Cau 9 CNXH
Câu 9: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo? Sự vận dụng của Đảng CSVN?
1.Quan điểm của Mác-Lê về tôn giáo:
- Theo chủ nghĩa Mác Lênin tôn giáo là một hiện tượng xã hội văn hóa, lịch sử, một lực lượng xã hội trần thế. Trên cơ sở đó có thể khẳng định: Tôn giáo là một trong những hình thái tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo.
Tôn giáo là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tế nhị, giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ
nghĩa xã hội cần dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới.
Thế giới quan duy vật Mác xít hoàn toàn đối lập với thế giới quan tôn giáo và tín ngưỡng mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy việc khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải lý giải khoa học về vấn đề tôn giáo, biện pháp linh hoạt không nôn nón tả khuynh hoặc hữu khuynh.
Thứ hai, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân. Mọi công dân theo h hay không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào đều bình đẳng trước pháp luật. Có quyền và nghĩa vụ như nhau. Phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm moi hành vi xâm phạm đến tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Thứ ba, thực hiện đoàn kết những người theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đoàn kết các tôn giáo hợp phá, chân chính, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiêm cấm hành vi chia rẽ đoàn kết vì lý do tôn giáo. Thông qua quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao mức sống, lối sống, nhận thức của nhân dân làm cho những người có tín ngưỡng tôn giáo sẽ dần đến với chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo.
- Về tư tưởng: Phản ánh mâu thuẫn không có tính chất đối kháng giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo.
- Về chính trị: Phản ánh mâu thuẫn kinh tế, chính trị giữa các giai cấp và các thế lực phản động. Hiện nay mặt chính trị của tôn giáo là lợi dụng tôn giáo chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó có ba trạng thái: tiêu cực, phạm pháp và phản động về chính trị.Giải quyết vấn đề này phải thường xuyên, liên tục, thận trọng.
Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Căn cứ vào vai trò, tác động của tôn giáo với xã hội mà giải quyết. Cũng phải căn cứ vào quan điểm của tôn giáo mà giải quyết với những vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Quá trình thực hiện 5 quan điểm trên phải đạt yêu cầu: Đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào không có tôn giáo vì mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Phát huy tinh thần yêu nước, thương dân của tôn giáo và giáo dân. Kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của toàn dân.
2.Sự vận dụng:
a.Tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây:
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, có nguồn gốc đa dạng, có đặc thù riêng nhưng hầu hết đều có quan hệ quốc tế nhất định. Tính đan xen, dung hợp, hòa đồng của tín ngưỡng tôn giáo việt Nam làm cho tôn giáo cơ bản, không có chiến tranh và xung đột tôn giáo. Tính trội của yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam là đặc điểm phản ánh đặc điểm, truyền thống xã hội Việt Nam. Các tôn giáo đều thần thánh hóa những người có công với gia đình - làng - nước. Các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị.
Mấy năm gần đây tôn giáo có xu hướng phục hồi, phát triển. Hoạt động trong cơ chế thị trường có hiện tượng gây nên sự quá cả tin, lãng phí tiền bạc, lãng phí thời gian, phô trương, ít linh thiêng. Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách về vấn đề tôn giáo: Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị 26/10/1990. Hiến pháp 1992 điều 70, Nghị định 69 CP/2000.
Hiện nay có 6 tôn giáo lớn được nhà nước công nhận: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo (tham khảo sách giáo khoa trang 230)
Nhìn chung đồng bào các tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều chức sắc và tín đồ tôn giáo làm tốt việc đạo, việc đời" chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Mấy năm gần đây tôn giáo có xu hướng gia tăng về tín đồ chức sắc có cơ sở thờ tự được tu sửa, xây dựng mới khang trang. Nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian truyền thống được phục hồi, phát triển và tác động lớn trong đời sống tinh thần của xã hội và tác động lớn vào các tôn giáo có tổ chức. Bên cạnh những tôn giáo đã kể trên những năm qua đã xuất hiện nhiều tôn giáo bất hợp pháp, nhiều hoạt động mê tín dị đoan xuất hiện. Hiện nay có 50 tạp giáo chưa được Nhà nước công nhận.
b. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
(Nghị quyết Đại hội Đảng IX, trang 232)
Một là, Tiếp tục khẳng định tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào.Quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Hai là, tích cực vận động đồng bào tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống "Tốt đời, đẹp đạo". Tích cực góp phần vào đổi mới kinh tế - xã hội. Chăm lo phát triển kinh tế - văn hóa nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào.
Ba là, hướng đồng bào tôn giáo và các chức sắc tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật ủng hộ xu hướng tiến bộ trong tôn giáo, làm cho giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân.
Bốn là, luôn cảnh giác kịp thời chống lại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng, chống lại chủ nghĩa xã hội.
Năm là, Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ, chính sách chung về quan hệ đối ngoại của Nhà nước.
Câu 10: Trình bày các chức năng của gia đình? Bạn đã làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
1.Chức năng:
Gia đình có 4 chức năng xã hội cơ bản.
Thứ nhất, chức năng tái sản xuất ra con người và bồi dưỡng sức lao động cho xã hội.
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, là chức năng tự nhiên, là nhu cầu sinh hoạt đã được xã hội hóa. Chức năng xuất phát từ nhu cầu tồn tại, nhu cầu sinh lý, tình cảm của con người.Chức năng này đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vì nó tạo ra bộ phận quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là con người. Chức năng này đã, đang và sẽ tiếp tục được xã hội quan tâm với mức độ đầy đủ hơn.
Thứ hai, chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.
Chức năng này là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Hướng gia đình vào sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ tạo thu nhập chính đáng luôn được Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa quan tâm. Đó là một đơn vị kinh tế xã hội nên gia đình cũng phải dược tổ chức chu đáo đảm bảo cho mọi người tham gia sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho mọi người có điều kiện tham gia hoạt động xã hội. Cần lưu ý: sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ phápluật, chống các hiện tượng tiêu cực và phù hợp với phương thức sản xuất, phân phối của xã
hội.
Thứ ba, chức năng giáo dục.
Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng, kết hợp cùng các hình thức giáo dục của nhà trường và xã hội để đào tạo ra con người mới. Giáo dục trong gia đình có lợi thế về thời gian và tình cảm. Nội dung giáo dục toàn diện: tri thức kinh nghiệm, đạo đức, lối sống... Phương pháp giáo dục lấy bố mẹ làm gương, kết hợp với tình thương và khoa học, kết hợp với giáo dục và tự giáo dục.
Thứ tư, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm - sinh lý, tình cảm chức năng này có vai trò đặc biệt quan trọng , nó cùng các chức năng khác tạo khả năng thực tế để xây dựng gia đình hạnh phúc. Nó tạo nên bầu không khí ổn định trong gia đình để các thành viên yên tâm sống và làm việc.
Nội dung: Tập trung vào giải quyết các vấn đề phức tạp tế nhị liên quan đến giới tính, lứa tuổi, tâm lý... nhiều khi được giải quyết ngay trong gia đình. Trong giải quyết có những nội dung trên vai trò người phụ nữ là đặc biệt quan trọng, do vậy trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải coi giải phóng phụ nữ là mục tiêu quan trọng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top