Câu 9 trình bày sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với tưởng và pháp

Câu 9 trình bày sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với tưởng và pháp của đảng CSVN trong giai đoạn 1945-1946??

 

-Cùng với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chế độ mới và tổ chức kháng chiến ở miền nam, đảng ta đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hóa chúng, tránh tình thế phải đương đầu với nhiều kẻ thù trong một lúc, tranh thủ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

-Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù với CMVN, từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946 đảng và chính phủ ta đac thực hiện sách lược “hòa hoãn nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chung ở miền bắc để tập trung chống Pháp ở miền nam”

-Chúng ta nhận cung cấp lương thực cho quân đội tưởng và cho phép quân đội tưởng tiêu tiền quan kim.

-Chúng ta mở rộng Quốc hội, mở rộng chính phủ đêt cho các đại diện của các đảng than tưởng tham gia ( 70 người vào quốc hội mà không cần bầu cử).

-tháng 11-1945 để gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù vào đảng, đảng ta tuyên bố tự giải tán nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân.

-Các lực lượng vũ trang của ta được lệnh tránh xung đột trực tiếp với quân đội tưởng để không mắc vào cạm bẫy khiêu khích, kiếm cớ lật đổ chính quyền CM.

-Trong khi hòa hoãn nhân nhượng với quân đội tưởng chúng ta vẫn không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng vạch mặt bọn phản CM và trừng trị trước sự chứng kiến của quần chúng nhân dân.

*Nhận xét: trải qua nửa năm hòa hoãn và nhân nhượng với quân đội Tưởng, chúng ta đã làm thất bại 1 bước quyết định âm mưu của tưởng và tay sai tạo ra những điều kiện để tiến hành cuộc kháng chiến ở miền nam.

-Đảng ta trong khi thực hiện sách lược trên thì ngày 28-2-1946 tưởng và Pháp bắt tay kí hiệp ước Hoa-Pháp. Tưởng đồng ý cho pháp ra miền bắc thay chân quân đội tưởng với điều kiện nhượng một số quyền lợi.

-Hiệp ước Hoa-Pháp đặt chúng ta trước 2 sự lựa chọn. Kiên quyết chống lại thực dân pháp chúng ta sẽ cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc khi mà lực lượng CM của chúng ta còn non trẻ. Hoặc tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp chúng ta sẽ tránh được tình thế bất lực đuổi nhanh được quân Tưởng về nước, tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

-Thực hiện chủ trương của đảng, chủ tịch HCM đã kí với đại diện của chính phủ Pháp bản hiệp định sơ bộ 6-3-1946.

-Pháp công nhận VN là 1 nước tự do có chính phủ có nghị viện có quân đội có nền tài chính riêng nằm trong liên bang Đông dương và nằm trong khối liên hiệp pháp.

-Chính phủ VN đồng ý cho 15000 quân pháp ra miền bắc thay chân quân đội tưởng sau 5 năm phải rút hết quân về nước.

-Hai bên ngừng xung đột chuẩn bị cho những cuộc đàm phán tiếp theo.

-Để tranh thủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chủ tịch HCM đã kí tạm ước 14-9. Đây là sự nhân nhượng cuối cùng của chúng ta với thực dân pháp nhân nhượng nữa là phạm đến chủ quyền đất nước là hại đến quyền lợi của dân tộc.

*Nhận xét: Lịch đã ghi nhận chủ trương thương lượng và hòa hoãn với thực dân pháp là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Đó là một mẫu mực tuyệt vời về việc lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc.

*Kết luận: Mặc dù thực dân Pháp bội ước nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh việc ký hiệp định sơ bộ 6-3 và tạm ước 14-9 là một chủ trương sách lược đúng đắn của đảng chính phủ và chủ tịch HCM. Nhờ đó chúng ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân đội Tưởng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tích cực đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống, tích trữ lương thực phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng các chiến khu, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân củng cố vững chắc chính quyền nhân dân chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp, đồng thời làm cho dư luận quốc tế chú ý ủng hộ nguyện vọng hòa bình, tự do của dân tộc VN.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: