi thiếu thức ăn, sợ cậu ăn cháo nhạt nên tôi lấy mấy con cá mới bắt được hồi chiều kho mặn lên cho cậu ăn chung với cháo, đỡ ngán.” Người phụ nữ lên tiếng.
“Cám ơn chị.” Cậu lễ phép đáp lại. Cảm thấy may mắn khi được đối xử tốt như thế này cậu hỏi lại: “Chị với em đã ăn gì chưa?”
“Em với mẹ ăn khoai luộc nè anh, hôm trước nhà em thu hoạch lúa mà ít quá, người nhà ông hội đồng đến lấy hết rồi.” Người phụ nữ chưa kịp trả lời thì đứa bé đã nhanh miệng nói trước.
“Vậy, bát cháo này...” Bát cháo này chẳng phải là những hạt gạo cuối cùng nhà bọn họ sao?
“Cậu ăn đi, không sao đâu, mai tôi đi mượn đỡ gạo. Hôm nay do bận quá nên không đi được. Út, ăn đi con, nhanh cho anh nghỉ ngơi nữa.” Người phụ nữ nói.
Cậu im lặng và không nói gì, bởi, cậu thừa biết mình hiện tại đang ở nơi nào. Việt Nam vào thời kì Pháp thuộc, khi chính quyền Pháp quốc xâm chiếm. Ở những nơi thuộc khu vực Tây Nam Bộ này kẻ cai trị đứng đầu chính là những ông hội đồng. Làm tay sai cho địch, tất nhiên, chúng nịnh hót bọn thực dân để rồi từ đó áp bức bốc lột những người nông dân tay không tất sắt.
Tính từ hôm đó tới nay đã tròn một tháng Phước Quý đến đây.
Buổi sáng sau khi tỉnh dậy, qua một hồi trò chuyện, cậu tự giới thiệu bản thân mình, nói dối là mình và gia đình lạc nhau lúc di dân đi tìm nơi khác sống. Tay không tiền bạc, đói quá nên ngất xỉu trên đường, may nhờ gia đình hai người tốt bụng giúp đỡ. Sẵn tiện xin ở lại vì bây giờ không biết đi đâu về đâu.
Lúc đầu chị Lành hơi phân vân, bởi lẽ nhà đơn chiết, chỉ có hai mẹ con nhà họ, lại ngại vì nhà nghèo không thể giúp cậu chu toàn nên không tiện nhận lời. Nhưng cậu với khả năng ăn nói kinh người đã thuyết phục được chị và được chị cho ở lại đến khi nào tìm được người nhà của mình. Lúc đó cậu nghĩ thầm trong đầu: “Nếu mà tìm được thì chắc cũng là ông bà tổ tiên của mình mất.” Hỏi ra mới biết, hiện tại bây giờ là năm 1936, nơi cậu đang ở là một làng nhỏ ở Nam bộ.
Hôm nay chị Lành có công việc cần đi ra ngoài, cậu cùng cô con gái rủ nhau ra bờ sông câu cá. Trời trưa vắng lặng chỉ có nghe tiếng cá đớp mồi trên mặt sông, hai người ngồi xuống mỗi người một cần câu và lựa một góc ngồi thoải mái để câu cá. Chưa đầy hai phút thì cần câu của bé Út thi nhau giật giật. Chỉ một thoáng mà đã câu gần năm con cá rô. Trái ngược với không khí sôi động bên kia, nơi cậu câu thì lại vắng lặng như tờ . Cả dây cũng chẳng thèm động đậy.
“A, lại một con nữa, anh Quý ơi, em lại có cá nữa rồi nè.” Bé Út reo lên.
“Ừ, em giỏi quá”. Nhìn lại chỗ mình, cả một con cá bé cũng không có.
“Sau nãy giờ em không thấy anh câu được con nào vậy?” Bé Út hỏi.
“Em không nghe câu ‘ Khương Tử Nha sông vị còn phiền
Câu không ngạnh chờ non phụng gáy’ sao? “ Cậu nói.
“Khương Tử Nha? Là ai vậy anh?”
“Là một vị thừa tướng bên Trung Quốc”.
“Trung Quốc là ở đâu vậy anh?”
“Em không biết Trung Quốc à?”
“.....”
Hai người, một người hỏi một người đáp, đến lúc đi về, trong rọ của bé Út có khoảng hơn mười con cá rô, cá sặc đủ loại. Rọ của cậu lại có hai con lươn, thêm một con cá bống. Lúc câu được nó bé Út hỏi cậu đây là cá gì, cậu đáp cá bống, cô bé cười khúc khích nói: “Mẹ em hay kể cá bống với cô Tấm lắm ấy, anh hay ghê.” Mới đầu cậu không hiểu nhưng sau đó một hồi mới nhận ra, con bé này cả gan ghẹo mình.
Về nhà thấy chị Lành vẫn chưa về, họ liền phân công nhau ra làm việc, bé Út nấu cơm, cậu nấu đồ ăn. Trời càng lúc càng tối, nhưng chị Lành vẫn chưa có dấu hiệu trở về, cậu lo lắng đi lại trước cửa nhà, lại bảo bé Út ăn cơm trước đi. Nhưng con bé cũng rất lo cho mẹ nó nên không ăn, bảo là chờ mẹ về rồi cùng ăn. Thấy thế cậu liền bảo cô bé vào nhà thắp đèn lên rồi ra chờ với cậu.
Chừng vài phút sau, một dáng người nho nhỏ hớt ha hớt hải chạy vào la lớn:
“Bé Út ơi, mẹ mày, mẹ mày bị ông Bảy Sậy, đầy tớ nhà hội đồng bắt ở nhà ổng rồi kìa. Mau ra lẹ lẹ đi.”
--- còn---
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top