Cau 8 - TTHCM

Câu 8 Phân tích và làm rõ sự sáng tạo của HCM trong quán triệt về sự ra đời của Đảng cộng sản VN, về bản chất của giai cấp của Đảng.

Trả lời:

1.Sự lãnh đạo đung đắn của Đảng cộng sản VN là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng VN.

-Trong tác phẩm "Đường kách mệnh" Người viết: Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh để bên trong thì vận động tổ chức quần chúng, bên ngoài liên lạc với giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững con thuyền mới chạy.

-Trong tác phẩm "thường thức chính trị ", Nguời khẳng định: Cách mạng muốn thành công phải có Đản lãnh đạo. Khi cách mạng đã thành công rồi thì quần chúng nhân dân vẫn cần có sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng thành công XH mới.

=>Kết luận: Thực tiễn cách mạng VN đã chứng tỏ luận điểm của HCM đưa ra là hoàn toàn đứng đắn. Kể từ khi Đảng cộng sản VN ra đời cho tới hôm nay, Đảng cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo duy nhất đưa nhân dân ta tới những thắng lợi vĩ đại.

2.Đảng cộng sản VN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

-Quan điểm của Mac: Sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp của phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học.

-Quan điểm của LêNin: Sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp của phong trào công nhân và CN Mac.

-Quan điểm của HCM: Sự ra đời của ĐCSVN là sự kết hợp của phong trào công nhân, chủ nghĩa Mac-LêNin và phong trào yêu nước.

+Người khẳng định: CN Mac-LêNin có vai trò to lớn, là yếu tố gắn kết phong trào công nhân và phong trào yêu nước, dẫn tới sự ra đời của ĐCSVN.

+Đối với giai cấp CNVN, HCM khẳng định mặc dù số lượng ít, ra đời muộn nhưng nó vẫn đảm nhiệm được vai trò lãnh đạo cách mạng vì CNVN mang đầy đủ những đặc điểm của giai cấp CNTG. Ngoài ra còn có những đặc điểm riêng để đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

+Đặc biệt HCM đã đưa ra thêm yếu tố phong trào yêu nước vào một trong ba yếu tố hình thành ĐCS vì:

Ở VN phong trào yêu nước phát triển trước phong trào CN, thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân. Giữa phong yêu nước và phong tròa công nhân đều có một mục đích chung là đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trong phong trào yêu nước lực lượng chủ yếu là nông dân. Mà giai cấp CNVN lại xuất thân chủ yếu từ nông thôn→Phong trào yêu nước có thể kết hợp được với phong trào công nhân..

Trong phong trào yêu nước có một bộ phận hết sức quan trọng đó là tầng lớp trí thức. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp giữa các yếu tố dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN

=>Luận điểm này của HCM có ý nghĩa cả về lý luận và về thực tiễn làm phong phú thêm kho tàng thực tiễn của CN Mac-LêNin về kinh nghiệm hình thành ĐCS ở một nước thuộc địa

3. Đảng cộng sản VN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của cả dân tộc VN

-HCM đã khẳng định ĐCSVN là Đảng của giai cấp CN, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Điều đó thể hiện trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và trong quá trình XD DCSVN, Người luôn luôn tuân thủ những nguyên tắc XD Đảng kiểu mới của LêNin.

-Tại đại hội 2 tháng 2/1951 HCM đã có sự tổng kết khác về bản chất của giai cấp của Đảng. Người khẳng định: Đảng lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân đòng thời là Đảng của cả dân tộc VN

=>Kết luận: HCM có nhiều cách thể hiện khác nhau về bản chất giai cấp của Đảng nhưng điểm nhất quán xuyên suốt là ĐCSVN mang bản chất của giai cấp CN, nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mac-LêNin. Mục tiêu tiến tới chủ nghĩa cộng sản và tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc XD Đảng kiểu mới của LêNin. Luận điểm này của HCM định hướng cho việc XD ĐCSVN gắn bó máu thit với nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp CN mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp ND lao động.

4.Đảng cộng sản VN lấy CN Mac-LêNin "làm cốt"

-Khi huấn luyện cho cán bộ cách mạng 1925-1927, HCM khẳng định"Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải làm theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tau không có bàn chỉ nam".

-Chủ nghĩa đó là chủ nghĩa Mac-LêNin, lấy CN Mac-LêNin làm cốt là phải giữ vững lập trường quan điểm, phuơng pháp của CN Mac-LêNin và khi học tập vận dụng phát triển phải luôn chú ý với từng hoàn cảnh, từng đối tượng.

5.Những nguyên tắc tổ chức linh hoạt của Đảng

a.Tập trung dân chủ

-Tập trung trong Đảng là thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng.

-Bên cạnh đó phải mở rộng dân chủ để các Đảng viên được bày tỏ hết ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lý và khi chân lý đã được tìm thấy thì quyền tự do tư tưởng trở thành quyền phục tùng chânlý.

b.Tập thể lãnh đạo-cá nhân phụ trách

-Theo HCM một người dù tài giỏi đến mấy cũng chỉ nhìn thấy 1 mặt cua vấn đề, không thể thấy hết mọi mặt. Một tập thể góp lại xem xét công việc mới khỏi sai lầm.

-Việc gì đã bàn bạc kỹ lưỡng rồi thì giao cho một người làm. Như thế công việc mới chạy, không sinh ra cái tệ người này ỉ lại người kia, kết quae là không ai thi hnàh.

c.Tự phê bình-phê bình

-Lê-Nin đã nêu ra nguyên tắc phê bình và tự phê bình. HCM thường nói tự phê bình và phê bình vì theo Người nếu không tự phê bình mình tốt thì sẽ không thể phê bình người khác tốt.

-Theo HCM con người ta ai cũng có khuyết điểm chỉ khác nhau ở mức độ nặng nhẹ, ở trạng thái biểu hiện → thường xuyên tự phê bình và phê bình để phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu mất dần đi.

HCM khẳng định thái độ trong khi phê bình: Phải thành thật, thẩm định lòng nhân ái, bao dung nhưng không bao che.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ninz