Câu 8: Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới:
Câu 8: Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kì đổi mới:
* So sánh KTTT và KT kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:
Ø KTTT là nền kinh tế có tính mở cao; tuân theo qui luật vốn có của KTTT là: ql giá trị, cung cầu, cạnh tranh; Giá cả do thị trường qui định; Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, lỗ lãi tự chịu.
Ø Trong khi đó, kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế khép kín; Thủ tiêu cạnh tranh; Giá cả do nhà nước quy định; Bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều cấp trung gian.
* Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế:
- Nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, chúng ta đã có những bước cải tiến nền kinh tế theo hướng thị trường, tuy nhiên chư toàn diện, triệt để. Đó là khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100_CTTW , bù giá vào lương ở Long An, nghị quyết TƯ 8 khóa V về giá-lương-tiền….
- Đại hội VI khẳng định: việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế. Cơ chế quản lí tập trung quan liêu, bao cấp không đem lại hiệu quả làm nền kinh tế suy yếu, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong XH. Vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lí kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách.
a. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường. So với thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường có sự thay đổi căn bản và sâu sắc:
Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của Chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
- Sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường. Trong một nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường thì người ta gọi đó là kinh tế thị trường.
- Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản.
- KTTT có lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay nó mới biểu hiện rõ rệt nhất trong CNTB.
- Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó, kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Kinh tế thị trường là phương thức tổ chức vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chứ không đối lập với các chế độ xã hội. Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội. Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Kinh tế thị trường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng. Vì vậy, kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cả trong chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội VII của Đảng (6-1991) trong khi khẳng định chủ trương tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế quốc dân thống nhất, đã đưa ra kết luận quan trọng rằng sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tại khách quan và cần thiết cho xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng xác định cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” bằng pháp luật, kế hoạch chính sách và các công cụ khác.
- Tiếp tục đường lối trên, Đại hội VIII (6-1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Kinh tế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.
- Kinh tế thị trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
+ Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
+ Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.
+ Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
b. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X
- Đại hội IX của Đảng (4-2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội IX xác định KTTT XHCN là “ Một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”.
- Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nói đến kinh tế không phải là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, cũng không phải kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa vì chưa có đầy đủ các yếu tố xã hội chủ nghĩa. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” làm cho mô hình kinh tế thị trường ở nước ta khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở bốn tiêu chí là:
· Về mục đích phát triển: Mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, phat triển kinh tế để nâng cao đời sống cho con người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển.
· Về phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
· Về định hướng xã hội và phân phối:
+ Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.
+ Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác
· Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
Þ Những tiêu chí trên vừa thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta, vừa thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top