Cau 9 TTHCM

Câu 9: Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ.

*) Một Nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ, trước hết là một Nhà nước hợp hiến.

+ Ngay sau khi giành được chính quyền, chủ tịch HCM đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự khai sinh về nước Việt Nam mới. Nhờ đó, chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam trở thành một văn kiện pháp lí nổi tiếng.

+ Sau Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch HCM đã chỉ đạo tích cực cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên. Cuối năm 1946, Quốc hội lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến - Chính phủ hợp hiến đầu tiên của nước Việt Nam mới.

*) Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ là Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế.

+ Nhà nước dân chủ Việt Nam không thể thiếu pháp luật. Pháp luật là "bà đỡ" cho dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hoá bằng Hiến pháp và pháp luật. Ngược lại, hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.

+ Chủ tịch HCM đặc biêt quan tâm xây dựng một nền pháp chế XHCN bảo đảm được việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

- Từ năm 1919, Người đã khẳng định vai trò pháp luật là trăm điều phải có thần linh pháp quyền.

- Sáng lập Nhà nước dân chủ mới Việt Nam, HCM cũng là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp.

- Đồng thời, Người chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong nhân dân.

- Để tuyên truyền, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, HCM rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hoá chính trị và sự giác ngộ Cách mạng của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức. Người nhắc nhở cán bộ phải lo "làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm".

+ Chủ tịch HCM luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ và yêu cầu các ngành, các cấp và cán bộ gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật.

*) Để xây dựng được một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ cần nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

+ Chủ tịch HCM đòi hỏi cán bộ Nhà nước phải biết quản lý Nhà nước. Người chú ý ngay từ đầu công tác đào tạo cán bộ Nhà nước.

+ Người chủ trương thi tuyển công chức để tuyển người có tài, có đức vào bộ máy Nhà nước.

+ Chủ tịch HCM quan tâm thường xuyên, hàng đầu tới việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho cán bộ, công chức Nhà nước. Theo Người, thiếu điều này thì cán bộ tài năng có giỏi mấy cũng không dùng được.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: