Câu 9: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Thực tiễn , vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .
1.1. Phạm trù thực tiễn .
Thực tiễn là một phạm trù cơ bản và nền tảng của triết học Mác. Trong lịch sử triết học phạm trù thực tiễn đã được rất nhiều trường phái nhắc đến nhưng do sự nhận xét chủ quan sai lầm mà họ đều nhìn nhận sai về thực tiễn , chẳng hạn như chủ nghĩa duy tâm cho rằng : thực tiễn chỉ là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người , chứ không xem nó như là hoạt động vật chất , họat động lịch sử xã hội , còn chủ nghĩa duy vật trước mác lại cho rằng nó chỉ là hoạt động con buôn , đê tiện , bẩn thiểu , không có vai trò gì đối với nhận thức , mặc dù đã hiểu rằng nó là hoạt động vật chất của con người .
Bằng việc kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý , khắc phục những yếu tố sai lầm , chủ nghĩa mác đã đưa ra định nghĩa về thực tiễn như sau :
“ Thực tiễn là tòan bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử -xã hội của con người nhằm cảI biến tự nhiên xã hội”
Với định nghĩa như vậy ta dễ dàng nhận thấy thực tiễn là hoạt động tất yếu khách quan , cơ bản và đặc trưng nhất của lòai người , nó không ngừng phát triển theo sự phát triển của lòai người.
1.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .
4
Thực tiễn đóng vai trò rất lớn đối với nhận thức , nó là cơ sở , động lực và mục đích của nhận thức .Thực tiễn là đỉêm xuất phát trực tiếp của nhận thức , nó đề ra nhu cầu , nhiệm vụ , cách thức và khuynh hướng vận động phát triển của nhận thức , sở dĩ ta nói như vậy bởi vì xuất phát từ yêu cầu khách quan của con người là giải thích , chinh phục và cải tạo thế giới con người đã tác động trực tiếp vào tự nhiên , vào các sự vật , hiện tượng thông qua các hoạt động thực tiễn của mình , và qua sự tác động đó các sự vật bộc lộ tính chất, thuộc tính , những mối liên hệ và quan hệ khác nhau của nó đìêu đó giúp cho con người nhận thức và nắm bắt được sự vật , biết được bản chất và quy luật vận động phát triển của các sự vật trên cơ sở đó mà hình thành nên các tri thức các lý thuyết khoa học và suy cho đến cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát từ thực tiễn , không nhằm vào việc phục vụ thực tiễn , hướng dẫn thực tiễn . Do đó nếu thoát ly thực tiễn , không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh ,tồn tại và phát triển của mình .Vì vậy ,chủ thể nhận thức không thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới.
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích vủa nhận thức, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư huy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển, các phương tiện nhận thức ngày càng được củng cố tinh vi, hiện đại có tác dụng nối dài các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới cho phép con người đẩy nhanh quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, mở rộng tầm bao quát các quá trình đang diễn ra tron tự nhiên, xã hội.
Thực tiễn chẳng những là cơ sở động lực mục đích của nhận thức, nó còn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Thưc tiễn luôn diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó tồn tại khách quan và luôn luôn vận động phát triển cùng với lịch sử. Do đó nó luôn thúc đẩy nhận thức cùng vận động phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra khỏi sự kiểm tra của thực tiễn và nó còn luôn chịu sự kiểm nghiệm của thực tiễn và do đó thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của nhứng tri thức đã đạt được trong nhận thức đồng thời nó luôn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
Như vật thưc tiễn vừa là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
2. Ý nghĩa cho bản thân
Trước vai trò to lớn của thực tiễn đối với nhận thức, nên trong việc nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn. Dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu phân tích thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, lý thuyết phải đi đôi với thực hành nếu không sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí, giáo điều máy móc, quan liêu. tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn bởi nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa kinh nghiệm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top